'Khúc tráng ca hòa bình' chương trình nghệ thuật tái hiện và khắc ghi những trang sử hào hùng của dân tộc

10:15 28/07/2022

Tối 27.7, 'Khúc tráng ca hòa bình' - Chương trình kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27.7.1947 - 27.7.2022) do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức diễn ra tại Hà Nội và 5 điểm cầu: TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Bình Định, Hà Giang, An Giang.

Chương trình được truyền hình trực tiếp vào 20h ngày 27/7 trên kênh VTV1. Với 6 điểm cầu được thực hiện tại Tượng đài Bắc Sơn - Thủ đô Hà Nội; Đền Tưởng niệm Liệt sỹ Bến Dược - TP. Hồ Chí Minh; Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng - tỉnh Quảng Nam; Nghĩa trang Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang; Đền thờ Liệt sỹ thị xã Hoài Nhơn - tỉnh Bình Định và Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh An Giang, Chương trình "Khúc tráng ca hòa bình" mang đến những hình ảnh ấn tượng, nhiều cảm xúc và câu chuyện xúc động về những thương binh, liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của những người lính đã ngã xuống cho nền hòa bình của đất nước nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022)

tại điểm cầu Quảng Nam - Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại  Núi Cấm, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ. (Quảng Nam
Chương trình tại điểm cầu Quảng Nam - Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại Núi Cấm, xã Tam Phú, (TP.Tam Kỳ)

Tham dự tại điểm cầu Hà Nội có; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, tham dự tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh có; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính,  tham dự tại điểm cầu Quảng Nam có; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tham dự tại điểm cầu Bình Định có; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng. 

'Khúc tráng ca hòa bình' chương trình nghệ thuật đặt sắc tái hiện và khắc ghi những trang sử hào hung của dân tộc.
'Khúc tráng ca hòa bình' được xem là chương trình nghệ thuật đặt sắc tái hiện và khắc ghi những trang sử hào hung của dân tộc.

Chương trình "Khúc tráng ca hòa bình" gồm 3 chương: "Những dấu chân hòa bình", "Bài ca không quên", "Khát vọng hòa bình" được thể hiện rất công ohu, qua đó giúp cho thế hệ người Việt Nam hiểu hơn hết về cái giá của hòa bình sau quá nhiều đổ máu và mất mát vì chiến tranh. Các thế hệ chung tay giữ gìn, bảo vệ hòa bình; khơi dậy động lực cống hiến, hy sinh vì một Việt Nam phát triển, phồn vinh như tinh thần đã được khẳng định tại Đại hội XIII của Đảng; mở ra những cơ hội lớn "sánh vai với các cường quốc năm châu" như lời Bác Hồ từng căn dặn. Trên dải đất hình chữ S này, những cánh chim hòa bình đang sải cánh tung bay trên mảnh đất hòa bình - nơi không còn nước mắt rơi chia lìa để người người sống trong yêu thương - là khát vọng chung không chỉ của Việt Nam mà của mọi quốc gia trên thế giới. Những thế hệ sau mãi mãi không quên sự hy sinh của những người đã ngã xuống vì hòa bình trên khắp Việt Nam. 

Đặc biệt, Chương trình đã phát ghi hình phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ.
Đặc biệt, Chương trình đã phát ghi hình phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ.

Đặc biệt, Chương trình đã phát ghi hình phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thành kính tưởng nhớ đến các bậc anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc; trân trọng gửi tới các bác, các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình, những tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc nhất.

Tổng Bí thư cũng mong muốn và tin tưởng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, Dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, một phần rất lớn, rất quan trọng là chúng ta có gìn giữ và phát huy được hay không những giá trị và truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, những nếp sống văn hóa, đạo đức "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây", "Chị ngã em nâng", "Thương người như thể thương thân", "Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều", "Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ"... Mong các đồng chí hãy ghi nhớ và thấm nhuần thật sâu sắc điều đó”. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Cầu truyền hình trực tiếp
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Cầu truyền hình trực tiếp "Khúc tráng ca hoà bình" tại điểm cầu Hà Nội.
Tại điểm cầu đền Bến Dược (huyện Củ Chi, TPHCM) - nơi ghi dấu 45.000 chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ có: Thủ tướng Phạm Minh Chính; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm.
Tại điểm cầu đền Bến Dược (huyện Củ Chi, TPHCM) - nơi ghi dấu 45.000 chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ có: Thủ tướng Phạm Minh Chính; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm.
Tham dự tại điểm cầu Quảng Nam - Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (TP.Tam Kỳ) có các đồng chí: Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Tham dự tại điểm cầu Quảng Nam - Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (TP.Tam Kỳ) có các đồng chí: Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Tại điểm cầu đền thờ tưởng niệm xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định có sự tham gia của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Lương Cường; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng.
Tại điểm cầu đền thờ tưởng niệm xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định có sự tham gia của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Lương Cường; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng.

 

Tại điểm cầu nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, nơi cuối cùng vang tiếng súng trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, nơi trận địa khốc liệt 10 năm, 4.000 liệt sĩ đã nằm xuống có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh: Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh.
Tại điểm cầu nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, nơi cuối cùng vang tiếng súng trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, nơi trận địa khốc liệt 10 năm, 4.000 liệt sĩ đã nằm xuống có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh: Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh.
Tại điểm cầu An Giang - nơi được xem là
Tại điểm cầu An Giang - nơi được xem là "căn cứ nhân tâm giữa lòng địch" trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang.

 Hòa trong không khí hào hùng của cả nước, Quảng Nam - vùng đất địa linh nhân kiệt - đất khoa bảng - quê hương của nhiều trí thức lớn, chí sĩ yêu nước, lãnh tụ cách mạng đã làm rạng danh quê hương, đất nước. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân dân Quảng Nam đã bền gan sát cánh cùng cách mạng, xứng với danh hiệu được nhận "Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ".

Biết bao thế hệ người đất Quảng đã ngã xuống để bảo vệ hòa bình cho mảnh đất quê hương trong các chiến thắng Núi Thành, Thượng Đức. Câu nói "Dốc Quảng Nam, gan Cộng sản" đã phần nào khắc họa lên sự kiên cường của đất và người nơi đây trước những ác liệt của mưa bom, bão đạn trên mảnh đất này.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân dân Quảng Nam đã bền gan sát cánh cùng cách mạng, xứng với danh hiệu được nhận
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân dân Quảng Nam đã bền gan sát cánh cùng cách mạng, xứng với danh hiệu được nhận "Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ". Biết bao thế hệ người đất Quảng đã ngã xuống để bảo vệ hòa bình cho mảnh đất quê hương trong các cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ tổ quốc, với hơn 65 nghìn liệt sĩ, hơn 30 nghìn thương binh là những con số khi nói về mảnh đất lửa Quảng Nam anh hùng.

Hơn 65 nghìn liệt sĩ, hơn 30 nghìn thương binh là những con số khi nói về mảnh đất lửa Quảng Nam anh hùng - nơi lập nên nhiều chiến công hiển hách như Chiến thắng Núi Thành - trận đầu đánh Mỹ và thắng Mỹ năm 1965. Những người con xứ Quảng luôn mang trong mình một tâm niệm, khát vọng không còn đạn bom trên quê hương, để đất và người Quảng Nam được sống dưới nắng hòa bình. 

các ca khúc
Các ca khúc "Cánh chim hoà bình" và "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ" vang lên qua đó nhắc nhỏ cho hững thế hệ sau mãi mãi không quên sự hi sinh của những người đã ngã xuống vì hòa bình trên khắp Việt Nam.

 Kết thúc chương trình, tại 6 đầu cầu đồng loạt cất cao thông điệp: Hiểu về cái giá của hòa bình để nhắc chúng ta phải sống tốt hơn, sống trách nhiệm hơn để rạng danh đất nước - để chung tay vì cơ đồ - vị thế của Việt Nam. các ca khúc "Cánh chim hoà bình" và "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ" vang lên hào hùng và thiết tha. Những cánh chim trên mảnh đất hoà bình - nơi không còn nước mắt rơi chia lìa để người người sống trong yêu thương - là khát vọng chung không chỉ của Việt Nam mà của mọi quốc gia trên thế giới. Những thế hệ sau mãi mãi không quên sự hi sinh của những người đã ngã xuống vì hòa bình trên khắp Việt Nam. 

Dân tộc ta, từ bao đời nay cứ khi Tổ quốc lâm nguy, đất nước cần đến, hay nền hòa bình bị đe dọa thì lớp lớp thế hệ lại sẵn sàng lên đường. Những dấu chân thế hệ từ thuở dựng nước đến ngày nay đều cất bước, để lại dấu ấn không thể quên về một thời ta đã
Dân tộc ta, từ bao đời nay cứ khi Tổ quốc lâm nguy, đất nước cần đến, hay nền hòa bình bị đe dọa thì lớp lớp thế hệ lại sẵn sàng lên đường. Những dấu chân thế hệ từ thuở dựng nước đến ngày nay đều cất bước, để lại dấu ấn không thể quên về một thời ta đã "sống và hy sinh vì hòa bình".

 Và những cánh chim bồ câu được gửi thay lời ước nguyện "khát vọng sống mãi trong hòa bình" nhắc nhỏ cho mỗi thế hệ người Việt lớn lên trong hòa bình từ những chắt chiu, hi sinh của cha anh trong chiến tranh, mang theo những hạt mầm về đoàn kết, gắn bó và sẻ chia - để cùng hóa thân cho dáng hình xứ sở, làm nên Đất nước do nhân dân và của nhân dân muôn đời sau.của những người con đất Việt - tận tâm,  tận lực làm nên Đất nước muôn đời!

Trọng Tâm