Không dễ ‘kéo gần’ siêu thị nước ngoài với hàng Việt?
- Hội nhập
- 08:51 16/10/2020
Để “khoảng cách” hợp tác giữa hàng Việt với các kênh siêu thị ở nước ngoài được kéo gần hơn nhằm tiếp cận khách hàng ngoại tốt hơn, việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe và nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng nước sở tại là điều kiện tiên quyết.
Ngày 15/10, thông tin từ CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood cho biết, lô sữa đậu nành của công ty vừa “lên kệ” tại hơn 450 chi nhánh của siêu thị Walmart. Và đây là lần đầu tiên, một thương hiệu sữa Việt Nam được cấp phép để phân phối tại một trong những “đại siêu thị” nổi tiếng nhất thế giới.
“Con đường ngắn nhất”
Walmart vốn là thương hiệu bán lẻ nổi tiếng của Mỹ và là một trong các nhà bán lẻ lớn nhất ở thị trường Trung Quốc hiện nay với hơn 450 siêu thị (điểm bán) trên toàn quốc.
Hàng Việt Nam tại siêu thị của Tập đoàn NTUC FairPrice (Singapore).
Việc trở thành thương hiệu sữa đậu nành đầu tiên của Việt Nam được phép phân phối trong chuỗi đại siêu thị Walmart giúp NutiFood - thương hiệu thuần Việt, tiếp cận tốt hơn với 1 tỷ người tiêu dùng tại Trung Quốc.
Cần nói thêm, Trung Quốc được đánh giá là thị trường khổng lồ có mức sử dụng sữa đậu nành lớn nhất thế giới, với sản lượng tiêu thụ lên đến 15 tỷ lít/ năm.
Do sữa đậu nành là thức uống yêu thích của hàng trăm triệu người, nên Trung Quốc có những yêu cầu rất cao về mặt chất lượng. Bên cạnh đó, yếu tố tiềm năng kinh tế của “miếng bánh lớn” này cũng khiến các công ty nội địa và các tập đoàn dinh dưỡng nước ngoài “để mắt” đến, dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt.
Để có thể hợp tác thành công với “gã khổng lồ của ngành bán lẻ” như Walmart, phía NutiFood đã phải vượt qua hơn 250 tiêu chuẩn khắt khe do Walmart đề ra. Ngoài quy trình sản xuất, nguyên vật liệu đạt chuẩn cao, NutiFood còn phải đáp ứng tất cả các yêu cầu về vấn đề an ninh vận chuyển, chính sách công ty dành cho cán bộ nhân viên, nhà thầu, đối tác, các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội…
Nhiều ý kiến cho rằng, việc hợp tác với hệ thống siêu thị lớn như vậy là “con đường ngắn nhất” để hàng Việt có thể xuất khẩu (XK) trực tiếp tới khách hàng nước ngoài.
Điển hình như chuỗi đại siêu thị của Aeon (Nhật Bản) trong nửa đầu năm nay, dù khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nhưng đã XK 268 triệu USD hàng hóa Việt Nam. Dự kiến cả năm, kim ngạch XK hàng Việt thông qua hệ thống Aeon sẽ đạt 500 triệu USD.
Ông Yuichiro Shiotani, Tổng giám đốc Aeon Topvalu của Nhật Bản cho biết, trong 5 năm tới, hàng Việt XK vào hệ thống siêu thị Aeon tại Nhật nhắm tới mục tiêu 1 tỷ USD.
Điều quan trọng là các nhà cung cấp của Việt Nam cần cải thiện nhiều hơn nữa để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các siêu thị ở Nhật. Như chia sẻ hồi năm ngoái của ông Yuichiro, hệ thống siêu thị Aeon tại Việt Nam có tổng cộng 3.000 nhà cung cấp, nhưng chỉ khoảng 200 - 300 nhà cung cấp trong số này có thể xuất hàng sang thị trường Nhật.
Người tiêu dùng Trung Quốc chọn mua sản phẩm sữa đậu nành của Việt Nam thông qua siêu thị Walmart.
Cần tận dụng cơ hội
Trong khi đó, thời gian tới, phía Aeon vẫn đặt ra kỳ vọng sẽ tạo được 2.000 - 3.000 nhà cung cấp Việt Nam có thể XK sang siêu thị của Aeon tại Nhật.
Dành lời khuyên cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm khi hướng đến XK vào kênh siêu thị ở thị trường châu Á, chuyên gia thị trường Ngô Đình Dũng cho rằng, các DN nên tập trung nguồn lực để sản xuất những sản phẩm thực phẩm có giá trị cao.
Đặc biệt, muốn tiêu thụ tốt ở các siêu thị tại thị trường châu Á, DN Việt nên tập trung nguồn lực hỗ trợ cho việc sáng tạo sản phẩm, nhất là bao bì sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc, tự động hóa, bảo quản và logistics…
Đơn cử, với các siêu thị ở thị trường Trung Quốc, tầng lớp khá giả ở nước này đều có nhu cầu về thực phẩm sạch, là cơ hội lớn cho thực phẩm sạch của Việt Nam có thể tiêu thụ mạnh qua kênh siêu thị.
Nếu cung cấp được qua các kênh siêu thị lớn ở Trung Quốc sẽ mang nguồn thu lớn cho các DN thực phẩm Việt, do vậy đây là lĩnh vực mà các DN cần tập trung.
Mặt khác, trước khi gia nhập thị trường nước ngoài thông qua kênh siêu thị đòi hỏi DN Việt nên có một thời gian nghiên cứu thị trường để tìm hiểu khẩu vị, thị hiếu cũng như có chiến lược truyền thông tiếp cận đến người tiêu dùng. Sản phẩm thực phẩm phân phối trên hệ thống siêu thị cần có bao bì phù hợp với thị hiếu khách hàng ở nước sở tại.
Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, ông Tuấn, giám đốc một công ty thực phẩm thuộc dạng vừa và nhỏ ở Tp.HCM cho rằng, việc tiếp cận các kênh siêu thị lớn ở nước ngoài luôn là mong muốn của DN này. Tuy nhiên, các thách thức lớn để đưa hàng hóa của DN nhỏ và vừa vẫn còn đó khi không đủ điều kiện để đáp ứng đồng bộ nhiều giải pháp khắt khe theo yêu cầu của phía siêu thị.
Còn theo giới chuyên gia, do phần lớn thường thiếu, yếu về các tiêu chuẩn quốc tế đối với chất lượng sản phẩm, cũng như lúng túng trong khâu giao thương, hợp tác nên DN nhỏ và vừa vẫn còn khoảng cách lớn để kết nối đến các kênh siêu thị ở nước ngoài. Để “kéo gần” hơn với các nhà bán lẻ ngoại, DN phải khắc phục những điểm yếu này.
Cần nhắc lại, trong Đề án Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài từ cách đây 5 năm đã đặt mục tiêu đến năm 2020, hàng hóa XK của Việt Nam được XK trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á, tại các quốc gia ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.
Thế Vinh
Tin liên quan
#hàng Việt

Dựng 'rào' để bảo vệ hàng Việt
Việc làm tốt phòng vệ thương mại ở thị trường nội địa không chỉ giúp hàng Việt đứng vững ở "sân nhà", mà còn bảo vệ uy tín hàng xuất khẩu Việt Nam ở thị trường nước ngoài.

Để mỗi người Việt là một ‘đại sứ’ hàng Việt
Sau hơn 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cuộc vận động đã thực sự đi vào chiều sâu, tạo sự quan tâm, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, địa phương và có sức lan tỏa mạnh mẽ…

Sức bật nào cho hàng Việt khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực?
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 8 tới đây, mở ra những kỳ vọng cho sự phát triển mới của Việt Nam.

Hội nghị kết nối cung cầu, trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng Việt
Sáng ngày 28/5, tại Hà Nội diễn ra “Hội nghị kết nối cung cầu, trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng Việt” do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội tổ chức nhằm góp phần đưa hàng Việt vào thị trường Thủ đô, kích cầu thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Kết nối tiêu thụ hậu Covid-19: “Bệ đỡ” an toàn cho hàng Việt
Dịch Covid-19 đã khiến Mỹ, EU giảm nhập khẩu hàng hóa từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để tiêu thụ hàng hóa trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, hầu hết các DN tìm cách đưa sản phẩm của mình về sân nhà tiêu thụ nhưng để làm được điều này, DN sản xuất và DN bán lẻ phải có mối quan hệ chặt chẽ hơn.

“Chặng đường dài” để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường 18.000 tỷ USD
Cuối cùng thì Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam và Liên minh châu u đã được chính thức thông qua. Con đường tới những giấc mơ thịnh vượng về kinh tế, thể chế, phát triển bền vững từ Hiệp định thương mại có quy mô lớn nhất này của Việt Nam đã tiến thêm một bước quan trọng. Nhưng để hiện thực hóa những giấc mơ lớn từ Hiệp định thì phía trước còn là cả một chặng đường dài.
Đọc thêm Hội nhập
Giới nhà giàu Trung Quốc mạnh tay mua sắm bất chấp Covid-19
Mặc dù bị hạn chế đi du lịch nước ngoài do Covid-19, nhà giàu Trung Quốc đã chi 340 tỷ nhân dân tệ (54 tỷ USD) để mua trang sức, túi xách, quần áo, khiến nhu cầu hàng xa xỉ nội địa tăng vọt.
Chiến dịch tiêm phòng Covid-19 lớn nhất thế giới
Chương trình được bắt đầu tại 3.006 địa điểm và kết nối trực tuyến trong ngày phát động. Mỗi điểm có năng lực tiêm vắc-xin cho 100 người/ngày.
Đại dịch covid-19 đang thúc đẩy sự phát triển thương mại số ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria như thế nào?
Đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy thương mại số ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria, vốn đã có các yếu tố như dân số lớn, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh. Nhưng nó cũng phải đối mặt với trở ngại từ sự khác biệt ở mỗi quốc gia.
Blue Yonder’s Luminate: Nền tảng chuỗi cung ứng kỹ thuật số đang giúp các công ty Ấn Độ thành công
Tại Ấn Độ, Blue Yonder bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 2010 với việc mua lại i2 Technologies, công ty hàng đầu trong việc sản xuất, chuỗi cung ứng, bán lẻ và vận tải.
Ông Biden công bố gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD "giải cứu nước Mỹ"
Mang tên "American Rescue Plan" (tạm dịch: "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ"), gói cứu trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD được tổng thống đắc cử Joe Biden công bố để chống lại suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng COVID-19.
Tài khoản Twitter của Tổng thống Donald Trump đáng giá bao nhiêu đối với nền tảng này?
Một câu hỏi được đặt ra là liệu tài khoản của vị Tổng thống Mỹ đáng giá bao nhiêu đối với nền tảng này, khi có hơn 57.000 tweet với lượng tương tác cực cao và khoảng 89 triệu người theo dõi?
Công bố hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất
Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Việt Nam đã hoàn tất việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog).
Nền tảng truyền hình trực tuyến Roku mua lại thư viện nội dung của startup tỷ đô Quibi
Mới đây nền tảng truyền hình trực tuyến Roku đã thông báo rằng họ đã có được bản quyền toàn cầu đối với thư viện nội dung của Quibi, mà họ có kế hoạch đưa lên Kênh Roku, miễn phí và có hỗ trợ quảng cáo trong năm nay...
Xu hướng đổi mới sáng tạo toàn cầu 2020
Tại khảo sát Thước đo Đổi mới trên toàn cầu năm 2020 (2020 GE Global Innovation Barometer), kết quả đã thể hiện quan điểm của các lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu về đổi mới.
Indonesia sản xuất 100 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19
“Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã trao giấy phép sản xuất 100 triệu liều vắc-xin. Quy trình sản xuất sẽ tuân thủ tiêu chuẩn của BPOM cũng như các tiêu chuẩn quốc tế".