
Khoảng 3,4 triệu người lao động sẽ được hỗ trợ tiền thuê nhà
Với việc sử dụng gói 6.600 tỉ đồng, sẽ có khoảng 3,4 triệu người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà với mức hỗ trợ 500.000 đồng/tháng - 1.000.000 đồng/tháng trong thời gian 3 tháng.
Theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, hai đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động quay trở lại thị trường lao động, với mức 500.000 đồng/người/tháng và 1.000.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. Phương thức chi trả hằng tháng.
Theo Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Vũ Trọng Bình, ước tính ban đầu của Bộ, có khoảng 3,4 triệu lao động được thụ hưởng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà.

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động hỗ trợ cho 2 đối tượng người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trọng điểm theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.
Thứ nhất là lao động đang làm việc. Điều kiện hưởng là đang ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 1/4/2022; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/tháng, tối đa 3 tháng.
Thứ hai là hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động quay trở lại thị trường lao động. Điều kiện hưởng là: đang ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022, trừ hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã giao kết và thực hiện trước đó; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/tháng, tối đa 3 tháng, chi trả hàng tháng.
Ông Bình nhấn mạnh, Quyết định 08 nhằm chia sẻ, hỗ trợ cho người lao động còn khó khăn về nhà ở để họ yên tâm làm việc, tham gia phục hồi sản xuất cùng với người sử dụng lao động, hỗ trợ doanh nghiệp "giữ chân" được người lao động để có nhân lực cho phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để giữ chân người lao động vào làm việc, hạn chế việc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu lao động. Đặc biệt, chính sách hướng tới mục tiêu thu hút trở lại những lao động do tác động của đại dịch COVID-19 đã phải rời bỏ thành phố về quê.
- Người lao động quay trở lại thị trường lao động và làm việc trong doanh nghiệp được hỗ trợ tiền thuê nhà
- Giải quyết kịp thời chế độ cho người lao động mắc Covid-19
- Tăng giờ làm thêm: Cả doanh nghiệp và người lao động mong chờ
- Phú Thọ: Bãi bỏ 3 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Quản lý lao động ngoài nước
Cùng chuyên mục


Tổng cục Thuế: Tổ chức Hội nghị hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2022

Phó Thủ tướng yêu cầu ban hành thông tư mới về đăng kiểm trước ngày 10/3

Hòa Bình: trên 2.800 học viên được đào tạo các ngành nghề du lịch, khách sạn, dịch vụ

Gia hạn điều tra rà soát nhà xuất khẩu mới áp dụng chống bán phá giá màng BOPP

VCCI: Cần ra cơ chế chiết khấu tối thiểu khi quản lý giá bán lẻ xăng dầu
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?