Khi tỷ phú bị đánh thuế: Jeff Bezos nợ 5,7 tỷ đô la

11:10 03/03/2021

Theo đạo luật thuế tài sản được đề xuất hôm thứ Hai, tỷ phú Jeff Bezos sẽ nợ 5,7 tỷ đô la tiền thuế năm 2020.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Các chính trị gia như Sens. Elizabeth Warren, D-Mass, Sanders, I-Vt và số khác đã đề xuất đánh thuế tài sản, cho rằng việc số tiền thu được từ thuế này sẽ giúp gây quỹ hàng nghìn tỷ và điều chỉnh giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng tại Mỹ trong suốt thời gian bệnh dịch. Theo đó, thuế tài sản thường niên là 2% đối với tài sản trên 50 triệu đô la và 3% một năm với giá trị trên 1 tỷ đô la.

Bà Warren cho biết, đánh thuế không chỉ ảnh hưởng đến 100 nghìn gia đình giàu nhất nước Mỹ hoặc top siêu giàu 0,05% mà còn có thể quỹ hơn 3 nghìn tỷ đô la trong vòng 10 năm. Số tiền này sẽ chi trả cho các chương trình giúp đỡ, chăm sóc trẻ em, giáo dục, cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch. Về cơ bản, loại thuế này giống với mức thuế mà Warren đã đạt được trong chiến dịch tranh cử tổng thống trước đó, trong đó khẩu hiệu “Hai Xu” được quảng bá kêu gọi những người ủng hộ luật thuế mới. Bên cạnh đó, bà Warren cho biết, đề xuất đánh thuế 2% có nghĩa là người giàu “chỉ mất hai xu cho mỗi một đô la với giá trị tài sản trên 50 triệu”.

Tăng khoảng cách giàu nghèo

Chính trị gia Warren cho hay, vấn đề thuế còn khẩn cấp hơn khủng hoảng COVID vì khoảng cách giàu nghèo tại Mỹ đã tăng cao gấp nhiều lần kể từ khi đại dịch bùng nổ. Các nhà phê bình cho rằng, thuế mới sẽ không hợp hiến và đối với người giàu thì chỉ là “trò chơi” đơn giản. Hầu hết các quốc gia châu Âu đã bỏ các loại thuế đối với người giàu do doanh thu thuế ít hơn mong đợi và những triệu phú cũng như tỷ phú dễ dàng trốn thuế.

Đây cũng là lời cảnh báo cho nước Mỹ khi việc đánh thuế tất yếu đi kèm những hệ lụy như vấn đề quản lý cũng như trốn thuế. Trước mắt Hoa Kì sẽ phải đối mặt với thách thức quản lý và chưa chắc Sở thuế vụ nước (IRS) này có thể thu thuế đạt hiệu quả.

Để củng cố, thuế tài sản dành cho giới siêu giàu sẽ nộp cho Sở thuế vụ 100 tỷ đô la nhằm thực hiện các biện pháp cứng rắng hơn. Trong đó bao gồm 30% tỷ lệ kiểm toán tối thiểu cho hộ gia đình với tài sản 50 triệu đô hoặc hơn. Ngoài ra các công cụ công nghệ mới cũng sẽ giúp IRS thu thuế đối với các tài sản khó định giá như nghệ thuật và bất động sản. Còn đối với những người có ý định chuyển tới quốc gia khác và từ bỏ quyền công dân để trốn thuế, dự luật mới đề xuất 40% “thuế xuất cảnh” cho đối tượng này. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Theo bà Warren, thực hiện thu thuế “không khó như tưởng tượng” và nước Mỹ sẽ “rút kinh nghiệm từ những sai lầm ở châu Âu. Phiên bản thuế lần này sẽ đánh thuế toàn bộ tài sản dù là cổ phiếu, bất động sản hay cá cược đua ngựa, thậm chí là tài sản trong địa phận đất liền hoặc ngoài quần đảo Cayman”.

Hóa đơn thuế dành cho tỷ phú

Warren cho biết, thuế tài sản mới sẽ chiếm khoảng một nửa doanh thu thuế hàng năm. Theo tính toán của Viện nghiên cứu Chính sách và Americans for Tax Fairness, theo đạo luật thuế dành cho giới siêu giàu, tỷ phú giàu nhất thế giới, Jeff Bezos sẽ nợ 5,7 tỉ đô la. Tuy nhiên, như nghiên cứu chỉ ra, vị tỷ phú này vẫn sở hữu giá trị tài sản ròng hơn 185 tỷ đô la sau thuế.

Theo sau đó, Elon Musk sẽ nợ 4,6 tỷ đô la năm 2020 và giữ giá trị tài sản ở ngưỡng hơn 148 tỷ đô la vào cuối năm nay. Bill Gates phải trả 3,6 tỷ cho năm 2020 và Mark Zuckerberg là 3 tỷ đô la.

Chuck Collins, Giám đốc chương trình nghiên cứu về Bất bình đẳng của Viện nghiên cứu Chính sách bày tỏ: “Chỉ riêng thuế tài sản từ các tỷ phú sẽ tài trợ cho gần 3/4 trong toàn  bộ gói giải cứu đại dịch trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Biden hiện đang chờ xử lý trước Thượng viện”.

TL