Intel sẽ đầu tư gần 90 tỷ USD để mở rộng sản xuất chip ở châu Âu

16:01 16/03/2022

Công ty có kế hoạch đổ tiền vào mọi lĩnh vực để mở rộng chuối cung ứng chip - bao gồm nghiên cứu, sản xuất và đóng gói, với các khoản đầu tư cũng sẽ đến Pháp, Ireland, Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha.

Intel hiện sử dụng khoảng 10.000 nhân viên trên khắp Liên minh Châu Âu.

Intel hiện sử dụng khoảng 10.000 nhân viên trên khắp Liên minh châu Âu.

Intel có kế hoạch đầu tư lên tới 80 tỷ Euro (tương đương 89 tỷ USD) trong thập kỷ tới để xây dựng chuỗi cung ứng chip bán dẫn ở châu Âu .

Gã khổng lồ công nghệ cho biết vào ngày 15/3 rằng, họ sẽ chi 17 tỷ Euro ban đầu (tương đương 19 tỷ USD) để thành lập hai nhà máy sản xuất chip mới ở Đức. Việc xây dựng trên địa điểm ở phía đông bắc thành phố Magdeburg - nơi mà nó sẽ đặt tên là "Silicon Junction" dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm tới và đi vào hoạt động trong năm 2027.

Giám đốc điều hành Pat Gelsinger của Intel cho biết trong một thông cáo báo chí rằng: “Sáng kiến ​​rộng rãi này sẽ thúc đẩy sự đổi mới nghiên cứu và phát triển của châu Âu, đồng thời mang lại tiến trình sản xuất tiên tiến hàng đầu cho khu vực".

Công ty có kế hoạch đổ tiền vào mọi lĩnh vực để mở rộng chuối cung ứng chip - bao gồm nghiên cứu, sản xuất và đóng gói, với các khoản đầu tư cũng sẽ đến Pháp, Ireland, Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha.

Với làn sóng đầu tư ban đầu là hơn 33 tỷ euro ( tương đương 36 tỷ USD), Intel dự kiến ​​sẽ tạo ra khoảng 5.500 việc làm tại công ty, cộng với hàng nghìn việc làm khác trong lĩnh vực xây dựng và tại các nhà cung cấp cũng như đối tác.

Các nhà máy mới sẽ cung cấp chip sử dụng công nghệ bóng bán dẫn tiên tiến nhất của Intel để cung cấp cho các khách hàng của xưởng đúc cũng như các sản phẩm của chính công ty.

Sự thiếu hụt nghiêm trọng chip bán dẫn đã gây khó khăn cho các công ty công nghệ và nhà sản xuất ô tô trong năm qua khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch và nhu cầu hàng hóa tăng lên. Những con chip được sử dụng trong một loạt các sản phẩm tiêu dùng, bao gồm cả điện thoại thông minh và máy giặt.

Vào tháng 10 năm 2021, Volkswagen của Đức cho biết đợt thiếu chip đã làm giảm 12% lợi nhuận quý 3 của hãng. Cùng quý đó, Stellantis, nhà sản xuất nhiều thương hiệu xe hơi bao gồm Fiat và Citroën, cho biết họ sản xuất ít hơn khoảng 600.000 xe so với cùng kỳ năm ngoái do sự thiếu hụt chip.

Trong những tháng gần đây, Ủy ban châu Âu đã tăng cường nỗ lực để đảm bảo nguồn cung chip. Vào tháng 2, Ủy ban cho biết họ có kế hoạch rót 43 tỷ Euro (tương đương 47 tỷ USD) đầu tư công và tư vào ngành như một phần của Đạo luật chip Châu Âu vốn được đề xuất.

Liên minh châu Âu hiện chiếm 10% thị trường chip toàn cầu, nhưng có thể chiếm 20% vào năm 2030 nếu Đạo luật được thông qua, Ủy ban cho biết trong các đề xuất của mình.

"Đạo luật Chip của EU sẽ trao quyền cho các công ty tư nhân và chính phủ làm việc cùng nhau để nâng cao vị thế của châu Âu trong lĩnh vực bán dẫn", Gelsinger nói.

Intel hiện sử dụng khoảng 10.000 nhân viên trên khắp Liên minh Châu Âu.

Bảo Bảo