Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất sang Việt Nam
- 1
- Nhịp cầu giao thương
- 15:37 03/11/2021
DNHN - 10 tháng năm 2021, thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, đạt trên 10,8 tỷ USD, chiếm 27,9% thị phần. Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ cũng trở thành thị trường xuất khẩu nông sản sang Việt Nam lớn nhất, đạt gần 3,3 tỷ USD, chiếm 9,2% thị phần, trong đó mặt hàng bông chiếm 36,4% giá trị.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 10/2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt trên 3,4 tỷ USD, giảm 15,6% so với tháng 10/2020 nhưng tăng 4,2% so với tháng 9/2021. Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt gần 38,8 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt gần 17,4 tỷ USD, tăng 12,7%; lâm sản chính đạt khoảng 12,8 tỷ USD, tăng 22,3%; thủy sản đạt gần 6,9 tỷ USD, giảm 0,8%; chăn nuôi ước đạt 359 triệu USD, tăng 6,1%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 22,3%.

Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt gần 38,8 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 10 tháng đầu năm, nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: Cà phê, cao su, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, tôm; sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm; quế,…
Trong đó, cao su, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu cao su tăng 13,9% về khối lượng và tăng 46,55% về giá trị; xuất khẩu hạt điều tăng 14,1% về khối lượng và tăng 13,5% về giá trị; xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn tăng 7,7% về khối lượng và tăng 21,2% về giá trị.
Riêng hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu đạt 783 nghìn tấn, giảm 5,7%, nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 52,9% nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng 44,2%; cà phê khối lượng giảm 5,1% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng 4,1%. Những mặt hàng khác tăng giá trị như: Sản phẩm chăn nuôi tăng 6,1%; tôm tăng 0,1%; sản phẩm gỗ tăng 20,6%... Riêng mặt hàng chè, xuất khẩu giảm cả khối lượng và giá trị xuất khẩu dù giá xuất khẩu bình quân tăng.
Giá xuất khẩu bình quân 10 tháng nhiều mặt hàng tăng. Cụ thể, cao su đạt 1.680 USD/tấn, tăng 4,1%; chè đạt 1.665,8 USD/tấn, tăng 28,7%; cà phê đạt 1.901,8 USD/tấn, tăng 9,7%; gạo đạt 528,5 USD/tấn, tăng 7,1%; hồ tiêu đạt 3.434,2 USD/tấn, tăng 71,3%....
Thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất là Hoa Kỳ đạt trên 10,8 tỷ USD, chiếm 27,9% thị phần, trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường này; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc gần 7,5 tỷ USD, chiếm 19,3% thị phần, với kim ngạch xuất khẩu nhóm rau quả chiếm tới 23,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản; thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,6 tỷ USD (chiếm 6,8%); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1,7 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, 10 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước khoảng 35,6 tỷ USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 22,5 tỷ USD, tăng 54,0%; nhóm sản phẩm chăn nuôi đạt trên 2,9 tỷ USD, giảm 0,5%; nhóm hàng thủy sản ước trên 1,6 tỷ USD, tăng 11,7%; nhóm lâm sản chính khoảng 2,6 tỷ USD, tăng 26,5%; nhóm đầu vào sản xuất gần 6 tỷ USD, tăng 31,0%.
10 tháng năm 2021, Hoa Kỳ lại trở thành thị trường xuất khẩu nông sản sang Việt Nam lớn nhất đạt gần 3,3 tỷ USD, chiếm 9,2% thị phần, trong đó mặt hàng bông chiếm 36,4% giá trị; tiếp theo là Campuchia đạt khoảng 3,15 tỷ USD, chiếm 8,9% với mặt hàng điều chiếm gần 65%.
Theo Báo Công thương
Bài liên quan
#hoa kỳ

Biến thể Delta có ý nghĩa gì đối với sự phục hồi kinh tế của nước Mỹ?
Triển vọng trước mắt của nền kinh tế Mỹ dường như gắn bó chặt chẽ với làn sóng lây nhiễm và nhập viện do biến thế Delta của Covid-10. Mặc dù tình hình chưa quá đỗi tồi tệ để làm suy yếu sự phục hồi nhưng có nhiều lý do lo ngại đây có thể trở thành một cơn lốc đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Dự báo kinh tế nước Mỹ trong 10 năm tới
Dịch bệnh sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại trong vài năm tới. Từ thời tiết khắc nghiệt đến chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao và nợ liên bang, tất cả các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến xu hướng kinh tế của Hoa Kỳ.

Chương trình United Tastes quảng bá nông sản Mỹ tại Việt Nam
United Tastes nhằm kết nối, truyền tải thông tin và khơi nguồn cảm hứng về văn hóa ẩm thực của Hoa Kỳ cho người tiêu dùng Việt Nam, là sáng kiến tiếp thị được thiết kế cho thị trường Việt Nam, nhằm quảng bá sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ.

Cánh cửa xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ rộng mở
Hoa Kỳ là vừa là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu nhưng đồng thời cũng là quốc gia nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

Hoa Kỳ không khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân DOC không điều tra lẩn tránh thuế là do đơn kiện của nguyên đơn thiếu căn cứ để khởi xướng.

Thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng Việt Nam dịp cuối năm
Thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam.
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Tập đoàn Intel: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư
Giám đốc Intel khẳng định, trên nền tảng thành công đã đạt được, Tập đoàn Intel sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn mới theo hướng công nghệ cao, thân thiện môi trường.
Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, Lào, Malaysia, Singapore
Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, Lào, Malaysia, Singapore đã thông tin tổng quan thị trường thủy sản và các vấn đề tiếp cận, áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang các nước trên.
Mỹ gia hạn xem xét khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ Việt Nam
Bộ Thương mại Mỹ vẫn đang tiếp tục cân nhắc việc khởi xướng điều tra (dự kiến kéo dài đến ngày 6 tháng 6 năm 2022).
Nghệ An - điểm đến đầu tư an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư của Cộng hòa Liên bang Đức
Đó là đánh giá của đại diện Đoàn công tác Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam trong buổi làm việc với Nghệ An nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư…
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư phát triển ở Việt Nam
Đây là một số kết quả từ khảo sát do ngân hàng HSBC thực hiện với hơn 1.500 công ty từ 6 nền kinh tế lớn nhất thế giới (gồm Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Anh và Mỹ) đang hoạt động hoặc có kế hoạch hoạt động ở Đông Nam Á.
Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế EVFTA
Hiện có 21% các công ty Ấn Độ đang hoặc dự định thiết lập hoạt động tại Đông Nam Á có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 2 năm tới. Bên cạnh đó, có 26% doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam cũng đang hướng đến ưu tiên tăng trưởng tại đây.
Chính phủ Ấn Độ lên kế hoạch hạn chế xuất khẩu đường
Theo Bloomberg, Ấn Độ tuyên bố sẽ hạn chế xuất khẩu đường như một cách để bảo vệ nguồn cung thực phẩm trong nước.
Doanh nghiệp Australia ưu tiên chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vừa qua, các Đại sứ ASEAN tại Australia đã phối hợp với Cơ quan Xúc tiến thương mại-đầu tư Global Victoria tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp ASEAN-Australia tại thành phố Melbourne (Australia).
Xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Phi
Các chuyên gia sẽ giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm liên quan đến việc xuất, nhập thủy sản với thị trường châu Phi về chất lượng và phẩm cấp hàng hóa, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết các vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu...
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử
Tháng 6 là thời điểm các sản phẩm nông sản của nhiều địa phương bắt đầu vào mùa vụ. Các tỉnh Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn… đã sẵn sàng các phương án tiêu thụ với sản lượng lớn và đặc biệt chú trọng mở rộng phân phối trên các sàn thương mại điện tử.