
Hoa Kỳ chào đón nông sản Việt vào 2022
Hoa Kỳ - quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới - đang có nhu cầu nhập khẩu lớn hàng nông sản Việt trong 2022.
Là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, với quy mô dân số 330 triệu người, giá trị nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2021 đạt gần 2.000 tỷ USD, Hoa Kỳ hiện là thị trường được nhiều quốc gia xuất khẩu hướng đến trong đó có Việt Nam. Theo số liệu tổng hợp thì riêng với nhóm hàng nông sản, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2021 với kim ngạch lên đến 11,9 tỷ USD, chiếm 27,5% thị phần của hàng nông sản xuất khẩu của chúng ta
Theo giới chuyên môn tại Hoa Kỳ hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang đất nước này hiện chủ yếu phục vụ cho người gốc Việt và gốc Á, đa số các sản phẩm bán ra là sản phẩm khô. Đối với mặt hàng tươi như thanh long, vú sữa, chôm chôm. Mặc dù hiện nay, Hoa Kỳ đã cho phép nhập khẩu 7 loại quả tươi nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn thấp dù những sản phẩm này được người tiêu dùng ở đây ưa chuộng. Trong tương lai, với mức độ hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và Mỹ, hàng xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này, trong đó có hàng nông sản sẽ ngày càng gia tăng.
Giới chuyên môn cũng cho biết thêm rằng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mới khai thác được thị trường người gốc Á - dù tỉ lệ người gốc Á ở Mỹ hiện vẫn chưa cao. Trong khi đó, một thị trường rất tiềm năng khác mà doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác chính là thị trường người Mỹ gốc Mỹ Latin. Đơn cử như tại bang California - nơi tập trung rất nhiều người gốc Á và gốc Việt, dân số của người gốc Á chỉ chiếm 11%. Trong khi đó, con số này ở người gốc Mỹ Latin lên đến 39%. Bên cạnh đó, những mặt hàng họ ưa chuộng cũng tương đương với những mặt hàng mà doanh nghiệp của người Việt Nam đang có.
Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Mỹ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các nông sản tươi. Theo quy định của Mỹ, các mặt hàng nông sản tươi trước khi xuất khẩu sang nước này cần phải qua khâu chiếu xạ. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có 2 kho chiếu xạ, điều này có thể dẫn đến ách tắc hàng hóa khi xuất khẩu số lượng lớn. Mặt khác, đối với một số mặt hàng tươi, đơn cử như vải, nhãn, thanh long, chiếu xạ cao có thể khiến quả nhanh bị nẫu, giảm chất lượng sản phẩm, khi xuất khẩu sang Mỹ khó có thể cạnh tranh với hoa quả nhập khẩu từ các nước lân cận nước này.
Giới chuyên môn đã có lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam rằng chúng ta nên chọn các mặt hàng có thể để lâu, không bị ảnh hưởng chất lượng khi chiếu xạ như bưởi Đoan Hùng, bưởi da xanh… Mặt khác, dịch bệnh cũng khiến người Mỹ thay đổi thói quen tiêu dùng ăn uống. Hiện nay, người Mỹ đang ưa chuộng hàng đông lạnh, có thể bảo quản được lâu, tiện dụng. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh các mặt hàng có thể bảo quản lâu, chế biến sẵn như miến rong, mỳ.
Mai Hạnh
- Điều gì khiến Việt Nam ngày một thu hút các ông lớn bán dẫn Hàn Quốc?
- Thép dây không gỉ của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ
- Sức huy động vốn ngân hàng tại Hà Nội đang tiếp tục tăng trưởng
- Cốc Cốc chính thức tham gia vào cuộc đua tích hợp trí tuệ nhân tạo
- Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tháng 6 tiếp tục tăng
Cùng chuyên mục


Bức tranh FDI 5 tháng đầu năm 2023: Đã có sự cải thiện tích cực

Những điều doanh nghiệp Việt Nam cần biết từ FTA Việt Nam và Israel

Ngày hội Du lịch Văn hóa tỉnh Sơn La năm 2023 - Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới

Hàng trăm doanh nghiệp tham gia Diễn đàn và hội chợ Xuất khẩu TPHCM 2023

Việt Nam - Ý sẽ tổ chức Chương trình Giáo dục và Kinh doanh ASEAN VELP 2023
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế