
Hỗ trợ người lao động thêm 1.155 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Chiều 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí ban hành Nghị quyết cho phép tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 (Nghị quyết 03) ngày 24/9/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép sử dụng khoảng 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021 để tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết 03 đã nộp hồ sơ đúng thời hạn. Thời gian thực hiện chi trả hỗ trợ người lao động hoàn thành chậm nhất vào ngày 10/9/2022.
Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, kết quả thực hiên Nghị quyết số 03 đã thực hiện chi trả cho gần 13 triệu người lao động với số tiền hơn 30.800 tỷ đồng; giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động, đến 31/7/2022, đối với hơn 346 nghìn đơn vị sử dụng lao động với số tiền hơn 7.559 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ cho người lao động vẫn chưa hoàn thành. Một bộ phận người lao động vẫn chưa được thực hiện chính sách hỗ trợ mặc dù đã hết thời hạn thực hiện theo quy định trong Nghị quyết số 03 làm mất đi tính cấp thiết, ý nghĩa của chính sách hỗ trợ người lao động ở thời điểm họ khó khăn.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ triển khai thực hiện việc chi trả đúng thời hạn và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 và Nghị quyết này tại Phiên họp tháng 9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần nghiêm túc rút kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác theo dõi, quản lý danh sách, cơ sở dữ liệu, công tác dự báo và kết nối thông tin trong việc đề xuất ban hành chính sách.
Cần huy động các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các địa phương trong rà soát, thông tin đến các đối tượng thụ hưởng mà chưa liên hệ được để bảo đảm quyền lợi công bằng và thực hiện hỗ trợ đến được hết các đối tượng. Đồng thời, có giải pháp xử lý đối với những trường hợp vì lý do bất khả kháng mà không nhận được hỗ trợ, tránh để xảy ra khiếu kiện.
Cần rà soát tổng thể việc triển khai các chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được ban hành trước và sau thời điểm ban hành Nghị quyết số 03, nhất là các chính sách hỗ trợ có điều kiện (như hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, chính sách cho vay để trả lương cho người lao động) để khắc phục các hạn chế, xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm hiệu quả, tính kịp thời và mục tiêu của chính sách, tạo lòng tin trong nhân dân.
P.V (t/h)
- Nhà ở xã hội - "miếng bánh" không dễ xơi. Bài XII: Nhà ở xã hội là giải pháp quan trọng của thị trường bất động sản
- Apple giải thích việc ưu tiên Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone
- Sợ mua phải mỹ phẩm giả, nữ doanh nhân mở doanh nghiệp riêng, gọi vốn thành công 225 triệu USD
- Indonesia chính thức siết chặt hoạt động giao dịch thương mại điện tử
- Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ
Cùng chuyên mục


Long An: Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp đang hoạt động tại huyện Bến Lức

Thanh Hoá: Triển khai nhanh phương án ứng phó với mưa lớn

Đồng Tháp: Tập trung triển khai có hiệu quả chương trình tín dụng chính sách xã hội

Tàu liên vận xuất phát từ ga Sóng Thần: Ước mơ của doanh nghiệp trở thành hiện thực

20 năm hành trình kiến tạo ấm no. Bài 2: Vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"