Hiệu quả của các loại vắc xin chống lại biến thể Omicron ra sao?

10:32 22/12/2021

Nghiên cứu mới đây cho thấy, những người chưa được tiêm chủng nhưng từng mắc biến thể Delta không có khả năng bảo vệ trước sự tấn công của Omicron. Tuy nhiên đối với những người đã tiêm vắc xin đồng thời đã khỏi Covid-19 được cho là sẽ có khả năng "siêu miễn dịch".

Các nhà khoa học đến từ Áo đã xét nghiệm máu của nhiều bệnh nhân từng mắc Covid-19 nhằm đo lường phản ứng của kháng thể đối với Omicron. Kết quả cho thấy chỉ có một trong bảy mẫu nghiên cứu sản sinh ra đủ lượng kháng thể chống lại biến thể mới. Bên cạnh đó, hầu hết giới chuyên gia tin rằng những người đã khỏi Covid-19 vẫn có thể giảm tỷ lệ bệnh nặng nhưng khả năng miễn dịch sẽ suy yếu đáng kể sau sáu tháng.  

Đặc biệt, nghiên cứu mới nhất của đại học Y Innsbruck cho thấy, nếu những người đã "đánh bại" biến thể Delta đồng thời tiếp tục được tiêm vắc xin tăng cường, họ sẽ trở thành "siêu miễn dịch". Những phát hiện này dường như trái ngược với tình hình tại Nam Phi, nơi lần đầu tiên cảnh báo sự xuất hiện của Omicron. Giới chuyên gia Anh quốc nhận định rằng nghiên cứu trên đã làm nổi bật tầm quan trọng của các mũi tiêm tăng cường. 

Biểu đồ cho thấy cách mẫu máu của những người đã tiêm vắc xin và
Biểu đồ cho thấy cách mẫu máu của những người đã tiêm vắc xin và "sống sót" sau đợt lây nhiễm trước đó hoạt động khi tiếp xúc với Omicron. Chỉ số đo lường được sử dụng là IC50, bất kỳ loại vắc xin nào thấp hơn IC50 16 đều không thể tạo ra đủ kháng thể chống lại Omicron. (Ảnh: Daily Mail)
Biểu đồ thể hiện cách các kháng thể từ đợt lây nhiễm Delta (chỉ định biến thể B.1.617.2) phản ứng với các biến thể Covid khác nhau. Từ trái sang phải lần lượt là Alpha (B.1.1.7) Beta (B.1.351), Delta và Omicron (B.1.1.529).  Mức IC50 trên 16 có nghĩa là các kháng thể đủ để chống lại vi rút. Biểu đồ bên phải hiển thị kết quả của nhóm
Biểu đồ thể hiện cách các kháng thể từ đợt lây nhiễm Delta (chỉ định biến thể B.1.617.2) phản ứng với các biến thể Covid khác nhau. Từ trái sang phải lần lượt là Alpha (B.1.1.7) Beta (B.1.351), Delta và Omicron (B.1.1.529). Mức IC50 trên 16 có nghĩa là các kháng thể đủ để chống lại vi rút. Biểu đồ bên phải hiển thị kết quả của nhóm "siêu miễn dịch". (Ảnh: Daily Mail)
Biểu đồ thể hiện phản ứng miễn dịch của người đã tiêm hai mũi Moderna và bên phải là hai mũi AstraZeneca.
Biểu đồ thể hiện phản ứng miễn dịch của người đã tiêm hai mũi Moderna và bên phải là hai mũi AstraZeneca. (Ảnh: Daily Mail)
Biểu đồ bên phải cho thấy phản ứng kết hợp một mũi AstraZeneca và Pfizer, bên phải là hai mũi Pfizer.
Biểu đồ bên phải cho thấy phản ứng kết hợp một mũi AstraZeneca và Pfizer, bên phải là hai mũi Pfizer. (Ảnh: Daily Mail)

Trong mẫu máu của những người đã chữa khỏi Delta có chứa kháng thể từ lần lây nhiễm trước đó. Như đã nói ở trên, các nhà nghiên cứu tại Áo chỉ tìm thấy một trong số bảy mẫu có khả năng ức chế Omicron. Về cơ bản, điều này có nghĩa là các kháng thể không thể xác định Omicron là một mối de doạ cho bản chất đột biến của chủng này phức tạp hơn Delta. Tương tự với những người đã tiêm hai liều AstraZeneca không đủ kháng thể đánh bại biến thể mới. Vắc xin Pfizer cho kết quả khả quan hơn với 9 trong số 20 mẫu tạo ra đủ kháng thể. Một thử nghiệm đối với hai liều Moderna cho thấy chỉ 1/10 mẫu thành công sản sinh hệ miễn dịch trước sự tấn công của Omicron. Kết quả tổng thế tốt nhất nằm ở năm mẫy được lấy từ những người đã khỏi Covid trước đó. Sau khi nhóm này được tiêm tăng cường, nhóm các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả tích cực đến mức có thể gọi đây là "siêu miễn dịch" có sức mạnh bảo vệ tăng gấp bốn lần so với kết hợp Pfizer và AstraZeneca.

Giáo sư Lawrence Young, một nhà vi sinh vật học từ Đại học Warwick cho biết, mặc dù nghiên cứu quy mô nhỏ nhưng "kết quả nói trên đã một lần nữa củng cố các dữ liệu được đưa ra trước đây, nhấn mạnh hơn nữa các đặc tính miễn dịch của biến thể Omicron, củng cố tầm quan trọng của tiêm vắc xin tăng cường để có khả năng bảo vệ như 'siêu miễn dịch' mà nghiên cứu đã đề cập". Giải thích sự đối lập tại Nam Phi, Giáo sư Young cho rằng, điều này có thể là do các nhân tố khác của hệ thống miễn dịch (không phải kháng thể), chẳng hạn như tế bào T vốn đóng vai trò quan trọng giúp bệnh không trở nặng trở nên khó đo lường hơn. Ông nói: "Có lẽ phản ứng của tế bào T lý giải tình hình ở Nam Phi, mặc dù tôi nghĩa rằng các yếu tố khác như độ tuổi trung bình trẻ hơn cũng đóng góp một phần".

Giáo sư Ian Jones, một nhà virus học từ Đại học Reading đã thảo luận về các hạn chế của nghiên cứu. Theo ông, nghiên cứu này chỉ đo lường khả năng lây nhiễm Omicron, không phải diễn biến bệnh tình nên câu hỏi làm thế nào để ứng biến với chủng mới vẫn còn bỏ ngỏ. Nghiên cứu nếu trên chỉ đo lường sự xâm nhập của vi rút vào tế bào, chưa cảnh báo mức độ bệnh nặng nhẹ, do đó khó có thể lập kế hoạch đối phó cụ thể. Bên cạnh đó, chưa nhiều bằng chứng ghi nhận Omicron tấn công vào phổi, các báo cáo đưa ra mức độ bệnh nặng thấp hơn so với Delta mặc dù chưa thể khẳng định 100% vào thời điểm này.

Vương quốc Anh đã đặt hy vọng ngăn chặn Omicron bằng các liều vắc xin tăng cường. Hiện chưa đầy 29 triệu dân tại đây được tiêm mũi thứ ba, có nghĩa là khoảng 25 triệu người trưởng thành vẫn chưa có khả năng bảo vệ tốt nhất. Chiến dịch tiêm chủng tăng cường được thực hiện trước khi Omicron lan đến Vương quốc Anh. Ngày 13/12, Thủ tướng Anh cam kết tăng số lượng vắc xin lên 1 triệu liều nhằm đối phó với mối đe dọa do biến thể Omicron gây ra. Tuy nhiên, chiến dịch này đã không đạt được mục tiêu, tính đến ngày 18/12 mới chỉ có 940.606 liều vắc xin Covid thứ ba được đưa vào sử dụng.

Hiệu quả của các loại vắc xin chống lại biến thể Omicron ra sao?

Nam Phi: Nghiên cứu từ 78000 trường hợp mắc Omicron ở Nam Phi chỉ ra chỉ cần hai liều vắc xin Pfizer có thể cung cấp đến 70% khả năng bảo vệ người bệnh không phải nhập viện và tử vong. Nam Phi vẫn chưa đẩy mạnh các chiến dịch tiêm tăng cường. 

Nghiên cứu riêng biệt của Thụy Điển phát hiện ra rằng khả năng trung hòa kháng thể chống lại Omicron đã giảm trung bình 7 lần. Benjamin Murrell, trợ lý giáo sư kiêm nhà nghiên cứu nhận định không loại trừ khả năng Omicron "tồi tệ" hơn Delta nhưng không đến mức cực đoan như nhiều suy đoán. Ông cho hay, mặc dù mức trung hòa kháng thể giảm đáng kể nhưng điều này không xảy ra ở tất cả các mẫu bệnh. 

Kết quả do các nhà nghiên cứu ở Đức chia sẻ cho thấy các các kháng thể trung hòa từ hai liều vắc xin được sử dụng ở Anh không có hiệu quả đối với chủng Omicron. Tiến sĩ Sandra Ciesek, một nhà virus học tại Trung tâm Nghiên cứu Nhiễm trùng Đức, đã đăng trên Twitter rằng người đã tiêm hai liều Pfizer/Moderna hoặc AstraZeneca mũi 1 và Pfizer mũi 2 sau 6 tháng không có kháng thể chống lại biến thể mới. Thậm chí 3 tháng sau khi tiêm mũi Pfizer tăng cường, con người chỉ có 25% bảo vệ khỏi các kháng thể có khả năng vô hiệu hóa và chống lại Omicron, so với 95% đối với Delta. Tiến sĩ Ciesek lưu ý rằng, kết quả này "chưa nói lên điều gì" về việc liệu người mắc bệnh có nguy cơ nhập viên hay tử vong cao hay không. 

Mặt khác, kết quả của Pfizer ghi nhận tín hiệu đáng mừng. Sau khi tiến hành xét nghiệm máu của 20 người đã tiêm hai mũi trước đó ba tuần hoặc tiêm ba liều trước đó 1 tháng với vắc xin do hãng sản xuất, mức kháng thể có thể tăng gấp 25 lần. Phía nhà sản xuất cho hay, kết quả tương đương với mức "hiệu quả cao" dựa trên dữ liệu so với các biến thể khác. Công ty nhận định tiêm vắc xin tăng cường giúp tăng lượng kháng thể. Phía Moderna cũng đưa ra kết quả tương tự và tin tưởng vắc xin Moderna tăng cường mang lại khả năng bảo vệ cao chống lại Omicron với mức độ trung hòa cao hơn khaonrg 37 lần so với khả năng miễn dịch suy giảm từ hai liều.

TL (theo Daily Mail)