Hậu Giang tái cơ cấu nông nghiệp để phát triển kinh tế

18:30 05/03/2021

Chiều ngày 5/3/2021, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến thăm và làm việc với tỉnh Hậu Giang về tái cơ cấu nông nghiệp.

Dẫn đầu đoàn công tác Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNN) do ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên trung ương đảng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN đến làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang về tình hình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển gắn liền với sản xuất và tiêu thụ nông sản với giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2021. Tiếp đoàn Bộ NN&PTNN có ông Lê Tiến Châu, Uỷ viên trung ương đảng, Bí thư tỉnh Hậu Giang. ông Trương Cảnh Tuyên, phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang và các lãnh đạo sở ban ngành trong tỉnh.

Ông Trương Cảnh Tuyên cho biết năm 2020, trong điều kiện khó khăn chung nhưng với sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Tỉnh Hậu Giang đã đạt được kết quả khá toàn diện như: Các chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành theo kế hoạch (18/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch); kinh tế phát triển khá tốt, nhất là khu vực I (6 tháng đầu năm 2,41%, năm nay vượt kế hoạch); văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; hệ thống chính quyền hoạt động ổn định; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Trong đó có 1 số chỉ tiêu nổi bật: chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế GRDP chưa đạt kế hoạch, nhưng vẫn tăng tưởng 4,53%, đứng thứ 20 cả nước và đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long; Khu vực I tăng trưởng 3,09%, kế hoạch là 2,7%; khu vực II tăng 14,62%, kế hoạch là 11,53%; khu vực III chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng vẫn tăng trưởng 1,41%; GRDP bình quân đầu người đạt 52,6 triệu đồng/người, đạt 107,34% kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm gần 2,3% (từ 14,91% năm 2015 xuống còn 3,46% năm 2020). Riêng lĩnh vực nông nghiệp đã hoàn thành đạt 05/19 tiêu chí. Trong đó chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai vượt kế hoạch đề ra, đến nay đã công nhận 46 sản phẩm OCOP cấp tỉnh cho 21 chủ thể tham gia, trong đó, có 26 sản phẩm đạt 4 sao, 20 sản phẩm đạt 03 sao, bước đầu góp phần tăng giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân.

Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó tỉnh Hậu Giang còn nhiều khó khăn, vướng mắc; lĩnh vực phòng chống thiên tai, hạn mặn, sạt lở, phát triển kinh tế hợp tác… Vấn đề nước sạch nông thôn là vấn đề gây bức xúc trong dân nhưng nguồn vốn đầu tư rất hạn chế.

Về việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển hợp tác xã gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Tỉnh đã ban hành 02 Chương trình và 05 Đề án để triển khai thực hiện. Các chương trình, đề án được triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực cho nông dân, nâng cao mức thu nhập từ 1,5 - 2 lần so với hiện trạng, góp phần đạt chỉ tiêu thu nhập của hộ dân trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Phát triển hợp tác xã (HTX)  gắn với liên kết và tiêu thụ nông sản: Số lượng HTX liên kết với doanh nghiệp tính đến hết năm 2020: 57 HTX, trong đó liên kết theo chuỗi là 19 HTX (tăng 12 HTX), với các phương thức như: Đầu tư giống, thuốc bảo vệ thực vật và thu mua; đầu tư giống, thu mua; thu mua sản phẩm,... 

Ông Trương Cảnh Tuyên, PCT thường trực UBND tỉnh kiến nghị với đoàn công tác của Bộ

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư tỉnh Hậu Giang ghi nhận những đóng góp của ngành nông nghiệp tỉnh. Với sự nỗ lực rất lớn nhưng so với các địa phương khác thì còn nhiều khó khăn, phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Hiện tại trong lĩnh vực nông nghiệp kết quả còn khiêm tốn, qui mô canh tác rất manh mún, liên kết rất nhỏ lẻ. Chuỗi liên kết đạt kết quả chưa cao, kết cấu hạ tầng chưa đạt yêu cầu. Rất nhiếu tác động khác khách quan do biến đổi khí hậu. Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo bộ NN&PTNT suốt thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục quyết tâm không ngừng vực dậy lĩnh vực nông nghiệp tỉnh ngày càng có nhiều bước tiến để mang lại hiệu quả cho người dân.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN chia sẻ và gợi mở nhiều vấn đề về phát triển nông nghiệp nông thôn gắn nông nghiệp với dịch vụ triển khai hành động dựa trên tư duy để phát triển. Tư duy sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mô hình từ nhỏ lẻ sang mô hình sản xuất lớn. Chuyển đổi mô hình nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu có HTX, sản phẩm OCOP…Chuyển đổi đơn giá trị tích hợp sang đa giá trị , tạo ra hàng loạt sản phẩm đa dạng. Sẵn sàng gắn kết bền vững chia sẽ giữa các công ty sản xuất lớn với HTX địa phương. Làm sao chúng ta chuyển  đổi từ sản xuất nông nghiệp đến kinh tế nông nghiệp. Đây là sự cần thiết của liên kết vùng, liên kết tiểu vùng.

Ông Lê Minh Hoan còn chia sẻ mong muốn nông nghiệp phải là đầu vào của chuỗi ngành hàng công nghiệp, thương mại, dịch vụ… nhằm tạo ra giá trị gia tăng thông qua thay đổi chất lượng giống, ứng dụng khoa học công nghệ…Đề xuất lãnh đạo tỉnh Hậu Giang xem xét đề án thành lập trung tâm giao dịch sản phẩm OCOP khu vực ĐBSCL và đặc sản địa phương. 

Ông Lê Minh Hoan, thứ trưởng Bộ NN&PTNN thứ 2 từ trái qua

Sáng cùng ngày đoàn đã đi khảo sát tại khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, thăm vùng khóm Cầu Đúc và tham quan khu du lịch cộng đồng, mô hình nuôi các thác lác tại xã Hoả Tiến, phường 5, thành phố Vị Thanh.

Cũng trong buổi làm việc với đoàn Bộ NN&PTNN. Ông Trương Cảnh Tuyên, cũng có kiến nghị và đề xuất với Bộ NN&PTNN sớm ban hành Thông tư hướng dẫn chung cho cả nước về cơ cấu tổ chức của Ngành Nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện theo Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và  Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời Bộ cũng có ý kiến trình với Chính phủ về sắp xếp biên chế các tỉnh, thành phố hợp lý hơn để giúp các tỉnh khó khăn về biên chế hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trần Hữu Lễ

Tags: