Thứ ba 08/10/2024 11:40
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

GRDP Đà Nẵng dẫn đầu các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ

08/10/2024 08:52
Theo Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng cho biết, 9 tháng năm 2024, tổng sản phẩm trên địa (GRDP) thành phố Đà Nẵng tăng 6,47% (quý III tăng 8,59%) so với cùng kỳ.
aa
Đà Nẵng: Đẩy nhanh thực hiện chính sách đặc thù về khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu quy hoạch làm Khu thương mại tự do Đà Nẵng Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo với diện tích khoảng 3.770ha

Tiếp đà tăng trưởng tích cực của quý II năm 2024, trong quý III, kinh tế thành phố Đà Nẵng có nhiều điểm sáng, một số ngành duy trì mức tăng cao. Quy mô nền kinh tế thành phố trong 9 tháng năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt hơn 111.589 tỷ đồng, mở rộng hơn 11.726 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, quy mô khu vực dịch vụ mở rộng nhiều nhất với hơn 9.043 tỷ đồng, khu vực công nghiệp - xây dựng mở rộng hơn 1.551 tỷ đồng. Xét trên phạm vi cả nước, quy mô GRDP của thành phố 9 tháng qua tăng 6,47%, tiếp tục duy trì vị trí thứ 17/63 tỉnh, thành và dẫn đầu khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.

Tiếp đà tăng trưởng tích cực của quý II năm 2024, trong quý III, kinh tế thành phố Đà Nẵng có nhiều điểm sáng, một số ngành duy trì mức tăng cao.
Tiếp đà tăng trưởng tích cực của quý II năm 2024, trong quý III, kinh tế thành phố Đà Nẵng có nhiều điểm sáng, một số ngành duy trì mức tăng cao. GRDP Đà Nẵng dẫn đầu các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

Tính riêng quý III năm 2024, chỉ số IIP tăng 2,92% so với quý trước và tăng 8,46% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực, vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, sự quyết tâm cao của Chính quyền thành phố trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Với mức tăng 8,59% trong quý III năm 2024, tốc độ tăng GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là tín hiệu tốt giúp kinh tế thành phố tiến gần hơn đến mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024.

Hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Đà Nẵng. Tổng số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 8,7 triệu lượt, tăng 33,3% so với cùng kỳ
Hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Đà Nẵng. Tổng số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 8,7 triệu lượt, tăng 33,3% so với cùng kỳ.

Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Đà Nẵng đạt gần 20 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 16.943 tỷ đồng, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng thu nội địa, các khoản thu chiếm tỷ trọng cao gồm các khoản thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 21,8%, tăng 50,5% so với cùng kỳ năm 2023; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 18,8%, tăng 46,3%; thuế thu nhập cá nhân chiếm 13,4%, tăng 38,9%; các khoản thu về nhà, đất chiếm 12,0%, tăng 12,3%. Hoàn thành sớm 3 tháng dự toán năm HĐND giao và tăng cao so với cùng kỳ.

Hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Đà Nẵng. Tổng số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 8,7 triệu lượt, tăng 33,3% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt 3,2 triệu lượt, tăng 30,6%; khách trong nước đạt 5,5 triệu lượt, tăng 34,9% so với cùng kỳ.

Trong 9 tháng năm 2024, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tại Đà Nẵng ước đạt hơn 20.600 tỉ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành chỉ tiêu năm 2024 về lượt du khách đến.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 103 ngàn tỷ đồng, tăng 14,9%; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt hơn 20,6 ngàn tỷ đồng, tăng 33,3%. Các cơ sở lưu trú đã phục vụ hơn 8,7 triệu lượt khách trong 9 tháng qua.

Về giải ngân vốn đầu tư công, 9 tháng qua, Đà Nẵng đã giải ngân được hơn 4.600 tỉ đồng, tăng 13,44% so với cùng kỳ, đạt 54,32% kế hoạch vốn được giao.

Cục Thống kê cho rằng, hiện hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố đã có những bước chuyển, phục hồi mạnh mẽ. Khu vực thương mại, dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, là trụ đỡ chính đóng góp tăng trưởng kinh tế thành phố.

Tính riêng quý III năm 2024, chỉ số IIP tăng 2,92% so với quý trước và tăng 8,46% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực, vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, sự quyết tâm cao của Chính quyền thành phố trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Đáng chú ý, thu nội địa chiếm tỷ trọng gần 89% trong tổng thu ngân sách trên địa bàn, qua đó cho thấy nguồn thu nội địa gần như giữ vai trò quyết định đến mọi hoạt động chi ngân sách thành phố.

Những con số thống kê về tăng trưởng kinh tế nói trên là tín hiệu tốt giúp kinh tế Đà Nẵng tiến gần hơn đến mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024.

Tin bài khác
Xây dựng chính sách thuế để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững

Xây dựng chính sách thuế để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách phù hợp và yêu cầu các địa phương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Sẽ sớm chuyển giao ngân hàng 0 đồng

Sẽ sớm chuyển giao ngân hàng 0 đồng

Ngành ngân hàng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát tình hình tài chính và chuẩn bị tài liệu để sẵn sàng cho việc chuyển giao ngân hàng 0 đồng.
Bộ KH&ĐT: Hai đầu tàu kinh tế cần phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng

Bộ KH&ĐT: Hai đầu tàu kinh tế cần phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được coi là hai đầu tàu kinh tế quan trọng, có khả năng thúc đẩy tăng trưởng cho cả nước.
Nghị quyết 143 đã tác động lập tức tới thiệt hại của doanh nghiệp, người dân sau bão

Nghị quyết 143 đã tác động lập tức tới thiệt hại của doanh nghiệp, người dân sau bão

Nghị quyết 143/NQ/CP ngày 17/9/2024 được xem như "phao cứu sinh" kịp thời tác động lập tức tới thiệt hại của doanh nghiệp, người dân sau bão.
Nghiên cứu các gói chính sách đủ lớn để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới

Nghiên cứu các gói chính sách đủ lớn để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Triển khai hiệu quả Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Chương trình Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.