Grab bốc hơi 22 tỷ USD vốn hoá
- 143
- Hội nhập
- 20:54 05/03/2022
DNHN - Grab - 'Gã khổng lồ' gọi xe và giao hàng của Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore đã chứng kiến vốn hoá bốc hơi 22 tỷ USD kể từ thời điểm doanh nghiệp này niêm yết trên sàn Nasdaq vào tháng 12/2021 thông qua một thương vụ sáp nhập SPAC.

Grab vừa công bố số liệu kết quả tài chính quý IV/2021 với khoản lỗ ròng lên tới 1,055 tỷ USD. Đây là kết quả kinh doanh quý đầu tiên kể từ thời điểm doanh nghiệp này niêm yết trên sàn Nasdaq vào tháng 12/2021 thông qua một thương vụ sáp nhập SPAC.
Sau khi công bố báo cáo, cổ phiếu của Grab giảm 37%. Tổng cộng đã có 115 triệu cổ phiếu được giao dịch trong phiên, gấp hơn 4 lần mức trung bình trong tháng.
Những khoản lỗ ngày càng tăng đã khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu của cả các công ty khác vẫn chưa thu được lợi nhuận. Grab hiện là công ty có hoạt động kém nhất trong Chỉ số De-SPAC hôm 3/3.
Trước đó vào tháng 12, Grab chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán lớn thứ hai của Mỹ - Nasdaq - với mã chứng khoán GRAB. Giá cổ phiếu Grab đã tăng vọt trong phiên giao dịch trước ngày mở cửa thị trường ở New York. Tuy nhiên, sau khi mở cửa giá chỉ còn ở mức 13,06 USD, giảm hơn 21% ngay trong ngày đầu tiên.
"Đây là giao dịch niêm yết tại Mỹ lớn nhất trong lịch sử được thực hiện bởi một công ty Đông Nam Á, và tôi có thể hiểu vì sao Grab đã phát triển thành một thương hiệu quen thuộc với mọi gia đình và trở thành siêu ứng dụng số 1 trong khu vực" ông Bob McCooey, Chủ tịch Nasdaq khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ.
Grab thành lập năm 2012, với dịch vụ ban đầu là gọi xe taxi. Hiện Grab đang cung cấp các dịch vụ giao nhận, di chuyển và tài chính kỹ thuật số tại hơn 400 thành phố thuộc 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á bao gồm Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Hai cổ đông lớn nhất của Grab là SoftBank Group Corp và Uber Technologies Inc.
Trong cả năm 2021, khoản lỗ của Grab đã tăng lên 3,4 tỷ USD từ 2,6 tỷ USD của năm trước đó.
Dù vậy, đồng sáng lập, CEO Grab Anthony Tan nhấn mạnh biên lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) điều chỉnh đã cải thiện. EBITDA điều chỉnh của Grab năm 2021 vẫn âm 842 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ suất EBITDA trên GMV từ mức âm 6% trong năm 2020 đã giảm còn âm 5%.
Kết thúc năm 2021, tổng tài sản của Grab đạt hơn 11 tỷ USD, tăng gần 6 tỷ USD so với năm trước đó. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này đạt hơn 8 tỷ USD, nợ phải trả chiếm hơn 3 tỷ USD.
Ông Anthony Tan cho biết trong năm nay Grab sẽ tiếp tục theo đuổi các cơ hội lớn từ mảng dịch vụ giao nhận, đồng thời sẵn sàng đưa ngân hàng số hoạt động tại Singapore. Năm nay, công ty dự kiến GMV sẽ tăng trưởng 30-35% so với cùng kỳ.
Đại dịch đã gây thiệt hại cho hoạt động của Grab khi nhu cầu đối với các dịch vụ di chuyển giảm dần trong bối cảnh các biện pháp thắt chặt chặt và các hạn chế trên toàn khu vực. Hơn nữa, công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng sau khi đối thủ người Indonesia là Gojek, sáp nhập với nhà cung cấp thương mại điện tử Tokopedia. GoTo, pháp nhân sau kết hợp, đang chuẩn bị cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở trong nước và ở Mỹ vào năm tới.
NĐ (t/h)
Bài liên quan
#vốn hoá

Facebook trượt khỏi top 10 công ty có giá trị nhất thế giới
Meta Platforms – Công ty mẹ của Facebook với vốn hóa 565 tỷ USD đã trượt khỏi top 10 công ty giá trị nhất thế giới.
Đọc thêm Hội nhập
Khung cảnh ảm đảm của ngành công nghiệp trò chơi điện tử sau đợt bùng nổ trong thời kỳ đại dịch
Những gã khổng lồ về trò chơi điện tử của thế giới đã chứng kiến doanh số bán hàng của họ sụt giảm trong quý thứ hai. Một số nguyên nhân được chỉ ra là do tình trạng thiếu chất bán dẫn cùng các lệnh nới lỏng hạn chế khiến mọi người không còn sử dụng các thiết bị giải trí ở nhà và thay vào đó là hướng tới các hoạt động ngoài trời.
Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
Các nhà sản xuất máy ảnh từ lâu đã cạnh tranh với nhau bằng cách tăng số lượng pixel và thu nhỏ kích thước thiết bị của họ. Nhưng sau đó, điện thoại thông minh ra đời, cung cấp các ứng dụng chỉnh sửa ảnh và cho phép chia sẻ ảnh dễ dàng với gia đình và bạn bè. Điều này đã thay đổi cách mọi người chụp ảnh.
Tập đoàn Bảo hiểm Mitsui Sumitomo mua lại công ty cùng ngành của Mỹ
Gã khổng lồ bảo hiểm Nhật Bản có kế hoạch biến Transverse thành một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn vào đầu năm nay bằng cách mua cổ phần của công ty từ một quỹ đầu tư và các quỹ khác.
Berkshire Hathaway báo cáo lợi nhuận hoạt động tăng mặc dù đầu tư bị thua lỗ
Tổng thu nhập hoạt động của tập đoàn đạt 9,283 tỷ đô la trong quý 2 năm 2022, đánh dấu mức tăng 38,8% so với một năm trước. Tuy nhiên, công ty đã báo lỗ 53 tỷ đô la cho các khoản đầu tư của mình trong cùng quý.
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhẹ bất chấp nhu cầu toàn cầu trở nên suy yếu
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng nhanh trong tháng 7, tạo ra động lực đáng khích lệ cho nền kinh tế khi nước này đang phải vật lộn để phục hồi sau đợt sụt giảm mạnh do Covid gây ra. Tuy nhiên, trái với tín hiệu tích cực từ xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu của nước này lại thấp hơn so với dự báo.
Samsung bắt đầu sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam vào năm 2023
Samsung hiện đang thử nghiệm các sản phẩm mảng lưới bóng và dự định sản xuất hàng loạt chúng tại nhà máy ở tỉnh Thái Nguyên.
Reliance của Ấn Độ ký hợp đồng nhượng quyền với thương hiệu thời trang xa xỉ Balenciaga
Reliance Brands Ltd, một chi nhánh của tập đoàn cũng điều hành chuỗi bán lẻ lớn nhất Ấn Độ, cho biết trong một tuyên bố rằng, họ sẽ là đối tác duy nhất của Balenciaga tại Ấn Độ.
LG Energy và các công ty cùng ngành của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng từ chi phí nguyên liệu
Giá vật liệu cao hơn đã lấy đi một phần thu nhập của các nhà sản xuất pin xe điện hàng đầu Hàn Quốc.
Amazon mua lại nhà sản xuất máy hút bụi Roomba
Thỏa thuận này diễn ra vào thời điểm các nhà phân tích kỳ vọng các công ty công nghệ giàu tiền mặt sẽ bắt tay vào thương vụ mua bán và sát nhập để tận dụng mức định giá thấp do áp lực tăng trưởng.
Công bố kế hoạch hợp nhất HBO Max và Discovery+
Ngày 4/8, Tập đoàn giải trí và truyền thông Warner Bros. Discovery công bố kế hoạch tái cơ cấu lớn, trong đó tích hợp hai nền tảng phát trực tuyến (streaming service) HBO Max và Discovery+ thành một nền tảng chung.