Giá lúa gạo ngày 27/5: Duy trì sự ổn định, tìm hướng đi mới cho lúa gạo Cà Mau
- 443
- Thị trường - Tài chính
- 10:38 27/05/2022
DNHN - Giá lúa gạo ngày 27/5/2022 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Cà Mau tìm hướng đi mới cho ngành sản xuất lúa gạo.
Thị trường giao dịch ổn định
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xu hướng đi ngang. Cụ thể, tại An Giang lúa tươi OM 18 đang được thương lái mua tại ruộng với mức giá 5.800 – 5.900 đồng/kg; IR 504 5.400 – 5.600 đồng/kg; Đài thơm 8 5.700 – 5.850 đồng/kg; nàng hoa 5.900 đồng/kg; lúa OM 5451 5.600 – 5.700 đồng/kg; IR 504 (khô) 6.500 đồng/kg; nếp Long An khô 7.600 – 7.800 đồng/kg; nếp An Giang 7.700 – 7.800 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm quay đầu giảm với mức giảm từ 50 – 100 đồng/kg. Cụ thể, giá gạo NL IR504 8.250 – 8.300 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; gạo TP IR 504 8.800 – 8.900 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá đi ngang. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.600 đồng/kg, giá cám khô 8.800 – 8.900 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Về tình hình xuất khẩu gạo, hiện giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ mức ổn định. Hiện gạo 100% tấm ở mức 373 USD/tấn, tăng 3 USD/tấn so với hôm qua. Gạo 5% tấm 420 USD/tấn; gạo 25% tấm 400 USD/tấn; gạo Jasmine 528 – 532 USD/tấn.
Theo các doanh nghiệp đánh giá, việc Ấn Độ xem xét hạn chế xuất khẩu gạo sẽ tạo cơ hội cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Nguyên nhân, gạo là mặt hàng an ninh lương thực quan trọng.

Tìm hướng đi cho lúa gạo Cà Mau
Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Cà Mau, giá cả vật tư nông nghiệp, nhân công tăng cao khiến chi phí sản xuất đội lên từ 30 - 40%, làm giảm sâu lợi nhuận của người nông dân trồng lúa, khả năng cao là không có lãi. Một bộ phận người trồng lúa không còn mặn mà chuyện chăm sóc mùa vụ.
Ông Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết, giá cả vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón hoá học, đang là gánh nặng lớn cho bà con nông dân. Nếu tính theo thời giá vụ hè thu năm nay, phân bón các loại đã tăng gấp đôi so với năm trước, gấp ba lần so với năm 2020.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con sử dụng phân bón tiết kiệm, đúng lịch thời vụ, gia tăng hiệu quả, tuy nhiên, khả năng có lợi nhuận của người trồng lúa năm nay là rất thấp, thậm chí có nguy cơ thua lỗ, theo báo Cà Mau.
Với cách sản xuất truyền thống, chi phí sản xuất chịu tác động lớn bởi giá cả vật tư nông nghiệp, trong khi đó giá trị nông sản chưa tương xứng với công sức nông dân bỏ ra, thị trường bấp bênh. Người trồng lúa thì hoang mang, chưa biết xoay xở thế nào.
Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của các Hợp tác xã Nông nghiệp kiểu mới, quy trình sản xuất mới, tạo chuỗi liên kết gia tăng giá trị, xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Cà Mau đã thật sự mở ra lựa chọn mới cho người trồng lúa.
Theo ông Thức, không cách nào khác, bà con nông dân phải thay đổi tư duy, mô hình sản xuất, đặc biệt là hướng sản xuất hữu cơ, làm ra sản phẩm lúa gạo sạch, có thương hiệu, tham gia vào các hợp tác xã có liên kết chuỗi giá trị để vừa thu về lợi nhuận, vừa bảo đảm được sự phát triển bền vững cho ngành lúa gạo.
Vài năm trở lại đây, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng là nơi hỗ trợ một số địa phương xây dựng các hợp tác xã lúa gạo sạch thông qua việc cho bà con tham quan, học hỏi mô hình sản xuất của các hợp tác xã lúa gạo kiểu mới trong khu vực ĐBSCL.
Thực tế đã qua cho thấy, nếu không đổi mới về tư duy, cung cách làm ăn, xây dựng thương hiệu, liên kết theo chuỗi giá trị thì phận người nông dân sẽ mãi truân chuyên, chịu thiệt thòi, rủi ro đủ đường.
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau”, đó là thông điệp phát triển mà ngành nông nghiệp Việt Nam gửi gắm. Từ những mô hình HTX lúa gạo kiểu mới tại tỉnh nhà, với những kết quả ấn tượng, nông dân trồng lúa Cà Mau giờ đã có những gợi ý quý giá để có thể thay đổi vận mệnh của mình, để có thể làm giàu từ lúa gạo.
PV(t/h).
Bài liên quan
#đồng bằng sông Cửu Long

Công bố quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030
Bộ Chính trị đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2021.

Kiên Giang: Tăng cường ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng
Tỉnh Kiên Giang tăng cường các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long, nguy cơ ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh do giảm lượng xả nước từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm tăng 14,23% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm, với tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 94.484 tỷ đồng, tăng 14,23% so với cùng kỳ năm trước.
Sẽ nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi trước năm 2025
Bộ Tài chính cho rằng trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã, đang nỗ lực và đặt quyết tâm cao để thúc đẩy, rút ngắn lộ trình được nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vĩnh Phúc: Tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh thương mại
Để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện công tác nắm bắt địa bàn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
Ngân hàng đứng trước áp lực nợ xấu khi Thông tư 14 hết hiệu lực
Thông tư 14 được ban hành vào tháng 9/2021, đúng thời điểm cả nước đang gồng mình chống dịch, đã hỗ trợ các doanh nghiệp trước ảnh hưởng của dịch bệnh thời điểm đó, một trong những điểm đáng quan tâm trong Thông tư 14 là việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022 (kéo dài thêm 6 tháng so với Thông tư 01 và 03). Giờ đây khi thông tư 14 hết hiệu lực, ngân hàng đang đứng trước áp lực nợ xấu tăng cao.
Vĩnh Phúc: Thu ngân sách Nhà nước từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt trên 68%
Với sự linh hoạt, thích ứng, nhất là quyết liệt triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và khai thác tốt các nguồn thu, Vĩnh Phúc không chỉ đưa GRDP tăng trưởng ấn tượng mà thu ngân sách nhà nước đã hoàn thành xấp xỉ 2/3 chỉ tiêu, dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao.
Áp lực nguyên liệu, xi măng tiếp tục tăng giá
Năm 2022, ngành xi măng đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng; trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng.
Nghệ An: Tích cực triển khai giải ngân các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11
Nhằm kịp thời thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã và đang tích cực triển khai hiệu quả các chương trình vay vốn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Thị trường tiền điện tử chứng kiến sự sụt giảm lịch sử trong quý 2/2022
Thị trường tiền điện tử đã chứng kiến sự sụt giảm lịch sử trong quý 2/2022 khi đối mặt với áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương toàn cầu và lạm phát kéo dài. Tại thời điểm kết thúc quý 1/2022, quy mô thị trường tiền điện tử vượt hơn mức 2.165 tỷ đô, cho đến thời điểm cuối quý 2/2022, vốn hóa thị trường đã giảm xuống mức giao động quanh 850 tỷ đô, giảm 60,7% làm choáng váng các nhà đầu tư trong thị trường này.
Tiếp tục “phủ sóng” trên cả nước, HDBank mở mới 18 điểm giao dịch và tuyển dụng 250 ứng viên
Hoàn tất kế hoạch này, HDBank sẽ nâng mạng lưới lên 347 điểm giao dịch ngân hàng, hơn 23.000 điểm giao dịch tài chính, với gần 15.500 CBNV, phủ sóng đến 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc trong tháng 5 đã có cải thiện mặc dù tiếp tục sụt giảm do hạn chế COVID-19
Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc- công xưởng lớn nhất thế giới, đã tiếp tục giảm với tốc độ chậm hơn trong tháng 5 sau khi giảm mạnh vào tháng 4, khi hoạt động ở các trung tâm sản xuất lớn được nối lại, tuy nhiên các hạn chế COVID-19 vẫn đè nặng lên sản xuất và làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy.