Gang thép Thái Nguyên 52 năm vượt khó đi lên

00:00 12/10/2020

(DNHN 11/2/2015). Khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên một thời là biểu tượng và  niềm tự hào của công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc. Dù phải trải qua nhiều thăng trầm của công cuộc đổi mới, đội ngũ công nhân Gang Thép  đã và đang từng bước vượt khó đi lên. Nhân kỷ niệm 52 năm Ngày truyền thống công nhân Gang Thép (29/11/1963-29/11/2015), Nhà báo Đào Quang Bồn đã có cuộc trao đổi với ông: Hoàng Ngọc Diệp - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi: FILE217 Sản xuất thép tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên - Xin ông cung cấp cho bạn đọc Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập biết những nét lớn của trang sử vàng truyền thống Ngày Công nhân Gang Thép Thái Nguyên (29/11/1963-29/11/2015)? Ông Hoàng Ngọc Diệp - TGĐ: Ngày 4/6/1959, Đảng và Nhà nước ta đã khởi công xây dựng khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên. Đây là đứa con đầu lòng của Ngành Công nghiệp Gang thép của Tổ quốc. Tham gia xây dựng lúc đó có tới 1,5 vạn người, chủ yếu là lao động thủ công. Sau hơn 3 năm, vào hồi 8h30’ ngày 29/11/1963, sau tiếng còi tầm kéo dài, mẻ gang đầu tiên của lò cao số 1 đã ra lò, đánh dấu mốc son quan trọng về sự phát triển của ngành luyện kim Việt Nam. Ngày đó được lấy làm Ngày truyền thống Công nhân Gang thép Thái Nguyên. Sau mẻ gang đầu tiên, các lò cao số 2, 3 cũng đi vào sản xuất. Năm 1964, Nhà máy Luyện Cốc cũng sản xuất ra những mẻ cốc đầu tiên. Các xưởng Thiêu kết, xưởng Vận chuyển đường sắt, mỏ sắt Trại Cau… cũng đi vào hoạt động. Sự nghiệp Gang thép của Tổ quốc chưa được bao lâu thì năm 1965 đã phải chuẩn bị phương án cho sơ tán, phòng tránh, vừa sản xuất, vừa chiến đấu với cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Trong 8 năm chống chiến tranh phá hoại, hầu như các xưởng, mỏ, nhà máy của Công ty Gang thép Thái Nguyên đã bị đánh phá ác liệt. Nhưng với khẩu hiệu “Tay búa tay súng”; “Khi Tổ quốc cần, sẵn sàng đổi máu lấy thép”, “giặc đến là đánh, giặc đi là sản xuất”, Công ty Gang Thép Thái Nguyên vừa sản xuất, vừa chiến đấu thắng lợi, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao hàng năm.  Công ty còn thực hiện nghĩa vụ chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, phối hợp với dân quân Thái Nguyên bắn rơi 68 máy bay Mỹ, bắt sống 2 giặc lái khi chúng nhảy dù vào khu vực Nhà máy Luyện Cốc năm 1967. Trong gian khổ ác liệt nhưng gang, thép vẫn ra lò, cung cấp nhiều vật tư hàng hóa phục vụ quốc phòng, góp phần cùng cả nước giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Ngày 1/5/1975, chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng, Gang thép Thái Nguyên lại đánh dấu một mốc son mới: Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng đã sản xuất mẻ thép cán đầu tiên, mở ra một kỷ nguyên mới của ngành cán thép Việt Nam. Công cuộc khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh chưa được bao lâu thì năm 1978, nước ngoài ngừng cung cấp viện trợ cho Gang Thép Thái Nguyên và rút hết chuyên gia về nước. Xí nghiệp liên hợp Gang Thép Thái Nguyên (tên Công ty lúc đó) lại một lần nữa gặp rất nhiều khó khăn. Từ đây, nhiều đề tài, sáng kiến được đưa vào áp dụng để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất. Năm 1981, Quyết định số 155/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến quản lý và khôi phục sản xuất ở Xí nghiệp liên hợp Gang thép Thái Nguyên và Quyết định 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng giao quyền tự chủ cho Xí nghiệp như những làn gió mới thổi vào Gang thép Thái Nguyên. Từ đây, nhiều mặt hàng mới, sản phẩm mới chất lượng ra đời phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng. Đơn vị đã cải tiến toàn diện công tác tổ chức, giao khoán sản phẩm, hạch toán kinh tế để các đơn vị thành viên tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời xúc tiến xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn sản phẩm cho các mặt hàng chủ lực để chiếm lĩnh thị trường. Từ năm 2009, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Là đơn vị lớn của ngành thép Việt Nam, 100% vốn Nhà nước, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương trên và có những bước đi thận trọng, chắc chắn, từng bước tiến hành đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất. Do có sự biến động của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, nên việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm cũng gặp khó khăn, nhưng hàng năm Công ty vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất, nâng cao đời sống người lao động, từng bước thích nghi với cơ chế mới. Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Độc Lập, Huân chương Lao Động các hạng, vinh dự 3 lần đón Bác Hồ về thăm và được Đảng, Nhà nước rất quan tâm… nhất định Công ty sẽ vượt khó đi lên. DSC00379 Thép TICO được vận chuyển ra thị trường để tiêu thụ - Lâu nay Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã có nhiều sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, nhất là thép “TISCO”, nhưng hiện nay các sản phẩm đang bị cạnh tranh quyết liệt. Mặt khác, hiệu lực của Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đến gần, vậy Công ty CP Gang thép Thái Nguyên đã có những giải pháp gì để trụ vững và hội nhập?. - Ông Hoàng Ngọc Diệp - TGĐ: Phải nói, lâu nay Công ty đã có nhiều sản phẩm có uy tín trên thị trường như: Than cốc, gang và nhất là các mặt hàng thép. Thép “TISCO” đã dành được hàng chục giải thưởng có uy tín và có mặt ở nhiều công trình trọng điểm của quốc gia như: Cầu Thăng Long, cầu Bãi Cháy, cảng Hàng không T1, T2 Nội Bài, Nhà máy thủy điện Sơn La... Công ty đã thành công trong việc sản xuất thép SVP17, SVP22,  SVP27 và SVP 33, phục vụ cho ngành than và khoáng sản Việt Nam. Đó là một lợi thế, song cũng có những khó khăn đối với Công ty do máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất đã lạc hậu nên giá thành sản phẩm cao. Khi tham gia vào TPP, nếu Nhà nước không có hàng rào kỹ thuật, hàng rào thuế quan và biện pháp tự vệ thương mại tốt thì chúng ta khó có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài tràn vào, nhất là thị trường thép giá rẻ của Trung Quốc. Bởi vậy đón nhận TPP, Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Trước mắt phải hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2015, tạo tiền đề bước vào nhiệm vụ năm 2016. Theo đó, tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất, tinh gọn bộ máy từ Công ty đến các đơn vị thành viên; Đẩy mạnh công tác kỹ thuật, chất lượng sản phẩm; Triệt để tiết kiệm vật tư, nguyên, nhiên liệu, hạ giá thành sản phẩm; Quyết liệt trong việc tổ chức lại hệ thống phân phối thép nhằm chiếm lĩnh và ổn định thị trường thép trong nước, phát huy hiệu quả của thương hiệu thép “TISCO”; Tiếp tục chủ động đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II Công ty Gang thép Thái Nguyên theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Công ty CP Gang thép Thái Nguyên lần thứ XIV nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra đó là: Tập trung chỉ đạo hoàn thành Dự án giai đoạn 2, đi vào sản xuất ổn định; Tăng cường đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của sản phẩm; Đa dạng hóa các mặt hàng, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; Đảm bảo SXKD có hiệu quả và lợi ích hài hòa giữa các cổ đông và người lao động. Đối mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ trong doanh nghiệp cổ phần, giữ vững ổn định chính trị nội bộ, xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh... Khẩu hiệu hành động của đội ngũ công nhân gang thép Thái Nguyên hiện nay là: “Phát huy sức mạnh tập thể trong lao động sản xuất; Nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp”. Xin cảm ơn ông! Thực hiện: Quang Bồn - Kim Phượng