Đường làm tỷ phú gian nan của nhà sáng lập Panasonic

15:39 16/04/2021

Được Nhật Bản mệnh danh là “vị thần kinh doanh”, ông Konosuke, 9 tuổi bỏ học, trải qua dồn dập bão biến động thị trường, cùng triết lý thâm sâu "Thế giới sẽ không nợ người cố gắng"

 

Doanh nhân Matsushita Konosuke - nhà sáng lập Panasonic. Nguồn: harothconsulting.com.
Doanh nhân Matsushita Konosuke - nhà sáng lập Panasonic. Nguồn: harothconsulting.com..

Matsushita Konosuke sinh năm 1894 tại Wakayama, là con trai thứ ba trong một gia đình có bảy anh chị em. Chưa đầy 10 tuổi, ông đã phải nghỉ học, xa cha mẹ đi học việc ở Osaka để kiếm sống và phụ giúp gia đình. 

Sau khi thôi học, một mình nhảy chuyến tàu đi đến Osaka, công việc đầu tiên ở đây là làm phục vụ tại một nhà hàng đồ nướng. Nhớ lại hồi ức năm đó, ông kể: "Khi còn nhỏ, thay vì vui chơi tôi đã phải lao động. Khi bắt đầu, mỗi ngày trước khi ngủ tôi đều không nhịn được mà khóc thành tiếng. Cứ như vậy khoảng 2 tuần, nước mắt cũng cạn khô rồi. Có một ngày ông chủ cửa hàng đưa tôi năm đồng, nói đây là tiền công, số tiền đó đối với tôi mà nói là lớn nhất trong đời. Trước khi đi ngủ, tôi đều mang ra đếm, sau đó giấu dưới gối, nửa đêm tỉnh dậy phải sờ xem còn hay mất mới yên tâm ngủ tiếp".

Ông phải làm công việc cọ các nồi than, rất vất vả. Đến mùa đông, hai tay vì ngâm nước lâu mà nứt nẻ, những vết thương và đau đớn đó đối với một đứa bé quả thực có chút tàn nhẫn, nhưng ông lúc đó chưa một lời oán thán. "Bởi vì tôi biết, tiền muốn kiếm được nhiều, thì bắt buộc phải nai lưng bạt mạng ra làm, oán trách chỉ làm lãng phí thời gian, khiến tôi nhụt chí. Dù khi ấy còn nhỏ, nhưng tôi đã có nhận thức như vậy, đó thực sự có ảnh hưởng đến sự trưởng thành sau này".

Sau ba năm làm ở quán đồ nướng, vì ông chủ muốn chuyển đi, nên đã giới thiệu Konosuke đến làm cho một người bạn mở cửa hàng bán xe đạp. Ông chuyển đến đây làm đâu đó khoảng 6 năm.

Konosuke cho biết: "6 năm đó, tôi gần như không có ngày nghỉ, mùa hè 5 giờ đã phải thức dậy, mùa đông thì có thể ngủ thêm nửa tiếng, một năm chỉ được nghỉ 2 lần. Tuy nhiên, khi ấy đó là điều bình thường, mọi người xung quanh đều như vậy, cho nên không ai cảm thấy nó bất hợp lý. Tôi cũng nghĩ đó là điều hết sức bình thường, mỗi ngày đều dậy sớm dọn dẹp cửa hàng, bơm nước, sửa xe đạp, không cảm thấy vất vả khổ cực là bao".

Sau này ông có hứng thú với ngành sản xuất điện tử và theo học tại một công ty thiết bị điện, dần dần trở thành một thợ điện. Sau khi kết hôn, Konosuke từ chức ở công ty cổ phần Osaka Electric, quyết định lập nghiệp.

Tháng 3/1918, xưởng chế tạo đồ dùng điện máy Matsushita được thành lập, đánh dấu sự ra đời của Tập đoàn Panasonic hôm nay. Năm 1925, thương hiệu National được sử dụng lần đầu tiên. Năm 1929, ông đổi tên xưởng sản xuất thành Công ty Điện khí Matsushita. Từ đó về sau là chuỗi ngày ông cống hiến toàn bộ tâm sức cho công việc kinh doanh với mục đích cao cả là nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, đem lại phồn vinh cho xã hội.

Năm 1918, ông thành lập nhà máy sản xuất thiết bị điện Panasonic tại Osaka, sản xuất và tiêu thụ ổ cắm, Plug-in cắm cho đèn kép. Mới đầu lập nghiệp, cũng giống như bao người khác, ông gặp khó khăn về vấn đề vốn, nhân công, chế độ quản lý, tình hình vô cùng cấp bách. Nghiêm trọng nhất là xưởng của ông chỉ còn lại 3 người, hai vợ chồng đã phải nhờ cậy đến hai người em trai, tình cảnh lúc đó, cơm không có để ăn, chỉ trong một năm không biết bao nhiêu lần ông đem những vật dụng có giá trị trong nhà mang đến tiệm cầm đồ.

Nhắc về ngày tháng gian khổ, ông từng nói: "Hạnh phúc là, lúc tôi trẻ, điều gì cũng không sợ. Tôi luôn tin tưởng một điều, bạn không bỏ công sức thì không bao giờ được báo đáp, không phải ông trời bất công, xã hội bất công, mà là bạn bỏ ra không đủ cho kỳ vọng của bản thân. Cho nên, dù đến mức cùng cực, phương châm của tôi vẫn là kiên trì đến cùng, dần dần đã nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng và đối tác". Dựa vào niềm tin này, ông chưa bao giờ nản chí. 

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet.

Năm 1923, ông phát minh ra đèn cho xe đạp, sau khi ra mắt thị trường đã thu được thành công lớn. Sau ngày hôm đó, ông phát minh thêm các sản phẩm mới, chiếm lĩnh các lĩnh vực, trở thành doanh nghiệp nổi tiếng thế giới.

Trải qua nhiều phong ba bão táp, nhưng vẫn dũng cảm thỏa hiệp với hoạn nạn, mỗi rủi ro đều được ông hóa giải, và sau những khó khăn ấy, công ty của ông giống như nhành cây thường xuân, ngày một sinh sôi nảy nở.

Năm 1929, xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, mà khi ấy nước Nhật vừa vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính hai năm trước đó, toàn thị trường suy thoái, lượng tiêu thụ sản phẩm của Panasonic cũng giảm, hàng tồn kho tăng, kinh doanh ngày một khó khăn, Khi tất cả các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân lực, Konosuke quyết định giảm một nửa sản xuất nhưng sẽ không sa thải bất cứ nhân viên nào, lương của nhân viên vẫn trả đủ theo ngày làm việc, đồng thời ông cũng khuyến khích nhân viên đi làm nửa ngày, nửa ngày còn lại dựa trên sự tự nguyện, lựa chọn giúp công ty tiêu thụ hàng tồn...

Năm 1945 Nhật Bản sau thế chiến, Mỹ tiếp quản Nhật, khi ấy, Mỹ đưa ra những hạn chế với các công ty Nhật, và đưa công ty của Konosuke vào danh sách tài phiệt, ông bị yêu cầu từ chức, đối mặt với khả năng mất đi công ty mình gây dựng. Khi ấy ông đã mười mấy lần đến Mỹ để đàm phán, nhưng không có kết quả. Ông bị một cú đòn cực mạnh, sự nghiệp bao năm gây dựng và cuộc sống đều rơi vào bế tắc. Nhưng thật may mắn, do các cuộc biểu tình của dân chúng, Konosuke cuối cùng thoát khỏi danh sách tài phiệt, và giữ được vị trí của mình.

Tuy nhiên khó khăn chưa dừng lại ở đó, bởi sự tiếp quản của Mỹ, các khoản vay ngân hàng không được chấp thuận, sản xuất của công ty không thể hoạt động bình thường, Konosuke còn một khoản nợ rất lớn, không có tiền trả cho công nhân, dẫn đến nhiều người đã xin từ chức. Thậm chí đến những bữa ăn hàng ngày, ông cũng phải nhờ cậy vay mượn bạn bè. Thời khắc khó khăn, nhưng điều đó không thể khiến ông gục ngã, "Những thời khắc khó khăn, đúng lúc có thể suy nghĩ, đánh giá, xem xét, nghiên cứu, từ việc suy nghĩ có thể tìm ra một kế hoạch tốt, những ý tưởng hay sẽ xuất hiện. Nếu lo lắng lãng phí thời gian, hãy tìm việc gì đó để làm, bình thường xem nhẹ việc đào tạo các kỹ thuật, xem nhẹ dịch vụ chăm sóc khách hàng, thì nên xem lại hệ thống và tiến hành sửa chữa"...

Năm 1961, khi ở tuổi 67 ông quyết định tạm gác để lui về "cánh gà", tuyên bố từ chức Tổng giám đốc Panasonic và nắm quyền chủ tịch Hội đồng quản trị. Nhưng sau 3 năm, thị trường suy thoái, một lần nữa khiến người đàn ông ở cái tuổi thất thập cổ lai hy quay trở lại. Do kinh tế Nhật Bản lạm phát, thị trường có nhiều diễn biến xấu, đến năm 1964, ông quyết định lấy thân phận là chủ tịch Hội đồng quản trị của Panasonic tạm thời nắm giữ chức vụ giám đốc phòng kinh doanh của công ty.

Với cương vị này, đã khởi động lại ý chí những tháng năm tuổi trẻ của ông, mỗi ngày đều đi làm đúng giờ, phụ trách nhiều công việc.

Dưới sự dẫn dắt và nỗ lực của Konosuke, công ty đã bước ra khỏi khó khăn, diễn lại vở kịch tăng trưởng nhanh chóng trong thời điểm kinh tế khó khăn năm nào. Hơn 200 đại lý toàn quốc như được ông tiếp thêm nhiên liệu và bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc.

Năm 1973, bùng phát khủng hoảng dầu mỏ, nghiêm trọng là những doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn nước ngoài gần như bất lực, thâm hụt ngân sách như bệnh dịch lây lan trong giới doanh nghiệp Nhật Bản. Panasonic một lần nữa rơi vào khó khăn.

Thời khắc đó, Konosuke đã bình tĩnh phân tích, điều chỉnh phương hướng và chiến lược kinh doanh, đào sâu tiềm lực của công ty, vận dụng tinh thần "Nước tự đến" mô phỏng theo các sản phẩm điện tử tốt nhất trên thế giới, đồng thời sắc sảo và tốt hơn người khác làm. Về sau, ông rất thành công với những sản phẩm mô phỏng theo, cứu nhà máy khỏi việc đóng cửa. Panasonic lại lần nữa vượt qua thử thách, hơn nữa đã mạnh dạn thâm nhập thị trường Mỹ. Đến ngày nay, Panasonic tự hào là một doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Những câu chuyện đi lên từ nghịch cảnh chắc còn rất nhiều, Panasonic bao nhiêu lần rơi vào vòng xoáy, thì là bấy nhiêu lần không chịu đầu hàng trước số phận, mà ngày một phát triển, như Konosuke từng nói "Không ai thất bại cả đời, nhưng một lần thất bại là chưa đủ".

Một nhà văn từng viết rằng "Konosuke là 'Ông thần kinh doanh', tôi cảm thấy nói ông ấy là một cao thủ không hề ngoa, những nhân vật như vậy, hậu thế sau này tạm thời chưa thấy xuất hiện".

Matsushita Kōnosuke không chỉ là một doanh nhân thành công, một nhà quản lý, một "Ông thần kinh doanh", mà còn là một người trí tuệ. Danh tiếng của ông đã không còn chỉ là tên gọi mà là một hình tượng tinh thần.

TH