Dư nợ tín dụng chứng khoán mới chỉ bằng 0,48% tổng dư nợ cả nền kinh tế
- 7
- Kinh doanh
- 15:52 22/06/2021
DNHN - Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục phá kỷ lục cả về điểm số lẫn thanh khoản từ cuối năm 2020 đến nay. tuy nhiên, theo số liệu từ phía NHNN thì con số tín dụng chảy vào thị trường chứng khoán chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tín dụng cung cấp ra nền kinh tế.

Theo thông tin từ Vụ tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, dư nợ tín dụng chảy vào lĩnh vực chứng khoán dự kiến đến cuối tháng 6 tăng khoảng 3% nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ (0,48%) trong tổng dư nợ nền kinh tế, ước đạt khoảng 46.700 tỷ đồng, tăng khoảng 400 - 500 tỷ đồng so với cuối năm 2020.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước đang rất quan tâm tới sự tăng trưởng, phát triển của thị trường chứng khoán. Bản thân NHNN cũng đang tiếp tục có giải pháp chỉ đạo giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay, "lách" luật, sử dụng vay vốn vay sai mục đích và tăng cường giám sát hoạt động đầu tư chứng khoán.
Trước những diễn biến bất thường của thị trường BĐS, chứng khoán, ngày 14/4, NHNN đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng để đánh giá, nhận diện và cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động tín dụng để có giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, nguyên lý là các thị trường phải thông nhau, tiền từ thị trường này sẽ chảy sang thị trường kia. Đây là quy luật của nền kinh tế thị trường. Về cơ bản, ở các quốc gia phát triển thị trường chứng khoán là kênh vốn chủ yếu và quan trọng của nền kinh tế. Vì thế sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là có vấn đề.
Vai trò của bộ ngành, cơ quan quản lý là kiểm soát, điều tiết đề làm sao dòng tiền đi đúng hướng, có sự cân bằng và phù hợp không để xảy ra bong bóng. Tuy nhiên, Phó Thống đốc cũng cho rằng, không phải đơn giản để kiểm soát được đầy đủ dòng chảy của tiền khi Việt Nam là một nước có tỷ lệ sử dụng tiền mặt lớn, ngân hàng có thể kiểm soát dòng tiền luân chuyển ở vòng thứ nhất để yêu cầu sử dụng đúng mục đích nhưng đến vòng 2, 3 thì lại không hề đơn giản.
Trong phát biểu mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, VN-Index đã tăng trên 64% trong vòng một năm qua (tính tới phiên 16/6/2021), nằm trong nhóm chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới. Không chỉ tại Việt Nam, thị trường chứng khoán toàn cầu đã được thúc đẩy bởi làn sóng tiền rẻ từ các ngân hàng trung ương hạ lãi suất cho đến sự tham gia đầy hứng khởi của nhà đầu tư cá nhân. Những tài sản tài chính khác như bất động sản, bitcoin cũng lên cơn sốt và đã có không ít cảnh báo từ giới chuyên gia quốc tế về rủi ro đằng sau đà tăng quá nóng.
PV
Bài liên quan
#Chứng khoán

Chứng khoán Nga “bốc hơi” 250 tỷ USD sau tin về Ukraine
Nga đang đối mặt với hàng loạt thách thức kinh tế sau khi đưa quân vào Ukraine. Cổ phiếu, trái phiếu và giá đồng rúp hiện rơi vào vùng suy yếu.

Goldman Sachs: Đầu tư cổ phiếu là cách tốt nhất để đánh bại lạm phát
Công ty quản lý tài sản của Goldman Sachs khuyến nghị đầu tư cổ phiếu theo chu kỳ cùng với thị trường chứng khoán châu Âu và thị trường mới nổi.

Bổ sung quy định xử phạt hành chính lĩnh vực chứng khoán
Chính phủ ban hành Nghị định 128/2021/NĐ-CPngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chứng khoán – tay không bắt giặc
Thị trường chứng khoán đã tăng trưởng mạnh mẽ trong gần hai năm qua, giúp các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi khi muốn phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến tăng vốn khủng của một số doanh nghiệp thời gian gần đây, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn yếu kém, tiếng chuông cảnh báo nguy cơ tăng vốn ảo lại được gióng lên.

Chọn cổ phiếu nào cho giai đoạn hậu giãn cách?
Tốc độ tiêm chủng khá tích cực có thể giúp TPHCM dần mở cửa trở lại và đẩy mạnh các hoạt động kinh tế trong quý 4/2021. Do đó, việc nới lỏng các Chỉ thị giãn cách hiện hành sẽ khả thi hơn và tác động tích cực lên VN-Index.

Mark Mobius: Thị trường chứng khoán Việt Nam là nơi đáng đầu tư nhất ở thời điểm này
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, nhà đồng sáng lập quỹ Mobius Capital Partners cho biết thị trường tiềm năng, đáng đầu tư nhất ở thời điểm này chắc chắn là Việt Nam.
Đọc thêm Kinh doanh
Đăng ký BIDV SmartBanking - Rinh quà 500k++
Chương trình diễn ra từ 17/06 - 16/09/2022 với tổng giá trị giải thưởng trên 12 tỷ đồng. Theo đó, khách hàng sẽ được nhận ngay 65,000 đồng vào tài khoản cùng các mã giảm giá 50%, tối đa lên đến 150,000 đồng/mã khi trải nghiệm các dịch vụ tiện ích trên BIDV SmartBanking.
Điện lực Hà Tĩnh đã mua hơn 66 triệu kWh điện mặt trời áp mái nhà
Hệ thống điện mặt trời áp mái nhà đã đóng góp khoảng 22% phụ tải cho hệ thống lưới điện Hà Tĩnh. Hiện nay, toàn tỉnh đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt trên diện rộng, phụ tải điện tăng đột biến.
Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
Mới đây, các chuyên gia ở Hiệp hội Vận tải hàng không đánh giá, với thị trường Việt Nam, dự kiến sẽ có những dấu hiệu tích cực cả ở nội địa và quốc tế sau đại dịch Covid-19 khá rõ nét. Tuy nhiên, các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường hàng không còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Quảng Nam thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt gần 15 nghìn tỷ đồng
Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cho biết, thu ngân sách 6 tháng đầu năm khoảng 14.838 tỷ đồng, đạt 78,1% dự toán, tăng 40,9% so cùng kỳ. Số tăng thu này nhờ thủy điện đầy nước, dẫn đến thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương đạt 64,7% (400,9 tỷ đồng), tăng 23,4% so cùng kỳ.
Nửa đầu tháng 6, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt gần 338 tỷ USD
Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6 năm 2022 đạt 15,11 tỷ USD, giảm 16,1% (tương ứng giảm 2,9 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 5/2022.
Thủ tục hành chính mỗi nơi hiểu một kiểu khiến doanh nghiệp chạy lòng vòng
Thực tế có nhiều trường hợp cơ quan chức năng mỗi nơi hiểu quy định của Nhà nước một cách khác nhau, khiến DN phải chạy lòng vòng, mất rất nhiều thời gian mà không cơ quan nào giải quyết.
Vietnam Airlines đặt mục tiêu kinh doanh 2022 lỗ 9.300 tỷ đồng
Vietnam Airlines lên kế hoạch kinh doanh năm nay đạt doanh thu công ty mẹ 45.252 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Dù doanh thu tăng, công ty vẫn dự kiến lỗ ròng 9.335 tỷ đồng. Mức lỗ này đã giảm 23,5% so với khoản lỗ năm 2021.
WinMart giảm giá lên đến 50% hàng loạt sản phẩm
Giá xăng tăng kỷ lục đã gây nhiều biến động về giá cả trên thị trường hàng hóa, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt chi tiêu của người dân. Trước tình hình này, các nhà bán lẻ lớn đã thực hiện nhiều giải pháp kìm giá, “tung” nhiều khuyến mại đối với mặt hàng nhu yếu phẩm nhằm chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, kích cầu mua sắm trong dịp hè.
Ngành Thuế vẫn thất thu từ Google và Facebook
Việc quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử dù có sự chuyển biến nhưng số thu này chưa tương xứng với doanh thu khủng của các nền tảng kinh doanh xuyên biên giới ở Việt Nam như Google, Facebook hay Netflix.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới có thể lên 256,1 nghìn tỷ vào năm 2026
Nếu coi “Thương mại điện tử B2C” như là một ngành hàng xuất khẩu thì đây sẽ là ngành xuất khẩu thế mạnh đứng thứ 5 tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.