Dự kiến góp 6.770 tỉ đồng từ ngân sách làm đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
- Vấn đề
- 15:38 27/01/2021
Trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã ghi nhận đề xuất 6.770 tỉ đồng nguồn ngân sách nhà nước tham gia dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có hướng tuyến cắt ngang đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành - Đồ họa: TTO
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã chuyển Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) công văn của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai với nội dung kiến nghị liên quan hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Theo Bộ GTVT, trước đây do dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được Thủ tướng giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.
Dự án dự kiến triển khai theo phương thức đối tác công - tư (PPP), do địa phương huy động vốn đầu tư thực hiện. Vì vậy, Bộ GTVT không xây dựng nhu cầu vốn cho dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ.
Trong quá trình triển khai lập báo cáo tiền khả thi, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nêu các khó khăn trong trường hợp giao địa phương làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai dự án. Vì vậy, ngày 23/10/2020, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư điều chỉnh lại dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT.
Trong đó bổ sung dự kiến nguồn ngân sách nhà nước tham gia dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, bố trí qua Bộ GTVT khoảng 6.770 tỉ đồng.
Đến ngày 4/11/2020, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã có văn bản ghi nhận đề xuất của Bộ GTVT. Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng thông báo sẽ xem xét, tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 sau khi dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư và phụ thuộc vào khả năng cân đối.
Trên cơ sở đề xuất của địa phương và ý kiến bộ ngành liên quan, ngày 7/12/2020, Thủ tướng đã có văn bản giao Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền thực hiện rà soát, cập nhật trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo phương thức PPP.
“Thực hiện ý kiến chỉ đạo, Bộ GTVT đang khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị đầu tư theo quy định. Sau khi có kết quả nghiên cứu và phương án đầu tư cụ thể, Bộ GTVT sẽ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Trong đó, Bộ Kế hoạch - đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối đối với phần vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ dự án”, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết.
Tháng 10/2020, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tờ trình gửi Thủ tướng bổ sung một số nội dung về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo phương thức PPP, hợp đồng BOT.
Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất Thủ tướng cân đối nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để tổ chức thực hiện dự án. Đồng thời, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và giao Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án.
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn I được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gửi Thủ tướng, dự án dài 53,7km với điểm đầu kết nối tuyến tránh quốc lộ 1 qua TP Biên Hòa, điểm cuối giao với đường vành đai TP Bà Rịa (quốc lộ 56).
Tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được đề xuất đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, quy mô 4 - 6 làn xe, chiều rộng nền đường 24,75 - 34,5m tùy theo từng đoạn. Tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 19.012 tỉ đồng (chi phí xây dựng 9.115 tỉ đồng, chi phí giải phóng 5.985 tỉ đồng).
Tuấn Phùng/TT online
Tin liên quan
Đọc thêm Vấn đề
TP HCM: Vẫn còn người dân không đeo khẩu trang ở nơi công cộng
Bất chấp dịch bệnh Covid-19, một số người dân ở TP.HCM vẫn lơ là không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Các phương tiện vận chuyển hàng hóa tỉnh Hải Dương đi Hải Phòng đã được tháo gỡ
Vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Sở GTVT Hải Phòng báo cáo UBND thành phố có phương án tháo gỡ cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa của tỉnh Hải Dương đi Hải Phòng.
Thách thức lớn cho xuất khẩu thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, do đã khai thác gần hết tiềm năng con tôm, con cá tra nên nếu không có những chiến lược thay đổi nhanh chóng, thủy sản Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ khó mang về giá trị lớn hơn hiện tại.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác nhận việc Giáo hội thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử Momo.
GDP có thể đạt thấp hơn so với mục tiêu trong Quý I/2021
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu trường hợp dịch COVID-19 được khống chế kịp thời trong quý I, ước tính GDP quý này tăng 4,46%, thấp hơn 0,66 điểm phần trăm so với mục tiêu trong Nghị quyết 01.
Kiên Giang: Chi 150 tỷ khẩn cấp xử lý sạt lở đê biển Tây
Để bảo vệ dân sinh và sản xuất trong đê trước tình hình sạt lở bờ biển nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã quyết định chi 150 tỷ đồng khắc phục khẩn cấp.
Phát triển điện mặt trời, điện gió thời gian qua có thể coi là thành tích hay không?
Trong vòng 3 năm qua, điện mặt trời, điện gió thực sự vào giai đoạn bùng nổ ở Việt Nam. Từ con số 0, điện gió, điện mặt trời đua nhau lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác. Các con số tăng trưởng của “nguồn điện trời cho” này vẫn chưa dừng lại.
Hải Dương tiếp tục đề nghị Hải Phòng cho nông sản lưu thông xuất khẩu
Sáng 22/2, UBND tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị UBND TP Hải Phòng sớm tạo điều kiện cho nông sản của Hải Dương được lưu thông vào Hải Phòng để kịp thời xuất khẩu.
Ngành Lâm nghiệp với chiến lược nâng cao chất lượng rừng tầm nhìn 2050
Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021–2030 với tầm nhìn tới 2050 để tìm ra những giải pháp mang tính đột phá nâng cao chất lượng rừng.
Vì sao hàng loạt tỉnh muốn xây thêm sân bay?
Thông tin nhiều địa phương xin xây dựng sân bay lại rộ lên thu hút sự chú ý của dư luận với câu hỏi đi cùng: Đại đa số sân bay đang lỗ, vì sao hàng loạt tỉnh muốn xây thêm?