Đông Nam Á được kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn vào năm 2022 bất chấp triển vọng nhạt nhòa của Trung Quốc và Ấn Độ

10:21 26/11/2021

Các nhà kinh tế của Barclays cho biết trong hội thảo về Triển vọng Kinh tế châu Á năm 2022, khu vực Đông Nam Á được kỳ vọng chứng kiến tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa vào năm 2022, được thúc đẩy thông qua các quyết định mở cửa trở lại biên giới và duy trì chính sách tiền tệ hỗ trợ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Theo nhà kinh tế trưởng của Barclays, ông Rahul Bajoria chỉ ra trong khi các nền kinh tế lục địa lớn hơn như Ấn Độ và Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn khi bước sang năm mới, Đông Nam Á sẽ tiếp tục cải thiện mức độ hoạt động trên khắp các quốc gia thuộc khu vực. Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu khác là Brian Tan cảnh báo sự phục hồi có thể sẽ bị kìm hãm trong quý đầu tiên của năm 2022, tốc độ tăng trưởng chậm kéo dài sang quý 2 đối với một số lĩnh vực, do đó các chính phủ vẫn cần thận trọng khi đưa ra quyết định mở cửa trở lại.

Barjoria cho biết, các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục đè nặng lên tăng trưởng và dự tính sẽ ​​"không có giải pháp vật chất nào" hiệu quả cho đến nửa cuối năm 2022, khi các nút thắt giảm bớt trong 6 đến 12 tháng tới. Ông nêu ra ba thách thức chính đối với châu Á vào năm 2022: Rủi ro liên quan đến Covid-19; lạm phát giá nhập khẩu, đặc biệt khi châu Á là khu vực nhập khẩu năng lượng lớn và những thay đổi trong quan điểm chính sách của các thị trường phát triển, bao gồm tiền tệ cũng như tài khóa. Ông lưu ý: “Nếu nhiều ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách hơn sẽ có khả năng gây ra một số tác động tiêu cực đến khu vực”.

Ngoài ra, phía Barclays nói chung vẫn giữ vững quan điểm châu Á vẫn tụt hậu trong phạm vi các thị trường mới nổi cho đến khi bình thường hóa chính sách tiền tệ và lạm phát duy trì ở mức tương đối trong tầm kiểm soát. Tan cũng đồng tình với ý kiến trên và cho rằng: “Ngoại trừ Singapore, không nhiều ngân hàng trung ương Đông Nam Á tỏ ra hào hứng thực hiện các biện pháp bình thường hóa”. Theo ông, Singpore đã dẫn đầu trong nỗ lực mở cửa, sự khác biệt giữa Đảo quốc Sư Tử và phần còn lại của khu vực là công cuộc phục hồi kinh tế với thước đo lạm phát.

Ngược lại, theo ý kiến của nhà kinh tế trưởng Jian Chang, triển vọng về Trung Quốc đã mờ nhạt hơn trong những tháng gần đây. Có nhiều lý do dẫn đến tình hình không mấy tích cực này bao gồm chính phủ đàn áp các quy định; không chắc chắn về tác động của động lực "thịnh vượng chung"; cuộc khủng hoảng Evergrande; khủng hoảng năng lượng và những đợt bùng phát gần đây của Covid-19. Trong năm tới, Trung Quốc tiếp tục chứng kiến ​​những khó khăn đáng kể, với dự báo tăng trưởng 4,7% thấp hơn sự đồng thuận của thị trường. Tình huống đặt ra là lĩnh vực bất động sản sẽ trở thành lực cản đối với tăng trưởng. Chang cho hay cam kết carbon của chính phủ sẽ đè nặng lên các các ngành công nghiệp nặng, trong khi đó chính sách Zero-Covid của đất nước dự kiến ​​sẽ duy trì đến năm 2022 hoặc ít nhất là cho đến đại hội đảng tiếp theo, đồng nghĩa với biên giới vẫn tiếp tục đóng kín.

TL