Doanh nhân Trần Quí Thanh: Kinh doanh cũng là trò chơi và muốn hiệu quả lớn thì chấp nhận rủi ro cao

09:18 27/04/2021

Doanh nhân Trần Quí Thanh xuất thân từ kỹ sư cơ khí nhưng lại rẽ hướng kinh doanh ngành thực phẩm với công việc tại Tổng công ty thực phẩm Trung ương. Sau gần 20 năm, ông Thanh đã dẫn dắt Tân Hiệp Phát thành tập đoàn nước giải khát mang thương hiệu Việt Nam có doanh thu không kém cạnh Pepsi Việt Nam.

Doanh nhân Trần Quí Thanh. Nguồn ảnh: Internet
Doanh nhân Trần Quí Thanh. Nguồn ảnh: Internet.

Ông Trần Quí Thanh sinh năm 1953, ông xuất thân từ gia đình khá giả nhưng tình cảnh trớ trêu buộc ông phải sống trong cô nhi viện khi mẹ qua đời. Tuổi thơ cơ cực, thiếu thốn, phải ăn những trận đòn roi, thậm chí từng phải ngủ chuồng heo khi mất mẹ, sống thiếu cha đã khiến cậu bé Thanh ngày đó đã luôn tâm niệm rằng: "muốn tồn tại thì phải làm tốt và phải chiến đấu". Nhắm đích đến, làm tốt nhất sẽ được giải thoát khỏi địa ngục trần gian để biến những mong muốn, khát vọng thành sự thực.

Để có được thành quả là Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát không ngừng lớn mạnh ngày hôm nay, bản thân nhà sáng lập đã đi qua những năm tháng thăng trầm khó lòng đo đếm hết.

Đầu tiên là cuộc đào tẩu khỏi cô nhi Viện rồi bị bắt về và trừng phạt bằng những trận mưa roi và giam lỏng. Biết tin này bố ông là cụ Trần Văn Bưởi - chủ vựa buôn bán vật liệu xây dựng Hiệp Phát bỏ hết công việc lật đật lên đón Thanh về. Được cha đón, cậu bé Thanh khi đó cảm nhận rõ niềm sung sướng của sự tự do và tự hứa với chính mình sẽ không bao giờ để người ta ăn hiếp nữa.

Sau cú sốc tinh thần mất đi người mẹ yêu quý và sự trải nghiệm để đời phải sống trong cô nhi viện để tôi tạo nên một Trần Quí Thanh với tính cách quyết liệt, mạnh mẽ, gai góc cả trong suy nghĩ và hành động của ông.

Ông chủ Tân Hiệp Phát chia sẻ: "Thời gian sống ở cô nhi viện giúp tôi hình thành tính kỷ luật, sớm bỏ sự nhõng nhẽo của trẻ con, giờ giấc ăn uống, học nghi lễ nghiêm ngắn. Và một bài học để đời đó là muốn tồn tại thì phải làm tốt và phải chiến đấu. Vì ở trong đó vừa phải làm tốt nội quy, vừa chiến đấu với bạn học. Cũng nhờ điều này giúp tôi hình thành thói quen không đổ lỗi cho ai cả, đụng vấn đề là nhìn thẳng để tìm giải pháp tháo gỡ".

Tốt nghiệp khoa chế tạo máy của trường Đại học Bách Khoa nhưng ông lại chuyển hướng sang kinh doanh với công việc của Tổng công ty thực phẩm Trung ương. Là người ham học hỏi, đam mê kinh doanh và có óc sáng tạo ông sớm được bổ nhiệm làm giám đốc Xưởng Cồn Gas & nước giải khát Bến Thành thuộc Tổng công ty thực phẩm miền Nam. 

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet.

Sau khi Sài Gòn được giải phóng được hai năm, ông Thanh bắt đầu tham gia ngành công nghiệp sản xuất nấm men. Nhưng thời điểm lúc đó có nhiều bất lợi cho sản xuất kinh doanh bởi sự cấm vận nặng nề từ Mỹ khiến các nhà sản xuất đều bị cắt nguồn cung cấp thiết bị và nguyên vật liệu từ bên ngoài.

Trước tình hình đó, ông đã nhớ và phát hiện ra những chiếc võng nylon do quân đội Mỹ để lại có thể tận dụng như một tấm sàng để lấy men bùn. Sáng kiến thô sơ này đã giúp doanh nghiệp non trẻ của ông mở rộng quy mô và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh khác phải bó gối trong bất lực. Thậm chí, nhiều nhà sản xuất men bị xóa sổ bởi tình trạng siêu lạm phát, doanh nghiệp nhỏ của ông Thanh chỉ đơn giản thu mua thật nhiều võng và mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh.

Nhưng khi giá men sụp đổ vào năm 1979 buộc ông phải rẽ sang ngành sản xuất đường. Sau hơn một thập kỷ chế biến mía đường với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, giá thấp đã chặn đường sống của một nhà máy sản xuất nhỏ trong nội thành của ông.

Không gục ngã trước thất bại, ông nảy ra ý tưởng táo bạo cho việc xây dựng một thương hiệu đồ uống ở Việt Nam. Cùng với đó, sự thay đổi chính sách đã cứu cánh cho ý tưởng sáng tạo của ông - Năm 1992, chính phủ cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Ba năm sau đó, Mỹ cũng dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, mở cửa thương mại quốc tế sau 20 năm.

Cơ sở sản xuất bia Bến Thành - đây cũng chính là khởi nguồn của dòng nước uống giải khát của Tập đoàn Tân Hiệp Phát sau này được thành lập vào năm 1994. Cùng với sự nhạy bén và sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tỉnh, sản phẩm của ông không ngừng được đón nhận, vươn rộng ra thị trường. Ở thời điểm đó, cơ sở sản xuất bia Bến Thành dần lớn mạnh rồi trở thành nhà sản xuất đồ uống tư nhân lớn nhất Việt Nam, với khoảng 5.000 nhân viên trên toàn quốc. Công ty chỉ nằm dưới thị phần so với công ty sản xuất nước ngọt đa quốc gia như Coca-Cola. Tân Hiệp Phát chiếm giữ 20 - 30% thị phần của thị trường nước giải khát trong nước ở thời điểm đó.

Vị giám đốc này luôn coi yếu tố quyết định đối với nghiệp kinh doanh là sự hiểu biết về thị trường tiêu dùng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Chính vì thế mặc dù có kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm và nền tảng quản lý nhưng ông vẫn quyết định định học thêm về quản trị kinh doanh.
Bên cạnh việc điều hành Tân Hiệp Phát phát triển, ông chủ của tập đoàn này còn đạt được tấm bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh của trường Southern California University. Mỗi ngày ông dành 16 giờ với hàng chồng sách trên bàn để tự tìm tòi và hoàn thiện kiến thức trang bị cho bản thân.

Hiện nay, Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát định hướng phát triển các sản phẩm có lợi cho sức khỏe không có ga. Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã có mặt trên thị trường Trung Quốc, Châu Phi, Úc, Đài Loan, Campuchia, Singapore và Nga.

Từ những thành quả với nền móng vững chắc mà người sáng lập Dr Thanh làm được, chúng ta có thể tự tin về hoài bão khát vọng 100 năm của ông sẽ theo thời gian mà đi tới. Bởi với khí chất con người của nhà Dr Thanh, luôn biết chấp nhận ra biển lớn là phải gặp sóng lớn, biết cách "Vượt qua người khổng lồ" thì chuyện xây doanh nghiệp trăm tuổi sẽ không gì là không thể.

TH