Doanh nghiệp “nội” đang cần động lực tăng trưởng mới
- 12
- Doanh nghiệp
- 09:27 17/07/2018
Mở một lối đi mới ở một ngành khác hay vươn mình ra nước ngoài gần như là 2 lựa chọn duy nhất để tạo ra động lực tăng trưởng mới. Tuy nhiên, cả 2 lựa chọn này đều khó khăn.
Vinamilk – “ông vua” ngành sữa Việt Nam với gần 60% thị phần sữa trong nước – đang cố gắng tìm cách vực lại tốc độ tăng trưởng.
Thống trị thị trường là vị thế mà doanh nghiệp nào cũng muốn có. Nhưng khi thị trường đã bão hòa, kéo theo tăng trưởng đạt đến điểm tới hạn thì việc động lực tăng trưởng mới đang là bài toán nan giải đối với doanh nghiệp trong nước. Vinamilk – “ông vua” ngành sữa Việt Nam với gần 60% thị phần sữa trong nước – đang cố gắng tìm cách vực lại tốc độ tăng trưởng. Dù vậy, đến nay vẫn chưa thấy một chiến lược rõ ràng nào được công bố.
Năm 2018, Vinamilk chỉ đặt mục tiêu doanh thu tăng 8,5%; trong khi giai đoạn 2012 – 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 13,5%. Tương tự, lợi nhuận trước thuế mục tiêu năm 2018 chỉ tăng 4,6%; trong khi giai đoạn 5 năm trước là 12%/năm.
Mở lối đi mới ở một ngành khác có lẽ không phải là lựa chọn của ban lãnh đạo Vinamilk. Việc thâu tóm Công ty Chế biến dừa Á Châu và Công ty Đường Khánh Hòa đơn thuần chỉ là để Vinamilk tự chủ hơn trong khâu nguyên liệu, đồng thời phục vụ sản xuất sản phẩm mới bổ sung vào các chuỗi sản phẩm hiện tại, chẳng hạn như sản phẩm nước dừa bổ sung vào chuỗi sản phẩm nước giải khát vốn nổi tiếng với thương hiệu Vfresh và thương hiệu ICY.
Trong khi đó, “cú bắt tay” với Dược Hậu Giang mới chỉ là động thái “ném đá dò đường”, nghiên cứu một trong nhiều hướng đi mới dưới sự kết nối từ “ông chủ chung” SCIC. Nếu thực sự “ông trùm” ngành hàng tiêu dùng nhanh Vinamilk muốn dấn thân vào ngành dược phẩm thì giới đầu tư chắc chắn sẽ phải chứng kiến một thương vụ M&A rất lớn trong ngành này, thay vì chỉ hợp tác.
Lựa chọn “tiến quân” ra thị trường nước ngoài cũng không hề dễ dàng với Vinamilk bởi rào cản rất lớn về thuế và kênh phân phối. Theo tiết lộ mới đây từ đại diện truyền thông Vinamilk, công ty này đã có một kế hoạch chi tiết với thị trường Myanmar.
Dù kế hoạch có chi tiết thế nào, phương án đột phá ra sao thì chắc chắn việc triển khai sẽ mất nhiều năm và chưa thể đem lại dòng tiền lớn ngay trong vài năm tới, phần vì việc xây dựng kênh phân phối cần thời gian dài, phần vì nhu cầu thị trường vẫn đang trong giai đoạn phải chi tiền khai phá. Và cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, “đem chuông đi đánh xứ người” chưa bao giờ là dễ dàng bởi “luật chơi” do nước sở tại đặt ra.
Một doanh nghiệp thống trị nội địa khác là FPT đang lựa chọn vươn mình ra nước ngoài, trong bối cảnh thị trường Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé và manh mún, nhất là thị trường Chính phủ phần nào đã bão hòa. Tập đoàn này đang thoái dần vốn tại “con cưng” FPT Retail – doanh nghiệp sở hữu chuỗi cửa hàng điện máy đình đám FPT Shop, để tập trung vào thế mạnh cốt lõi là công nghệ thông tin, đặc biệt là mảng phần mềm.
Ở tình cảnh có phần tương tự, “ông trùm” ngành bán lẻ - Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) – cũng đang loay hoay với động lực tăng trưởng. Theo dự báo, chỉ vài năm tới, chuỗi Điện máy Xanh cũng sẽ “tiếp bước” chuỗi Thế giới di động đạt đến điểm tới hạn về quy mô và công ty này đang đặt niềm tin vào chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh.
Khó khăn đã lộ rõ khi MWG xâm nhập vào phân khúc bán lẻ rất khác biệt này. Việc không đạt được doanh thu cần thiết do sai lầm về chiến lược đặt vị trí cửa hàng đã buộc MWG phải giảm lượng cửa hàng Bách hóa Xanh mục tiêu cuối năm 2018 xuống còn 500, bằng một nửa so với kế hoạch trước đó.
Nguyễn Việt
Bài liên quan
#tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế sẽ ra sao năm 2022?
“Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới” mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2022.

Lạc quan với triển vọng tăng trưởng năm 2022
Năm 2022, dịch Covid-19 có thể chưa chấm dứt do sự xuất hiện khó lường của biến chủng Omicron, nên các ngành dịch vụ thị trường chưa thể khôi phục hoàn toàn nhưng sẽ khả quan hơn năm 2021. Song, áp lực lạm phát với nền kinh tế sẽ gia tăng khi cầu khôi phục, sản xuất gia tăng và giá cả nguyên vật liệu ở mức cao.

Xuất khẩu dệt may, giày dép, đồ gỗ phục hồi tăng trưởng mạnh
Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, hoạt động sản xuất từng bước được phục hồi. Các ngành hàng xuất khẩu thế mạnh ở các tỉnh, thành phía Nam đã tăng trưởng cao trở lại trong tháng 10 như dệt may, giày dép, đồ gỗ.

Củng cố vững chắc các động lực tăng trưởng để nền kinh tế phục hồi nhanh
Nền kinh tế đang dần hồi phục sau khi được mở cửa trở lại, tuy nhiên làm gì để có tốc độ phục hồi nhanh và bền vững là bài toán cần sớm có lời giải. Trao đổi với báo giới, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã có những nhìn nhận, đánh giá về vấn đề này.

Bộ KHĐT đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2021 được tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/7

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng dự kiến đạt 5.8%
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo quy mô GDP 6 tháng đầu năm 2021 đạt gần 4 triệu tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng khoảng 5,8%.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng: Quan tâm hỗ trợ chứ không tạo gánh nặng cho doanh nghiệp
Chiều 27/5, phát biểu tại cuộc tọa đàm “Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng khẳng định, thời gian qua Bộ Tài chính đã luôn quan tâm hỗ trợ, thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí chứ không tạo gánh nặng cho doanh nghiệp.
ĐHĐCĐ Đất Xanh 2022: Đẩy mạnh huy động vốn quốc tế, tập trung hoạt động kinh doanh cốt lõi
ĐHĐCĐ Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (Dat Xanh Group, HOSE: DXG) diễn ra sáng nay đã bầu thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022 - 2027, đồng thời thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022, sẵn sàng cất cánh với các trụ cột tạo nên hệ sinh thái lĩnh vực bất động sản.
Hóa đơn điện tử: MobiFone Invoice có nhiều ưu điểm vượt trội hỗ trợ doanh nghiệp
Dịch vụ MobiFone Invoice có ưu điểm vượt trội cũng như nhiều tính năng trong việc nhận, truyền dữ liệu nghiệp vụ về hóa đơn điện tử (HĐĐT), hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp khi áp dụng HĐĐT.
Thép Nam Kim sắp chi hơn 219 tỷ đồng để chia cổ tức
Với hơn 219 triệu cp đang lưu hành, Công ty CP Thép Nam Kim ước tính cần chi hơn 219 tỷ đồng cho hình thức chi trả này.
WinCommerce thúc đẩy tiêu thụ nông sản Bắc Giang, Bắc Kạn
Cuối tháng 5/2022, chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+ đã đồng hành cùng bà con nông dân tỉnh Bắc Giang, Bắc Kạn nhằm xúc tiến tiêu thụ nông sản chủ lực của hai địa phương này tại hệ thống hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Trong đó, điển hình là các sản phẩm vải thiều Bắc Giang và bí xanh Bắc Kạn.
Huy động vốn trái phép, công ty Phú Gia Thịnh tiếp tục bị xử phạt
UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định 1369/QĐ-XPHC xử phạt Công ty cổ phần kinh doanh nhà Phú Gia Thịnh (gọi tắt là Công ty Phú Gia Thịnh) với số tiền 1 tỷ đồng về hành vi huy động vốn không đúng quy định.
Đình chỉ tư cách của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội) bị đình chỉ từ ngày 19/05/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Vietnam Airlines tạm thoát bị hủy niêm yết
Vietnam Airlines vừa thoát cảnh âm vốn chủ sở hữu nhờ được bơm gần 8.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu.
Phạt Dược thú Y Cai Lậy do sai phạm về thuế
Công ty CP Dược thú Y Cai Lậy có hành vi khai sai doanh thu tính thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.
Đông Hải Bến Tre sắp chi gần 105 tỷ đồng tạm ứng cổ tức
Công ty CP Đông Hải Bến Tre đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức đợt 2/2021 bằng tiền tỷ lệ 15%, ước tính công ty sẽ phải chi gần 105 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức này.