Doanh nghiệp giáo dục tư nhân Trung Quốc chật vật tái cấu trúc sau bão đàn áp dạy thêm

14:53 19/11/2021

Sau cuộc đàn áp diện rộng, các trường học tư nhân, trung tâm dạy kèm chuyển hướng sang bán quần áo và thiết bị nông nghiệp để mưu sinh.

  

Học sinh Trung Quốc thường dành khoảng lớn thời gian sau giừo học để đến các trung tâm dạy kèm
Học sinh Trung Quốc thường dành khoảng lớn thời gian sau giừo học để đến các trung tâm dạy kèm. (Ảnh: internet)

Chỉ mới vài tháng trước đây, các nhà đầu tư quốc tế rất phấn khởi trước định giá hơn 30 tỷ đô la của New Oriental Education & Technology, một trong những "gã khổng lồ" đạt lợi nhuận khủng trong lĩnh vực dạy gia sư. Tuy nhiên, trong buổi phát sóng trực tuyến trên nền tảng Douyin vào tháng trước, nhà sáng lập New Oriental bất ngờ thông báo anh và vài trăm giáo viên của công ty đổi nghề bán sản phẩm nông nghiệp qua các nền tảng online trong bối cảnh ngành kinh doanh giáo dục tư nhân đóng cửa.  

Trước đó, làn sóng đàn áp ập đến vào tháng 7, các nhà chức trách yêu cầu các cơ sở kinh doanh lợi nhuận phải đóng cửa và dừng việc dạy thêm các môn không có trong chương trình đối với nhiều cấp học sinh. Từ những công ty lớn nhất trong ngành như New Oriental đã niêm yết tại New York cho đến những người chơi mới mọc lên như các cơ sở nhỏ tại địa phương, tát cả đều đang chật vật để trụ lại ngành giáo dục hoặc phải chuyển sang một hướng hoàn toàn mới nếu có lệnh đóng cửa toàn bộ và vĩnh viễn.

New Oriental đã và đang cho dừng khoảng 1500 hoạt động dạy kèm trên khắp đất nước và mất hơn 40% nhân viên cho đến cuối năm nay. Công ty sẽ duy trì các sản phẩm và dịch vụ không nằm trong phạm vi lệnh cấm của chính phủ chẳng hạn như các khóa kiểm tra kiến thức, giáo dục cho người trưởng thành và công cụ học tập... Như Yu cho hay: "Công ty cũng sẽ tiếp tục khám phá cơ hội kinh doanh và phát triển sáng kiến mới". Một nhánh nhỏ của New Oriental hiện nay được gọi là Dongfang Youxuan bán phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống và rau củ quả đóng sẵn bán trên các nền tảng Douyin, Kuaishou, Xiaohongshu.

Trường hợp của Yu và New Oriental không phải là người duy nhất phải đổi nghề. TAL Education Group, một công ty khác cũng niêm yết tại New York xem xét thành lập một nền tảng video ngắn chuyên về các nội dung dạy gia sư mặc dù không chắc chắn kế hoạch có thự hiện được hay không. Startup công nghệ giáo dục của Tencnet Yuanfubao cung cấp khóa dạy trực tuyến cho khối tiểu học và trung học cơ sở đã đầu tư 50 triệu tệ vào kinh doanh và sản xuất áo khoác mùa đông. Tuy nhiên, theo một nhân viên của công ty tiết lộ với truyền thông rằng nhánh rẽ ngang này chỉ là một phần rất nhỏ. Tháng 9, Fuyuandao rót vốn 100 triệu để mở công ty mới với mục đích ra mắt phần mềm dạy online cho phép tương tác theo thời gian thực giữa học sinh và gia sư.

Bên cạnh nghề tay trái bán hàng nông sản, New Oriental gần đây còn thành lập công ty đào tạo nhân lực và một cơ sở dạy IT. Cựu nhân viên tại đây tiết lộ công ty cũng lên kế hoạch sản xuất các thiết bị dạy học kỹ thuật số. Ngoài ra, cũng như Fuyuandao, New Oriental nhắm đến bán nội dung số hóa cho các trường công nhưng theo người trong ngành nhận định: "Rất khó để làm được điều này bởi cần rất nhiều mối quan hệ. Trường công đã có sẵn đầy đủ nội dung cần thiết và các công ty phải đàm phán với từng cơ sở trường học một".

Zuoyebang là kỳ lân công nghệ giáo dục đã thành công gọi vốn 1,6 triệu đô la từ Alibaba Group Holding, Softbank và nhiều tập đoàn máu mặt khác vài năm ngoài, hiện công ty cũng cố gắng bám trụ với các dịch vụ gia sư không lợi nhuận. Động thái đàn áp của chính phủ được cho là xuất phát từ mục tiêu giảm lượng bài tập về nhà và thời gian đi học thêm của các em, một phần nỗ lực hướng tới chiến lược "thịnh vượng chung". Các bậc phụ huynh thường xuyên phải chi số tiền khổng lồ để giữ được một chỗ học thêm cho con em tại các trung tâm nổi tiếng.

Tỷ lệ tăng trưởng của ngành giáo dục và đào tạo Trung Quốc đã giảm mạnh kể từ khi luật mới được ban hành, trong đó chịu tác động chính hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vào tháng 10, khoảng 401,100 công ty ghi nhận mực tăng trưởng theo tháng ở ngưỡng 1.2%, thấp hơn 0.7% điểm so với một năm trước. Tình hình startup trong ngành cũng theo đó trở nên ảm đạm khi chỉ có 12 sự kiện gọi vốn đem lại khoảng 164 triệu tệ, ít hơn rất nhiều so với những tháng đầu năm. Mặt khác, các công ty giáo dục tư nhân đã niêm yết cũng khó bán cổ phần. Trung bình giá cổ phiếu của các đơn vị đứng đầu ngành giảm hơn 90% so với đỉnh điểm hồi tháng 2. Zhao Xiaoou, cựu cố vấn tại Guanghua Education Group chia sẻ: "Ngành giáo dục giờ đây rất ít cơ hội đầu tư đáng giá".

Đã có khoảng 10 triệu nhân viên trong ngành và hơn 30 triệu người khác liên quan bị mất việc hoặc buộc phải đổi sang công việc khác. Alila Zhou từng làm việc tại công ty gia sư Changsha cho biết công ty mẹ đã đóng cửa hơn 20 thương hiệu tại các thành phố nhỏ. Cô hiện đang phải làm công việc văn phòng xen kẽ cố gắng tìm đến các mối khách cũ. 

Cho đến thời điểm này, chưa có một doanh nghiệp nào tìm ra mô hình bền vững để đa dạng hóa và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một lãnh đạo trong bộ máy của TAL cho biết: "Chúng tôi chẳng thể làm được gì trong bốn tháng qua và tôi nghĩ chính phủ và các trung tâm đào tạo đang thử thách lẫn nhau. Các doanh nghiệp giáo dục thách thức giới hạn của chính sách trong khi nhà nước muốn kiểm soát toàn bộ hoạt động ngành. Chúng tôi vẫn đang trong quá trình đàm phán nhưng quan điểm của các nhà chức trách rất rõ ràng: Dừng hoạt động dạy thêm sau giờ học".

TL