Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa: Khắc khoải nỗi lo bị xâm hại
- Tiêu điểm
- 16:42 10/07/2018
Di tích Cổ Loa có tuổi đời 2.300 năm, được đánh giá độc đáo bậc nhất ở Đông Nam Á vừa được các nhà khoa học đồng loạt lên tiếng “kêu cứu”.
Các nhà khoa học cho rằng vì di sản này đang bị xâm hại nghiêm trọng, khó có thể cứu vãn được nếu không có sự vào cuộc nhanh chóng của các cơ quan chức năng.
Hơn 1.000 hộ dân xâm hại di sản
Di tích Cổ Loa thường được du khách biết tới với đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu, Giếng Ngọc... nằm trong khu vực thành Nội. Nhưng, dấu tích có giá trị cốt lõi còn tồn tại đến ngày nay khẳng định dấu ấn của kinh đô nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương là ba vòng thành đất, hào nước, sông Hoàng Giang. Hiện nay, rất khó có thể nhận ra chỗ nào là thành, chỗ nào là hào, vì kết cấu di sản đã bị xâm hại nghiêm trọng.
Khu di tích đền Cổ loa
Tại mặt thành và chân các vòng thành có tới 1.000 hộ dân sinh sống. Trước thời điểm Cổ Loa được công nhận di tích quốc gia năm 1962, khu vực này không có ai quản lý, người dân tự do xây dựng nhà cửa. Đến năm 2006, các hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai, vì thế vô hình chung đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn và cuộc sống trong giai đoạn hiện nay.
Do nhu cầu cuộc sống của người dân, việc xâm hại di tích là không tránh khỏi. Một số đoạn trên mặt thành còn bị xẻ ra, san ủi để làm đường và xây dựng các công trình dân sinh. Hiện tại, vòng thành Nội đã biến dạng, chỉ còn sót lại một vài ụ đất. Vòng thành Trung và thành Ngoại đã bị thay đổi về độ cao. Tại các hào nước, người dân còn lấp đi để xây nhà hoặc có khu vực được sử dụng canh tác trồng lúa, nuôi cá. Hơn nữa, di chỉ khảo cổ học Đồng Vông có nguy cơ bị xóa sổ vì các công trình dân sinh.
Cuối năm 2014, Ban Quản lý di tích Cổ Loa (trực thuộc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội) được thành lập. Tuy vậy, ông Lê Viết Dũng - Phó Trưởng ban quản lý di tích Cổ Loa cho biết, Ban chỉ quản lý các điểm di tích trong khu vực thành Nội với diện tích 40ha, trong khi diện tích còn lại của khu di tích rộng gần 860ha do chính quyền xã Cổ Loa quản lý. Vì vậy, khi phát hiện những vi phạm trong khu vực ba vòng thành đất, khu hào nước cũng như các di chỉ khảo cổ học khác, Ban quản lý di tích Cổ Loa chỉ biết làm văn bản đề nghị xã xử lý. Có vụ việc vi phạm Ban phải báo cáo, đề nghị tới ba lần chính quyền mới xử lý. “Nếu trước kia, khi đào bới một đoạn thành hào bằng phương pháp thủ công diễn ra rất lâu, thì hiện nay chỉ cần một ca máy xúc đã mất đi một đoạn thành rồi” – ông Lê Viết Dũng cho biết.
Khẩn trương gìn giữ
Sau khi di tích Cổ Loa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2012, đến năm 2015 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa (tỷ lệ 1/2000) hướng tới xây dựng khu di tích trở thành công viên lịch sử, sinh thái, nhân văn của Hà Nội. Hiện nay, việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 đang được triển khai và TP Hà Nội giao cho Tập đoàn Sun Group thực hiện. Do đang triển khai quy hoạch chi tiết nên việc cắm mốc giới bảo vệ toàn bộ di tích chưa được thực hiện.
Trước thực tế này, ông Nguyễn Viết Chức - Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long cho rằng: Khi đang tiến hành quy hoạch thì cần thiết phải giữ nguyên trạng di tích, tránh để bị xâm hại thêm. Quy hoạch di tích Cổ Loa dẫu chưa hoàn thiện nhưng đó cũng là cơ sở pháp lý để giữ di sản. Để tạo điều kiện cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa được thực hiện tốt, TP Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch khu tái định cư phục vụ di dân đang sống trong khu di tích Cổ Loa (tỷ lệ 1/500) năm 2016. Ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa chia sẻ, điều quan trọng hiện nay các cơ quan liên quan cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng để tránh những ảnh hưởng không tốt vào di tích và để thực hiện giãn dân, di dân ra khu tái định cư.
Khánh Linh
Tin liên quan
- Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào sẽ có lãi suất cao nhất?
- Xử phạt doanh nghiệp không thông báo tạm ngừng kinh doanh
- Cơ hội phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt ra thế giới thông qua Hiệp định RCEP
- Mặc cho ngành bia bốc hơi nghìn tỷ, 2 "ông lớn" Sabeco và Heineken vẫn trong cuộc đua cạnh tranh gay gắt
#di sản
Thanh Hóa: Công bố tour du lịch “Về miền di sản Ninh Bình - Thanh Hóa”
Sáng 25-6, tại FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, long trọng tổ chức lễ công bố tour du lịch “Về miền di sản Ninh Bình - Thanh Hóa” và phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa năm 2020. Tới dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch; lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa; lãnh đạo các Sở VHTTDL, Hiệp hội du lịch, Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch cùng các doanh nghiệp du lịch của nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Quảng Ninh: Hội thảo du lịch "Nâng tầm di sản"
UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng Hiệp hội các Tổ chức Dịch vụ phát triển kinh doanh Việt Nam, VCCI, VTV 24 - BiZ Live… vừa tổ chức thành công Hội thảo “Du lịch Quảng Ninh-Vươn tầm di sản” Tại phòng Quan Lạn-FLC Hạ Long.

Quảng Bình: Khai thác thử nghiệm nhiều tour du lịch hang động mới
UBND tỉnh Quảng Bình quyết định đưa vào khai thác thử nghiệm nhiều tour du lịch hang động mới nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh “Vương quốc hang động” ở Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Đọc thêm Tiêu điểm
Cơ hội phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt ra thế giới thông qua Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP được đánh giá góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với các nước trong khu vực.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ về việc điều tra chính sách tiền tệ của Việt Nam
Tối ngày 15/1 (theo giờ Việt Nam), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien. Mỹ đánh giá cao Việt Nam hợp tác điều tra chính sách tiền tệ.
Ngành Tuyên giáo Bình Dương: Phát huy tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong công tác tham mưu
Sáng 14/01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Việt Nam nhập siêu hơn 35 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc trong năm 2020
Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ).
Thực hiện giám sát y tế khép kín với người nhập cảnh
Công dân, chuyên gia khi về nước phải đăng ký với Cơ quan ngoại giao Việt Nam và Hàng không để chủ động có phương án đưa đón, cách ly.
Quảng Ninh tăng cường kiểm tra xuất nhập khẩu, nhập cảnh và phòng dịch tại biên giới
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và một số sở, ngành đã có chuyến kiểm tra thực tế tình hình xuất nhập khẩu, phòng chống dịch trên toàn tuyến biên giới từ Bình Liêu đến Móng Cái.
Vắc-xin NanoCovax an toàn và tạo phản ứng miễn dịch tốt
Đây là đánh giá ban đầu của Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự. Qua xét nghiệm mẫu máu của tình nguyện viên phát hiện tính sinh miễn dịch khá tốt.
Cả năm 2020 xuất siêu trên 19,95 tỷ USD
Theo cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 12/2020 đạt 55,55 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng trước đó.
Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng tăng giá thuê tàu và container
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương và Bộ GTVT thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu và container.
Vĩnh Phúc: Dành 4,6 tỷ đồng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa tỉnh giai đoạn 2021-2025.