
Đến hết 2022, tối thiểu 250.000 doanh nghiệp được tiếp cận chuyển đổi số
Bộ TT&TT xác định đến hết 2022, dự kiến có tối thiểu 250.000 doanh nghiệp được tiếp cận Chương trình chuyển đổi số (SMEdx), cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Chiều 18/7, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
Bên cạnh việc báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm, Bộ TT&TT cũng đưa ra kế hoạch nửa cuối năm 2022.
Đáng chú ý, Bộ TT&TT xác định đến hết 2022, dự kiến có tối thiểu 250.000 doanh nghiệp được tiếp cận Chương trình chuyển đổi số (SMEdx), cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Tối thiểu 50.000 doanh nghiệp/năm được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số doanh nghiệp.

Bộ chỉ đạo VNPost hoàn thiện phần mềm cập nhật cơ sở dữ liệu địa chỉ số (app, web) và đào tạo, hướng dẫn các địa phương (tổ công nghệ số cộng đồng) để triển khai việc thu thập, cập nhật dữ liệu địa chỉ số và thực hiện thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng hộ gia đình, cơ quan, tổ chức.
Hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số để bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Trình Thủ tướng ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và tổ chức triển khai sau khi Chiến lược được ban hành; công nhận khu CNTT tập trung cho Khu phần mềm FPT và mở rộng CNTT tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng; thành lập một số khu CNTT tập trung mới (Bắc Ninh và Yên Bình).
Bộ cũng tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông, tập trung vào phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương: hỗ trợ về chính sách, hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm, thông tin số liệu trong CSDL doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam; Tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số năm 2022 và Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022.
Đo lường phần sản xuất Việt Nam và tăng tỷ lệ sản xuất tại Việt Nam phát triển thiết bị và mạng 5G; xây dựng và thực thi Chương trình sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, thương hiệu Việt; Xây dựng và phát hành Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2023; Xây dựng, công bố và phát hành Báo cáo Việt Nam ICT Index năm 2023.
PV
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan dự lễ khai mạc Phiên chợ Sâm Ngọc Linh Kon Tum
- Công nghệ AI sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến lĩnh vực tài chính trong 3 năm tới
- Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ rút kinh nghiệm việc tự tách cầu Sỏi khỏi dự án đã được phê duyệt
- Huawei vẫn có thể sử dụng chip của Qualcomm bất chấp hạn chế mới từ Mỹ
- Nafoods Group chốt phương án sở hữu 99,9% Thực phẩm Nghệ An
Cùng chuyên mục


Cần quy định mức thù lao tối thiểu đại lý bán lẻ xăng dầu

Bộ Tài chính lên kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023

Sẽ sửa đổi, bổ sung nghị định về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Giữ mức thuế chống bán phá giá với thép cán nguội Trung Quốc

“Cởi trói” cho chủ đầu tư chuyển nhượng dự án bất động sản: Chỉ cần thống nhất theo Luật Đầu tư
-
Mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu và cần khẩn trương tháo gỡ
-
Chủ tịch VINASME: Trái phiếu doanh nghiệp là vấn đề cấp bách
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế