Đề xuất xây sân bay tại Ninh Bình
- Vấn đề
- 09:41 22/01/2021
DNHN - Trong Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc, UBND tỉnh Ninh Bình vừa đề xuất bổ sung một vị trí cảng hàng không tại tỉnh. Vị trí sân bay có thể tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc vừa có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị bổ sung cảng hàng không tại tỉnh Ninh Bình vào Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay 2021 - 2030, định hướng đến 2050.
“UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giao thông vận tải và các ngành, địa phương liên quan phối hợp với tư vấn xác định vị trí cụ thể trong quá trình lập quy hoạch”, ông Ngọc nhấn mạnh.
Cơ sở đưa ra đề xuất bổ sung sân bay tại Ninh Bình, theo UBND tỉnh, do Ninh Bình là tỉnh cực nam vùng đồng bằng Bắc bộ, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch với truyền thống lịch sử - văn hóa, phong cảnh tự nhiên như cố đô Hoa Lư, danh thắng Tràng An.
“Ninh Bình quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Đến năm 2025, tỉnh Ninh Bình phấn đấu đón từ 8,0 đến 9,0 triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch đạt 8.000 tỷ đồng trở lên.
Hiện tỉnh đang tiếp tục triển khai quy hoạch, đầu tư một số dự án du lịch lớn, tầm cỡ quốc tế như dự án Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình, Khu du lịch hồ Đồng Thái, hoàn thiện trung tâm liên hợp thể thao sân golf 54 lỗ Hồ Yên Thắng...”, ông Ngọc nói và cho biết thêm: Cùng với phát triển du lịch, Ninh Bình cũng tập trung đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử (trong đó Nhà máy ô tô Hyundai Thành Công đang hoạt động là một trong 3 nhà máy lắp ráp ô tô lớn nhất của Việt Nam), tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài.
Cũng từ đây, số lượng người nước ngoài đến tỉnh công tác, làm việc sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Trong khi đó, hiện nay, các khách du lịch nước ngoài và các chuyên gia về Ninh Bình tham quan, công tác và làm việc chủ yếu di chuyển thông qua sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).
Tuy nhiên, theo tỉnh Ninh Bình, mạng lưới giao thông tỉnh chưa có phương thức vận tải tốc độ cao. Việc di chuyển qua đường bộ, đường sắt hay trung chuyển qua sân bay của các tỉnh, thành lân cận làm kéo dài thời gian, tăng áp lực vận tải lên hệ thống đường bộ hiện đang quá tải, làm hạn chế khả năng khai thác và phát triển.
Đức Anh
Tin liên quan
#ninh bình

Huyện Nho Quan (Ninh Bình): Hiệu quả từ mô hình Tích tụ ruộng đất
Nho Quan là huyện miền núi, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu thủy văn tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế, đa dạng cây trồng.
Gia Viễn (Ninh Bình): Cần làm rõ vụ một người tử vong tại trạm trộn bê tông không phép?
Được cho thuê đất để làm bãi việc tập kết, chung chuyển vật liệu xây dựng và làm nhà xưởng sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, tuy nhiên công ty TNHH Thiên Phú (Cty Thiên Phú) lại tiến hành dựng trạm trộn bê tông để kinh doanh. Ngoài ra, theo phản ánh trạm trộn này còn gây ô nhiễm môi trường… khiến người dân bức xúc.
Đọc thêm Vấn đề
TP HCM: Vẫn còn người dân không đeo khẩu trang ở nơi công cộng
Bất chấp dịch bệnh Covid-19, một số người dân ở TP.HCM vẫn lơ là không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Các phương tiện vận chuyển hàng hóa tỉnh Hải Dương đi Hải Phòng đã được tháo gỡ
Vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Sở GTVT Hải Phòng báo cáo UBND thành phố có phương án tháo gỡ cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa của tỉnh Hải Dương đi Hải Phòng.
Thách thức lớn cho xuất khẩu thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, do đã khai thác gần hết tiềm năng con tôm, con cá tra nên nếu không có những chiến lược thay đổi nhanh chóng, thủy sản Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ khó mang về giá trị lớn hơn hiện tại.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác nhận việc Giáo hội thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử Momo.
GDP có thể đạt thấp hơn so với mục tiêu trong Quý I/2021
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu trường hợp dịch COVID-19 được khống chế kịp thời trong quý I, ước tính GDP quý này tăng 4,46%, thấp hơn 0,66 điểm phần trăm so với mục tiêu trong Nghị quyết 01.
Kiên Giang: Chi 150 tỷ khẩn cấp xử lý sạt lở đê biển Tây
Để bảo vệ dân sinh và sản xuất trong đê trước tình hình sạt lở bờ biển nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã quyết định chi 150 tỷ đồng khắc phục khẩn cấp.
Phát triển điện mặt trời, điện gió thời gian qua có thể coi là thành tích hay không?
Trong vòng 3 năm qua, điện mặt trời, điện gió thực sự vào giai đoạn bùng nổ ở Việt Nam. Từ con số 0, điện gió, điện mặt trời đua nhau lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác. Các con số tăng trưởng của “nguồn điện trời cho” này vẫn chưa dừng lại.
Hải Dương tiếp tục đề nghị Hải Phòng cho nông sản lưu thông xuất khẩu
Sáng 22/2, UBND tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị UBND TP Hải Phòng sớm tạo điều kiện cho nông sản của Hải Dương được lưu thông vào Hải Phòng để kịp thời xuất khẩu.
Ngành Lâm nghiệp với chiến lược nâng cao chất lượng rừng tầm nhìn 2050
Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021–2030 với tầm nhìn tới 2050 để tìm ra những giải pháp mang tính đột phá nâng cao chất lượng rừng.
Vì sao hàng loạt tỉnh muốn xây thêm sân bay?
Thông tin nhiều địa phương xin xây dựng sân bay lại rộ lên thu hút sự chú ý của dư luận với câu hỏi đi cùng: Đại đa số sân bay đang lỗ, vì sao hàng loạt tỉnh muốn xây thêm?