Đâu là động lực cho xuất khẩu hàng hóa những tháng tới?
- Hội nhập
- 11:21 08/04/2020
Dịch Covid-19 có thể được kiểm soát tốt hơn; Hiệp định EVFTA có hiệu lực; thị trường Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh và tăng nhập khẩu hàng hóa… Đặc biệt, nội lực từ những giải pháp mạnh của Chính phủ, các Bộ ngành và doanh nghiệp… được nhận định sẽ là cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa những tháng tới.
Dù vẫn duy trì tăng trưởng, song kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong quý I của nước ta chỉ tăng 0,5%, đạt 59,08 tỷ USD, là mức tăng trưởng xuất khẩu trong quý I/2020 thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay. “Cơn bão” Covid-19 quét qua hàng loạt các thị trường lớn, là bạn hàng xuất khẩu của nước ta, khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa biên giới, hạn chế nhập khẩu, làm hàng Việt gặp nhiều sóng gió trong quý đầu tiên của năm 2020.
Nhiều động lực cho xuất khẩu hàng hóa những tháng cuối năm
Tuy nhiên, nếu so sánh mức tăng trưởng xuất khẩu dương của Việt Nam với mức suy giảm của hàng loạt các quốc gia lân cận, Việt Nam được đánh giá là đã vượt qua quý đầu tiên của năm 2020 tương đối thành công. Hoạt động ngoại thương cũng mang lại 2,8 tỷ USD thặng dư thương mại, tạo nguồn ngoại tệ ổn định và là động lực gia tăng kim ngạch lớn trong những tháng tiếp theo.
Vậy những tháng tới, tình hình liệu có sáng hơn trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp và dập dịch đang là từ khóa lớn nhất các quốc gia tập trung triển khai? Câu trả lời là có. Nói như Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng, Nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) thì, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như lúa gạo, rau quả tươi… thế giới vẫn cần, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thậm chí, chỉ cần dịch Covid-19 bớt đi thì nhu cầu sẽ nhiều hơn. Mặt hàng cá tra, cá basa… của Việt Nam có khá nhiều lợi thế vì vẫn được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng.
Cụ thể, cá tra Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng kim ngạch khả quan sang hàng loạt thị trường ngay trong quý I năm nay - thời điểm dịch Covid-19 lập đỉnh ở nhiều quốc gia. Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, tính đến giữa tháng 3/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra cả nước đã đạt 267,8 triệu USD. Chỉ trong nửa đầu tháng 3, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đã tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông đã khởi động trở lại kể từ tháng 2/2020 và hoạt động xuất khẩu đang dần trở lại bình thường. Chỉ trong nửa đầu tháng 3/2020, giá trị XK cá tra sang thị trường này đã được gần 13 triệu USD, tăng 1 triệu USD so với cả tháng 2.
Những con số này cũng là minh chứng rõ nét cho lý do thứ 2 được chuyên gia Phạm Tất Thắng đưa ra, đó là một trong những thị trường lớn nhất của hàng Việt là Trung Quốc đã bước đầu khống chế được dịch. Trung Quốc là thị trường rất lớn, gần, lại là bạn hàng lâu năm và có nhu cầu rất lớn các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như lương thực, thực phẩm, rau quả tươi… Những nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc tháo gỡ khó khăn cho giao thương tại các cửa khẩu với Trung Quốc cũng đang phát huy tác dụng. Đây là cơ hội lớn để ta đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Đáng chú ý, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 tới được kỳ vọng sẽ có những tác động thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Nếu EU khống chế được dịch Covid-19 trong quý II để bắt đầu quý III, quý IV khôi phục lại hoạt động sản xuất thì EVFTA sẽ là cánh cửa rộng để đưa hàng sang thị trường EU, nơi có nhu cầu nhập khẩu rất nhiều mặt hàng như dệt may, giày dép, đồ gỗ, điện thoại, linh kiện điện tử… Đây cũng là những mặt hàng nước ta rất có thế mạnh và luôn dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng chục tỷ USD, tỷ USD nhiều năm qua.
Ngoại lực là vậy, còn nội lực, Chính phủ và các Bộ ngành đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp để gỡ khó cho nền kinh tế. Bộ Công Thương - Bộ quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu đã triển khai hàng loạt các giải pháp như yêu cầu các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực tạo điều kiện tối đa trong việc cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu; tiếp tục cắt giảm các thủ tục xuất nhập khẩu không cần thiết; yêu cầu các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tìm kiếm thị trường mới cho hàng hóa Việt… Động thái này đã giúp gạo - một trong những mặt hàng chủ lực của nước ta vẫn có tăng trưởng xuất khẩu khả quan trong những tháng đầu năm, dù đó là thời điểm Trung Quốc - thị trường lớn nhất của gạo Việt giảm mạnh nhập khẩu gạo giữa thời điểm dịch bệnh lên cao điểm.
Hiện, một gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng đã được các ngân hàng tung ra cho khách hàng vay mới với lãi suất ưu đãi giảm từ 0,5%-1,5%/năm. Ngân hàng Nhà nước còn đề ra hàng loạt giải pháp khác như giảm hàng loạt lãi suất điều hành, trong đó lãi suất trần cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại các ngân hàng giảm chỉ còn 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm còn 5%/năm và tái chiếu khấu chỉ còn 3,5%/năm…; gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất…
Trên cơ sở kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, nhiều chính sách hữu ích khác trợ sức cho doanh nghiệp cũng được triển khai, như lùi thời điểm đóng phí công đoàn; chỉ xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 31-12-2019 trở về trước…
Tăng trưởng xuất khẩu - dù nhẹ, trong những tháng đầu năm là minh chứng rõ nét cho thấy những giải pháp của Chính phủ, Bộ Công Thương, các Bộ ngành, hiệp hội và doanh nghiệp đã phát huy tác dụng. Với các giải pháp hỗ trợ mạnh hơn, kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu có sự bứt phá mạnh hơn trong thời gian tới là có. Điều quan trọng là phải làm sao tạo điều kiện để doanh nghiệp sớm được nhận hỗ trợ, trợ sức cho doanh nghiệp vào đúng thời điểm khó khăn nhất.
Tin liên quan
#Hiệp định EVFTA

Xây dựng, đề xuất mới về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định CPTPP.

"Trái ngọt" cho hoạt động xuất khẩu từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực
Sau gần 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, mặc dù thời gian chưa phải dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận được những “trái ngọt” từ hiệp định này mang lại..

Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA
Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 01 tháng 8 năm 2020, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc tế sẽ mang đến sự năng động và đổi mới cho Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu-EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, đồng thời, cũng là một FTA có mức cam kết rộng và cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Cú huých từ Hiệp định đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư trong thời gian qua cho Việt Nam. Hiệp định EVFTA thực thi không chỉ tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập mạnh mẽ mà còn làm gia tăng vai trò, vị thế Việt Nam trên quốc tế nói chung và tại Vương quốc Hà Lan nói riêng. Xoay quanh vấn đề về thúc đẩy quan hệ song phương thông qua Hiệp định EVFTA, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập đã có cuộc trao đổi với ông Christoph Prommersberger - Phó Đại sứ của Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Hà Nội.

Từ chuyện xuất khẩu nông sản đến chuyện “đi đánh xứ người”
Hiệp định EVFTA mang đến vô vàn lợi ích nhưng không có nghĩa là được trải thảm đỏ cho các doanh nghiệp. Để vào được thị trường EU thì doanh nghiệp phải vượt qua những tiêu chí rất ngặt nghèo, phải chắt chiu từ những việc làm nhỏ, đảm bảo chuẩn mực, chữ tín và lựa chọn hướng đi bền vững…

Hội thảo Hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức
Ngày 3/10, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo Hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp cùng Đài tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, đồng thởi mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao thương sâu, rộng hơn vào thị trường châu Âu trong điều kiện thuận lợi mà Hiệp định EVFTA vừa có hiệu lực
Đọc thêm Hội nhập
Chuyện lạ: Các siêu doanh nhân chỉ rửa xe cũng hết... 3 tỷ đồng?
Sinh ra với nhiệm vụ làm sạch cho những siêu phẩm ôtô bậc nhất hành tinh như Bugatti La Voiture Noire, Rolls-Royce Sweptail hay Bugatti Centodieci... Ultimate Shine Car Washa (trụ sở ở Scotland) chính là tiệm rửa siêu xe đắt nhất thế giới...
Đồng Tháp: Chính quyền thân thiện - Thu hút các nhà đầu tư ...
Ngày 01/3 vừa qua, lãnh đạo tỉnh Đồng tháp cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh có buổi tiếp và làm việc với nhóm nhà đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đến tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh tại Đồng Tháp.
Trung Quốc muốn duy trì đà tăng của Nhân dân tệ
Giới chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc dường như muốn duy trì đà tăng Nhân dân tệ vì điều này có thể giúp tái cân bằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và hướng đến tiêu dùng, đồng thời giúp giảm chi phí nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu và chip.
Walmart tiến vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành cơn ác mộng với các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ
Mới đây, "ông trùm" ngành bán lẻ đã nỗ lực chiêu mộ các nhân sự cấp cao của Goldman Sachs để hỗ trợ việc "dẫn dắt" một start up fintech mới của mình.
Xuất khẩu thủy sản tháng 3 dự báo đạt 640 triệu USD
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 3/2021 sẽ đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên trong biệt thự 129 triệu USD của tỷ phú địa ốc Jeff Greene
Tỷ phú địa ốc Jeff Greene sở hữu một dinh thự hào nhoáng ở bang California, Mỹ. Bất động sản này có giá lên đến 129 triệu USD.
10 yếu tố rủi ro hàng đầu đối với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác
Đầu tư hoặc giao dịch thành công bitcoin và các loại tiền điện tử khác đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật và ít nhất là kiến thức cơ bản về cách thức hoạt động của Blockchain. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một yếu tố mà các nhà đầu tư cần lưu ý.
Tiền ảo Pi đang hoạt động phạm pháp
Nhiều luật sư, chuyên gia nhận định như vậy khi nói về hoạt động của tiền ảo Pi ở Việt Nam.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ: "Tình hình tài khóa của Trung Quốc cực kỳ nghiêm trọng với nhiều rủi ro và thách thức"
Cựu Bộ trưởng Tài chính Lou Jiwei cảnh báo tình hình tài khóa của Trung Quốc "cực kỳ nghiêm trọng với nhiều rủi ro và thách thức", bao gồm hậu quả từ chính sách kích thích kinh tế mạnh tay của Mỹ, suy thoái kinh tế toàn cầu, già hóa dân số.
Dòng vốn đầu tư vào Myanmar có thể chuyển hướng sang Việt Nam
Chính biến ở Myanmar có thể buộc những nhà đầu tư quốc tế có ý định rót vốn vào nước này phải thay đổi kế hoạch, chuyển vốn sang những thị trường thay thế, đặc biệt là Việt Nam.