Đã giải ngân trên 2.335 tỷ đồng vốn ưu đãi phục hồi kinh tế
- 185
- Tiêu điểm
- 18:10 19/05/2022
DNHN - Tại Hội nghị trực tuyến về Triển khai các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội cho biết đã giải ngân trên 2.335 tỷ đồng vốn ưu đãi thực hiện các chương trình tín dụng theo Nghị quyết.
Theo báo cáo của ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội, cơ quan này đã cho vay hỗ trợ tạo việc làm 2.033 tỷ đồng với gần 40.000 khách hàng được vay vốn, giải quyết tạo việc làm cho trên 58.000 lao động; cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến gần 155 tỷ đồng với 14.500 khách hàng để mua 15.560 máy tính và thiết bị học trực tuyến.

Đồng thời cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là 140 tỷ đồng với 794 khách hàng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 là 7,6 tỷ đồng với 90 cơ sở được hỗ trợ.
Tại Hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành chính sách tín dụng ưu đãi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Trong gói phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ dành 38,4 nghìn tỷ đồng cho tín dụng chính sách với 5 chương trình giao cho Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện...
Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đã phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.
So với các chính sách tín dụng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện giai đoạn trước đây, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đã khắc phục được một số hạn chế và có nhiều ưu đãi hơn về thời hạn cho vay, lãi suất cho vay và mức cho vay; đặc biệt bổ sung thêm chính sách mới về cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý để phát huy thế mạnh của từng địa phương và góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực triển khai dự án.
"Thực tế, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân đạt 2.190 tỷ đồng đến đối tượng thụ hưởng của 4 chính sách tín dụng chỉ sau thời gian chính sách ban hành được gần 1 tháng. Đồng thời, tiếp tục giải ngân các chương trình, chính sách tín dụng khác và đạt kết quả tích cực", ông Tú nhấn mạnh.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, Nghị quyết số 11 ban hành rất cụ thể, chi tiết về mục tiêu quan điểm, các nhiệm vụ giải pháp và đặc biệt việc tổ chức thực hiện giao cho các bộ, ngành, các địa phương với nhiệm vụ rất cụ thể, có kiểm tra, kiểm soát. Đến nay có thể nói là cơ bản nhiều chính sách, nhiều gói hỗ trợ đã triển khai đi vào thực tế.
Về các giải pháp giải ngân trong thời gian tới của vốn chính sách ưu đãi, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Ủy ban Dân tộc và Bộ Y tế sớm có hướng dẫn ưu đãi đối với cái chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Bộ Tài chính phải nhanh chóng tiếp thu sau khi xin ý kiến thành viên Chính phủ về Nghị định hướng dẫn hỗ trợ lãi suất đối với những khoản vay trên 6%. Đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng chính sách triển khai chương trình phát hành trái phiếu Chính phủ hiệu quả. Các địa phương quan tâm ủy thác vốn cho Ngân hàng Chính sách để triển khai các chương trình hỗ trợ người dân.
P.V
Bài liên quan
- Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
- Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
- Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
- Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
- Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
- Chính phủ đặt mục tiêu nợ công của Việt Nam tới năm 2030 không quá 60% GDP
- Việt Nam đã chiếm 9,6% thị phần cà phê nhập khẩu của Hoa Kì
- Khách du lịch đổ xô trở lại Đông Nam Á, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ đang có dấu hiệu rạn nứt
- Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- UAE - thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam
- ASEAN - Canada: Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác
- UOB: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể ở mức 3,7% vào năm 2022
- Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
- Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
- Lạm phát ở Anh đạt kỷ lục 40 năm, cao nhất trong nhóm G7
- Doanh nghiệp chưa thụ hưởng chương trình hỗ trợ lãi vay 2%
- Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
- Hơn 1 thập kỷ TH true MILK: Dòng sữa sạch từ trang trại đạt kỷ lục thế giới
- Tập đoàn TH: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới
#Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về giá
Trước tình hình vừa qua, nhất là những ngày gần đây, giá cả một số mặt hàng trong nước tăng, do giá xăng dầu thế giới tăng, chiều 14/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái họp với một số bộ, ngành, địa phương về công tác điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu.

Tránh cơ chế xin-cho khi triển khai Chương trình phục hồi kinh tế
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh khi thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, cần phân bổ nguồn lực phù hợp, hài hòa, tránh cơ chế “xin-cho,” không để xảy ra sai sót, vi phạm.

Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký đã Quyết định số 167/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025”.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chương trình phục hồi và phát triển KT- XH là một nhiệm vụ mới nhằm phục hồi sau tác động đại dịch COVID-19
Ngày 2/6, cuối phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã phát biểu giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Gỡ vướng chính sách lãi vay và hoàn thuế GTGT dự án BOT
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan liên quan xem xét kiến nghị của Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) về vướng mắc chính sách lãi vay và hoàn thuế GTGT dự án BOT.
Đọc thêm Tiêu điểm
Quảng Ngãi đề xuất Chính phủ, sớm có "cơ chế đặc biệt" cho KKT Dung Quất
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã có kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm ưu tiên sớm nâng cấp sân bay Chu Lai thành trung tâm vận chuyển hàng hóa cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo thành hành lang kinh tế chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vận tải tại KKT Dung Quất nói riêng, thúc đẩy phát triển các Vùng kinh tế động lực trọng điểm miền Trung nói chung.
Thu phí không dừng: Kiên quyết không lùi tiến độ, ai chậm phải chịu trách nhiệm!
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục khẳng định kiên quyết không lùi tiến độ, nhất định hoàn thành lắp đặt thu phí không dừng trên toàn quốc trước ngày 31/7/2022.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các quy định hiện hành về việc mua sắm thuốc, trang thiết bị và vật tư y tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế...
Lễ công bố thành lập Ban Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động
Chiều ngày 23/6, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME) đã đồng phối hợp cùng Công ty TNHH Nano Technologies Việt Nam tổ chức Lễ công bố thành lập Ban Hỗ trợ doanh nghiệp & người lao động (DN & NLĐ) và quyết định bổ nhiệm trưởng ban.
Bình Dương lần thứ 2 được ICF vinh danh Top 7 các cộng đồng phát triển thông minh trên thế giới
Sau bốn lần liên tiếp nằm trong Top 21 (Smart 21) và lọt vào Top 7 lần đầu tiên vào năm 2021, Vùng thông minh Bình Dương tiếp tục được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) công nhận vào Top 7 các cộng đồng có chiến lược phát triển thông minh trên thế giới năm 2022.
Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
Báo cáo xu hướng mới nhất của Viện Nghiên cứu Reuters năm 2022 cho rằng, về phía loại hình báo chí số, cũng như sự lựa chọn của công chúng cho thấy sự lên ngôi của phát thanh số, khi loại hình podcast này ngày càng được đón nhận rộng rãi trên các nền tảng tin tức.
Bình Dương tổ chức họp mặt kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2022)
Ngày 17/6/2022, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp mặt 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2022) và trao thưởng Giải báo chí Nguyễn Văn Tiết lần thứ VII năm 2021. Đến dự có ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Công nghệ vì lợi ích cộng đồng: Blockchain và an ninh kinh tế
Blockchain có thể cải thiện an ninh kinh tế ở các nước đang phát triển ra sao? Sau đây là nhận định từ chuyên gia Shehzad Bhanji – diễn giả chính và cố vấn cuộc thi RMIT Fintech Blockchain 2022.
Số hóa hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sáng ngày 16/6, Alibaba.com, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và công ty OSB đã cùng phối hợp tổ chức Hội thảo “Số hóa hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” để đem đến các phân tích báo cáo xu hướng toàn cầu mới nhất, cũng như các ưu đãi về giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối ưu.
Hơn 70 ngàn tỷ đồng đầu tư dự án đường vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh
Sáng 16/6/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng dự án đường vành đai 3 TP.HCM.