Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ: "Tình hình tài khóa của Trung Quốc cực kỳ nghiêm trọng với nhiều rủi ro và thách thức"
- Hội nhập
- 14:33 01/03/2021
DNHN - Cựu Bộ trưởng Tài chính Lou Jiwei cảnh báo tình hình tài khóa của Trung Quốc "cực kỳ nghiêm trọng với nhiều rủi ro và thách thức", bao gồm hậu quả từ chính sách kích thích kinh tế mạnh tay của Mỹ, suy thoái kinh tế toàn cầu, già hóa dân số.

Nhận xét sắc bén của ông Lou được đưa ra từ tháng 12 nhưng mới chỉ được công bố gần đây, vài ngày trước khi giới tinh hoa chính trị của Trung Quốc tập họp cho phiên họp lập pháp thường niên.
Một trong những vấn đề lớn cần thảo luận là liệu Trung Quốc có nên giảm quy mô kích thích tài khóa và tập trung kiềm chế rủi ro nợ đang gia tăng hay không. Theo South China Morning Post (SCMP), dự kiến Bắc Kinh sẽ cắt giảm kích thích tài khóa dù Washington đang tiến gần đến việc phê chuẩn gói cứu trợ kinh tế 1.900 tỷ USD.
Cựu Bộ trưởng Lou cảnh báo thu ngân sách của Trung Quốc sẽ mắc kẹt ở "mức thấp" trong 5 năm tới, trong khi đó không có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ sẽ cắt giảm chi tiêu.
Ông Lou cho biết: "Khó khăn tài khóa không chỉ là vấn đề ngắn hạn mà còn nghiêm trọng trong trung hạn".
Ông cáo buộc Mỹ đang tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách của mình để chuyển gánh nặng nợ nần sang phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Trung Quốc.
Nhận xét của ông Lou được đăng tải trong tạp chí liên kết với Bộ Tài chính Trung Quốc trong bối cảnh Hạ viện Mỹ phê chuẩn gói cứu trợ đại dịch trị giá 1.900 tỷ USD do ông Biden đề xuất vào sáng sớm 27/2.
Hôm 25/2, Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định ngân hàng trung ương này không có kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi thấy tình hình việc làm được cải thiện vững chắc. Ông Powell không bày tỏ chút quan ngại nào về viễn cảnh lạm phát và giá tài sản gia tăng.
Nhưng ông Lou cảnh báo quan điểm của Mỹ là thiển cận. Ông lập luận: "Một khi đại dịch được kiểm soát và nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi, các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ có bước ngoặt tác động đến sự ổn định tài chính toàn cầu và tăng trưởng kinh tế của hàng loạt quốc gia".
"Các nền kinh tế thị trường mới nổi đang đối mặt với cú đấm kép vào nền kinh tế và tài chính, với rủi ro kinh tế chuyển biến thành rủi ro tài khóa và tài chính, gia tăng nguy cơ khủng hoảng nợ".
Theo ông Lou, Trung Quốc không chỉ gặp phải thách thức từ nước ngoài mà còn phải đối mặt với bất ổn từ nội địa.
Bắt đầu từ năm 2009, Trung Quốc đã tiến hành chính sách tài khóa mở rộng trong 11 năm liên tiếp, dẫn đến thâm hụt tài khóa liên tục gia tăng và quy mô nợ của quốc gia bùng nổ, ông Lou nhận định.
Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, năm 2020, chi tiêu tài khóa của nước này tăng 2,8% trong khi thu ngân sách giảm 3,9% - mức giảm hàng năm đầu tiên kể từ năm 1976. Ông Lou ước tính 15% chi tiêu của nhà nước trong năm ngoái được sử dụng để trả lãi các khoản nợ, tăng so với tỷ lệ 13% năm 2019.
Ông Lou cảnh báo tính bền vững nợ của hầu hết các tỉnh và thành phố sẽ càng trở nên đáng ngại hơn trong giai đoạn 2021-2025 khi quy mô nợ địa phương tiếp tục phình to.
Ông cũng lập luận rằng nhiều khả năng tình trạng già hóa dân số của Trung Quốc sẽ sản sinh ra những thách thức nghiêm trọng đối với tính bền vững tài khóa quốc gia.
Ông Lou nói: "Xã hội đang già đi ngày càng nhanh, làm thay đổi quy mô và cơ cấu chi tiêu tài khóa ở Trung Quốc, tăng thêm gánh nặng tài chính cho việc chăm sóc người cao tuổi và gây áp lực lên tài chính của chính phủ".
Tính đến cuối năm 2019, Trung Quốc có hơn 176 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm đến 12,6% dân số. Trong khi đó số người từ 60 tuổi trở lên là 177,6 triệu người, chiếm 13,3% tổng dân số, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Ông Lou khẳng định: "Chúng ta đang phải đối mặt với những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ".
"Bất kể tình hình kinh tế và xã hội trong nước hay suy thoái kinh tế toàn cầu thay đổi như thế nào, nợ chính phủ tăng cao và xung đột thương mại toàn cầu đều sẽ tạo ra những bất ổn lớn và những thách thức nghiêm trọng đối với tính bền vững tài khóa của Trung Quốc".
PV
Tin liên quan
#Trung Quốc

Xuất khẩu của Singapore và Indonesia đón đầu cơn gió từ sự phục hồi tại Trung Quốc
Số liệu thống kê chính thức mới nhất cho thấy, xuất khẩu của các nước Đông Nam Á đang tăng nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc sau đại dịch COVID-19, làm sáng bức tranh kinh tế kinh tế của khu vực.

Trung Quốc dự kiến báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý cao nhất 30 năm
Các nhà kinh tế dự đoán GDP quý I năm nay của Trung Quốc sẽ tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng chủ yếu là do số liệu tham chiếu của quý I năm ngoái sụt giảm chưa từng có vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Trung Quốc đã vượt qua Đài Loan để trở thành thị trường lớn nhất thế giới về thiết bị sản xuất chip
Việc mua thiết bị để sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc đang tăng mạnh khi đất nước này đang nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất chip nước ngoài.

EU chính thức áp thuế tạm thời với sản phẩm nhôm cán đến từ Trung Quốc
Một cuộc điều tra do Ủy ban châu Âu (EC) tiến hành đã phát hiện các sản phẩm nhôm cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc đã được bán với giá quá thấp tại thị trường EU, đây chính là nguyên nhân dẫn tới hành động cứng rắn phía EU.

Hãng xe Trung Quốc Didi Chuxing đã bí mật nộp đơn IPO tại Mỹ
Theo đó, công ty gọi xe Didi Chuxing của Trung Quốc đã bí mật nộp hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) để chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Tắc nghẽn Suez cả thế giới lo lắng - Doanh nghiệp Trung Quốc vẫn thu lợi khủng
Mặc dù sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez đang khiến nhiều doanh nghiệp thiệt hại nặng nề, cả thế giới lo lắng nhưng một số doanh nghiệp Trung Quốc vẫn "nhanh chân" thu lợi khủng từ sự kiện này.
Đọc thêm Hội nhập
Các nhà đầu tư cổ phần tư nhân đang đặt cược lớn vào nhiều thương vụ của Nhật Bản
Những vụ mua bán gần đây với các thươnng hiệu đến từ Nhật bản đã cho thấy sự thèm muốn ngày càng tăng của các nhà đầu tư cổ phần tư nhân đối với các thương vụ của Nhật Bản.
Nhà máy Nissan tại Vương quốc Anh sa thải tạm thời 800 công nhân trong bối cảnh thiếu chip
Nissan Motor đã sa thải tạm thời khoảng 800 công nhân, tương đương 10% số nhân viên tại nhà máy lắp ráp ở Anh, do tình trạng thiếu chất bán dẫn ảnh hưởng đến sản xuất.
Ngôi sao đang lên trong mảng thương mại điển tử Pinduoduo khó có thể giữ được vị thế
Sự phát triển của nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc - Pinduoduo đang bị đe dọa bởi các biện pháp kiềm chế của chính phủ và các cáo buộc từ nhiều nhà cung cấp.
Các quy định mới của Hoa Kỳ hạn chế công nghệ thông tin của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến 4,5 triệu doanh nghiệp
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ yêu cầu sớm nhất là vào tháng 5 rằng các công ty hoạt động ở Mỹ phải được cấp phép mới có quyền sử dụng thiết bị và dịch vụ công nghệ thông tin từ Trung Quốc hoặc các quốc gia bị coi là "đối thủ", một động thái có thể ảnh hưởng đến 4,5 triệu doanh nghiệp.
Từ thành phố Manila đến Seoul, Citigroup kết thúc kỷ nguyên ngân hàng bán lẻ toàn châu Á
Việc Citigroup quyết định bán phần lớn mảng kinh doanh bán lẻ tại châu Á sau hơn một thế kỷ hoạt động đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên tại một số thị trường.
LG và General Motors dự kiến thành lập nhà máy pin EV tại Mỹ
Theo nguồn tin từ Nikkei Asia, nhà sản xuất ô tô Mỹ cho biết, LG Energy Solution và General Motors dự kiến ngày hôm nay (16/4) sẽ đưa ra thông báo thành lập nhà máy pin tại Mỹ.
Tokio Marine mua công ty bảo hiểm phúc lợi lao động của Hoa Kỳ với giá gần 200 triệu đô
Thỏa thuận này sẽ mở rộng phạm vi kinh doanh của Tokio Marine tại Hoa Kỳ và nối tiếp một chuỗi các thương vụ mua lại ở nước ngoài nhằm mục đích san sẻ hồ sơ rủi ro của công ty.
Tình trạng thiếu chip đang trở nên tồi tệ như thế nào và tại sao lại khó khắc phục?
Nhu cầu về linh kiện và chip đang tăng cao trong bối cảnh hậu Covid-19 cùng những căng thẳng chính trị đang tàn phá chuỗi cung ứng toàn cầu và gây nên trở ngại trong quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu.
Xuất khẩu phục hồi thúc đẩy GDP của Trung Quốc tăng 18,3% trong quý 1
Trong quý đầu tiên của năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng 18,3 %. Con số tăng trưởng này tiếp tục là bản lề cho sự phục hồi toàn cầu khỏi đại dich Covid-19 .
Jack Ma nhắm đến mục tiêu kinh doanh mới, tuyên bố không kiếm tiền trong ba năm, toàn bộ thu nhập sẽ hỗ trợ cho người mua hàng?
Nhắc đến doanh nghiệp thương mại điện tử nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Jack Ma và sự nổi lên của Alibaba cũng như sự lớn mạnh không ngừng của Taobao. Hiện Jack Ma đã nhắm đến một mục tiêu mới, thậm chí còn thẳng thừng tuyên bố sẽ không kiếm tiền trong ba năm và tất cả thu nhập sẽ được hỗ trợ bổ sung cho người tiêu dùng.