Cuộc "giao tranh" giữa Trung Quốc và biến thể Omicron

15:13 19/01/2022

Các chuyên gia kêu gọi cân bằng lợi ích kinh tế xã hội song song với chiến lược kiểm soát vi rút.

Một địa điểm xét nghiệm ở Thiên Tân, Trung Quốc ngày 12/1
Một địa điểm xét nghiệm ở Thiên Tân, Trung Quốc ngày 12/1. (Ảnh: Reuters)

Chưa đầy hai tháng kể từ khi báo cáo ca nhiễm đầu tiên, biến thể Omicron giờ đây đang "làm mưa làm gió" trên toàn thế giới, số lượng người mắc cao kỷ lục tại Mỹ và châu Âu, thậm chí xuất hiện tại ngay cả một trong những quốc gia bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới là Trung Quốc.

Ngày 15/1, Bắc Kinh ghi nhận ca Omicron đầu tiên của thủ đô. Chỉ gần một tuần sau, thành phố cảng lân cận Thiên Tân phát hiện địa phương lây nhiễm đột biến đầu tiên của đất nước. Ít nhất sáu thành phố và tỉnh, bao gồm Thượng Hải, Hà Nam, Liêu Ninh và Quảng Đông, đã xác nhận hơn 300 trường hợp nhiễm omicron tiếp theo, cho thấy tốc độ lây lan kinh hoàng bất chấp chế độ kiểm dịch khắt khe.

Giới chức đã nhanh chóng phong tỏa khu vực có liên quan và tiến hành xét nghiệm quy mô hàng triệu dân. Tuy nhiên khả năng lây truyền nhanh chóng cũng như triệu chứng không rõ ràng của Omicron khiến việc truy vết dập dịch khó kiểm soát hơn nhiều so với các biến thể trước đó.  

Hàng hóa được giao đến các khu dân cư bị phong tỏa ở Thiên Tân
Hàng hóa được giao đến các khu dân cư bị phong tỏa ở Thiên Tân. (Ảnh: Reuters)

Sự xuất hiện của biến thể mới khiến cuộc chiến chống Covid-19 vốn đã khó khăn trở nên càng phức tạp hơn ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Đây cũng là thách thức khó khăn khi nước này chuẩn bị cho Thế vận hội mùa Đông vào tháng tới, đặc biệt là các ca mắc do người ở nước ngoài nhập cảnh vào Trung Quốc. Đầu tháng 12, Thiên Tân phát hiện hai ca Omicron trong số các hành khách trên một chuyến bay. Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu cũng được coi là nguồn chứa vi rút.

Cảng Thiên Tân là một trong những cảng bận rộn nhất ở Trung Quốc với các dịch vụ liên kết hơn 200 quốc gia và khu vực. Cảng xử lý hàng nghìn tấn hàng hóa mỗi ngày. Theo quy tắc quản lý cảng, tất cả hàng hóa nhập khẩu phải trải qua các cuộc kiểm tra vi rút nghiêm ngặt và khử trùng trước khi được vào thị trường nội địa. Kể từ tháng 6 năm 2021, các công nhân cảng có nguy cơ phơi nhiễm cao được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm axit nucleic hai ngày một lần.

Những trận chiến kéo dài

Hai năm sau đại dịch, Trung Quốc đã phát triển chiến lược sàng lọc vi rút, truy vết, cách ly và đạt được hiệu quả nhất định. Quốc gia này là một trong số ít nơi trên thế giới áp dụng chính sách COVID Zero.

Thế nhưng, các chuyên gia y tế cho biết, tuyến phòng thủ ngày càng trở nên kém vững chắc khi đối mặt với Omicron vì nhiều người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng rõ ràng và không được phát hiện kịp thời. Một chuyên gia kiểm soát dịch bệnh nhận định biện pháp hiện tại vẫn hiệu quả nhưng cần nhanh nhạy hơn. 

Omicron tàn phá các vùng nông thôn rộng lớn, nơi nguồn lực y tế thiếu thốn hơn so với các thành phố lớn. Buổi sáng sau khi trường hợp đầu tiên được phát hiện ở Tangyin, tất cả các ngôi làng trong quận đều bị phong tỏa và người dân được yêu cầu ở trong nhà. Xu Bianli, cựu Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh tỉnh Hà Nam, cho hay, tuy các khu vực nông thôn mật độ dân số và di chuyển thấp hơn nhưng thiếu nguồn lực chăm sóc sức khỏe đã trở thành mồi lửa cho dịch bệnh.

Hiệu quả của vắc xin giảm sút cũng là nguyên nhân nổi bật. Theo chính quyền thành phố Thiên Tân, 103 trong số 107 bệnh nhân được phát hiện vào ngày 12/1 đã được tiêm phòng đầy đủ, trong đó có 32 người đã được tiêm nhắc lại. Thống kê từ khắp nơi trên thế giới cho thấy rằng các loại vắc xin hiện tại kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa lây nhiễm do biến thể Omicron, nhưng vẫn cung cấp một mức độ bảo vệ đáng kể chống lại bệnh tật nghiêm trọng.

Bất chấp thách thức đối với chính sách COVID Zero, Trung Quốc sẽ duy trì các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt trước thềm Thế vận hội và đợt "di cư lớn nhất trong năm" vào dịp Tết Nguyên đán. Huang tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho biết, tháng tới sẽ rất quan trọng đối với Trung Quốc vì chiến lược không khoan nhượng phải đối mặt với "bài toán chưa có lời giải" là Omicron. Trung Quốc đã chi mạnh tay cho xét nghiệm vi rút trên quy mô lớn. Số tiền này đến từ quỹ bảo hiểm y tế và ngân khố của chính quyền địa phương. Ví dụ, ở Thiên Tân, xét nghiệm trên toàn thành phố dân tiêu tốn khoảng 100 triệu Nhân dân tệ (15,7 triệu đô).

Ông Huang cho biết, việc kiểm soát vi rút không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn gây ra các chi phí khác như gián đoạn cuộc sống của người dân và các thiệt hại liên quan. Các chuyên gia đã kêu gọi phương pháp tiếp cận tinh vi hơn để cân bằng giữa kiểm soát vi rút với các hoạt động kinh tế và xã hội. Wang Xu, Giáo sư tại Đại học Nhân dân cho biết: "Một mặt, chúng ta cần có các biện pháp chính xác hơn để ngăn chặn dịch bùng phát. Mặt khác, cần có đủ chỗ cho cuộc sống bình thường. Đó là điều có thể được chứng minh là một phương pháp kiểm soát vi rút thành công".

Mai Chi