Cuộc đua tìm nhân tài của các công ty Trung Quốc nhằm thúc đẩy tăng trưởng tại ASEAN

17:30 15/04/2022

Tiger Brokers và Futu Securities đều đang mở rộng ra nước ngoài khi các nhà chức trách ở Trung Quốc kìm hãm ngành công nghệ trong bối cảnh lo ngại về quản lý dữ liệu và quyền riêng tư.

Hai công ty môi giới cổ phiếu của Trung Quốc đang khai thác Singapore để tìm kiếm nhân tài khi họ nhắm mục tiêu tăng trưởng ở Đông Nam Á. (Nguồn ảnh Ken Kobayashi)

Hai công ty môi giới cổ phiếu của Trung Quốc đang khai thác thị trường Singapore để tìm kiếm nhân tài khi họ nhắm mục tiêu tăng trưởng ở Đông Nam Á. (Nguồn ảnh: Ken Kobayashi).

Tiger Brokers và Futu Securities của Trung Quốc đang gấp rút tuyển dụng nhân viên tại Singapore khi họ đẩy mạnh mở rộng nền tảng giao dịch chứng khoán internet ở Đông Nam Á trong bối cảnh lĩnh vực công nghệ ở quê nhà bị đàn áp.

Người đứng đầu hai công ty môi giới chiết khấu được niêm yết trên sàn Nasdaq của Singapore nói với Nikkei Asia trong các cuộc phỏng vấn riêng rằng, họ có kế hoạch tăng cường tuyển dụng trong năm nay ở Singapore như một nỗ lực nhằm tiến sâu hơn vào thị trường các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên và 650 triệu người.

Tiger, được hậu thuẫn bởi gã khổng lồ điện tử Trung Quốc Xiaomi và Futu, công ty có công ty công nghệ lớn Tencent làm nhà đầu tư, hy vọng sẽ mở ra các thị trường mới sinh lợi trong khu vực nơi dân số trẻ và tầng lớp trung lưu mới nổi ngày càng bị thu hút đầu tư vào thị trường tài chính.

Giám đốc điều hành của Tiger tại Singapore, Eng Thiam Choon, cho biết thêm: "Rất nhiều quốc gia Đông Nam Á vẫn đang ở giai đoạn phát triển, và các nhà đầu tư trung lưu và công dân trung lưu ở đó đang gia tăng. Chúng tôi có kế hoạch tăng số lượng nhân viên của mình trong trung tâm tài chính từ 10% đến 20% trong năm tới". 

Tiger đã ra mắt ứng dụng giao dịch di động của mình tại nước này vào tháng 2 năm 2021, sau khi thành lập văn phòng Đông Nam Á tại đây vào năm 2019. Eng cho biết, công ty đang tìm đến Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam để tăng trưởng.

Futu cũng đang trên đà phát triển tương tự sau khi mở văn phòng tại Singapore vào tháng 3 năm ngoái để triển khai ứng dụng giao dịch cho khách hàng mới.

Giám đốc điều hành của Futu tại Singapore, Gavin Chia, cho biết, Futu có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động Singapore từ 80 đến 100 nhân viên vào cuối năm, so với con số 40 người hiện tại, đồng thời tìm kiếm các quốc gia như Thái Lan và Malaysia để mở rộng cơ hội kinh doanh.

Ông nói: “Singapore là một nơi rất quan trọng, hay thậm chí là một trung tâm. Mặc dù có dân số nhỏ, nhưng chúng tôi xem đây là một nơi rất quan trọng để chúng tôi phát triển sang các nước Đông Nam Á khác". 

Futu và Tiger coi nhau như những đối thủ thân thiết, vận hành các mô hình kinh doanh tương tự, tập trung vào giao dịch cổ phiếu dựa trên ứng dụng với chiết khấu hoa hồng. Hai công ty Trung Quốc đều nhắm đến những người trẻ tuổi hiểu biết về kỹ thuật số.

Cả 2 đều đang mở rộng ra nước ngoài khi các nhà chức trách ở Trung Quốc kìm hãm ngành công nghệ trong bối cảnh lo ngại về quản lý dữ liệu và quyền riêng tư.

Một bài báo trực tuyến được xuất bản vào tháng 10 năm ngoái bởi Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo rằng các công ty môi giới trực tuyến hoạt động xuyên biên giới có thể vi phạm quyền riêng tư của người dùng và đối mặt với rủi ro pháp lý. Ngược lại, khu vực ASEAN lại cung cấp một môi trường hoạt động êm dịu hơn cho hai bên.

Việc tìm kiếm nhân tài của Futu và Tiger để thúc đẩy tăng trưởng khu vực đã diễn ra rộng rãi, cả hai công ty môi giới đều mong muốn tìm kiếm nhân viên có kinh nghiệm từ các công ty dịch vụ tài chính. 

Cả Tiger Brokers và Futu Securities đều đang tìm cách mở rộng sang các thị trường như Thái Lan. © Reuters
Cả Tiger Brokers và Futu Securities đều đang tìm cách mở rộng sang các thị trường như Thái Lan. Ảnh: Reuters. 

Tại Singapore, Futu và Tiger đang tiến hành một cuộc chiến để tăng lượng đăng ký người dùng mới vào nền tảng của họ nhằm chống lại các công ty môi giới đương nhiệm do những công ty địa phương điều hành như UOB Kay Hian và PhillipCapital, đã hoạt động trong nhiều thập kỷ và vận hành các chi nhánh. 

Cả hai công ty hiện phải đối mặt với thách thức thâm nhập vào các quốc gia Đông Nam Á khác, nơi có mức độ phát triển kinh tế và sự trưởng thành của cộng đồng đầu tư bán lẻ rất khác nhau.

Eng tại Tiger cho biết: “Chúng tôi bản địa hóa chiến lược của mình với sự giúp đỡ của các nhóm địa phương. Tiger cũng áp dụng các chiến lược tiếp cận thị trường khác nhau được thiết kế đặc biệt để giáo dục và thu hút các nhà đầu tư mới - giới thiệu các nhà môi giới, cũng như tổ chức các sự kiện trực tuyến và ngoại tuyến."

Futu tin rằng nhờ những người có kinh nghiệm chăm sóc các quốc gia Đông Nam Á cụ thể là chìa khóa quan trọng. Chia cho biết: “Futu cũng đang hướng tới việc tuyển dụng mạnh mẽ ở nhiều thị trường khác nhau. Chúng tôi tin rằng, việc thuê các nahan viên kỳ cựu trong ngành tại địa phương có kiến ​​thức chuyên môn cụ thể về thị trường sẽ mang lại cho chúng tôi đòn bẩy."

Trong khi các sàn giao dịch trong nước có khả năng được hưởng lợi khi hai công ty xâm nhập thị trường khu vực làm tăng khối lượng giao dịch, nhiều công ty môi giới thông thường có thể bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh.

Hai nhà môi giới Trung Quốc có kế hoạch mở rộng bộ sản phẩm và dịch vụ của họ. Eng cho biết Tiger đang làm việc để tập hợp các dịch vụ của mình vào một nền tảng quản lý tài sản một cửa. Đối với Futu, họ đang cho phép khách hàng khai thác tiền điện tử đang trong quá trình triển khai.

Giám đốc điều hành của Futu tại Singapore, Gavin Chia cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều giấy phép hơn từ các cơ quan quản lý. Với nhiều giấy phép hơn, chúng tôi có thể cung cấp nhiều sản phẩm thú vị hơn cho khách hàng và về mức độ phủ sóng của sản phẩm, chắc chắn chúng tôi muốn mở rộng phạm vi hoạt động". 

Lyly