Cuộc chiến 'đốt tiền' giữa các sàn TMĐT lên cao trào
- Doanh nghiệp
- 15:06 27/05/2020
Cuộc chạy đua trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ có sự thay đổi nếu Tiki và Sendo về chung một mái nhà trong năm 2020. Thay cho cuộc “so găng” giữa bộ tứ Shopee - Tiki - Lazada - Sendo sẽ là cuộc cạnh tranh của bộ ba Tiki - Sendo cùng với Shopee và Lazada.
Khi các “đại gia” TMĐT lên tiếng
Bản đồ thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đang có sự thay đổi nhanh chóng khi lần lượt nhiều trang web, sàn TMĐT rời bỏ cuộc chơi hoặc bị thâu tóm hoặc sáp nhập bởi các công ty trong và ngoài nước. Gần đây nhất là thương vụ sáp nhập (chưa chính thức) giữa Tiki và Sendo sau khi các nhà đầu tư nước ngoài bắt tay với nhau.
![]() |
Trong các doanh nghiệp TMĐT dẫn đầu về lượt truy cập trang web trong quý 1-2020 đã không còn thương hiệu Adayroi.com (từng nằm trong nhóm dẫn đầu năm 2019). Đồ hoạ: Chí Thịnh. Nguồn: iPrice Group |
Cuộc chơi trong lĩnh vực TMĐT dường như đang bị dẫn dắt bởi những tập đoàn nước ngoài như Alibaba, SEA, JD.com, Softbank... Họ đang nắm trong tay những sàn TMĐT, trang web kinh doanh trực tuyến lớn như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo… với quyền sở hữu hoặc chiếm số cổ phần lớn trong các doanh nghiệp này.
Hoạt động thâu tóm, mua lại cổ phần (M&A) trong lĩnh vực TMĐT đã diễn ra từ năm 2013 với thương vụ nhommua.com sáp nhập cùng với cungmua.com. Cả hai trang web này hoạt động theo mô hình TMĐT mua theo nhóm (groupon). Đây được xem là một trong những vụ sáp nhập doanh nghiệp TMĐT đáng chú ý nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
Sau đó, tới năm 2014 thì diễn ra vụ FPT thâu tóm trang TMĐT 123mua.vn của VNG; việc mua lại 123mua.com là nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cho sàn TMĐT sendo.vn (thuộc FPT). Khi đó, FPT cho biết, mục tiêu của tập đoàn là sở hữu trang TMĐT có nhiều giao dịch nhất theo mô hình mua bán đảm bảo.
Tiếp tục cho tới năm 2016 lại diễn ra sự kiện M&A nổi đình đám là Alibaba mua lại sàn TMĐT Lazada ở khu vực Đông Nam Á (bao gồm Lazada Việt Nam) với con số một tỉ đô la Mỹ. Với thương vụ này, Alibaba đã thâu tóm hoạt động kinh doanh của Lazada ở sáu thị trường Đông Nam Á.
Cũng trong năm 2016, Central Group cũng thành công trong việc mua lại trang web TMĐT zalora.vn (thông qua Công ty Thương mại Nguyễn Kim) và đổi tên thành ronbins.vn. Vào thời điểm đó, Central Group nắm 49% số cổ phần của chuỗi bán lẻ điện máy Nguyễn Kim.
Theo sự nhận định từ các chuyên gia TMĐT, các thương vụ M&A trong lĩnh vực này chủ yếu đến từ những tập đoàn công nghệ hoặc kinh doanh bán lẻ như Alibaba, Central Group, JD.com… Họ tiến hành các thương vụ M&A để nắm quyền sở hữu hoàn toàn hoặc mua lại cổ phần để loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
Mục tiêu của các tập đoàn này là thông qua hoạt động thâu tóm, mua lại cổ phần của các doanh nghiệp TMĐT nội địa để thâm nhập thị trường bán lẻ trực tuyến trong thời gian ngắn. Những mục tiêu lần lượt trong 4-5 năm qua là các thương hiệu hàng đầu trong mảng TMĐT của Việt Nam như Lazada, Zalora, Tiki, Shopee…
Phần lớn các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT được tiến hành theo phương thức sáp nhập và mua lại. Hoạt động thâu tóm dưới hai hình thức này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn nước ngoài thâm nhập mạnh hơn vào thị trường TMĐT Việt Nam thông qua thương hiệu quen thuộc của doanh nghiệp TMĐT nội địa.
![]() |
Trang TMĐT Adayroi.com phải sáp nhập về với hệ sinh thái số VinID từ cuối năm 2019. Ảnh: DNCC |
Hàng loạt trang TMĐT rời cuộc chơi
Vào cuối tháng 3-2019, trang TMĐT Robins (robins.vn) bất ngờ tuyên bố tạm dừng mọi hoạt động bán hàng. Trang TMĐT robins.vn tiền thân là trang bán hàng online nổi tiếng zalora.vn, sau đó được Central Group mua lại từ Rocket Internet và đổi tên thành robins.vn. Theo số liệu của iPrice Group, trang web TMĐT chuyên bán hàng thời trang robins.vn có số lượt truy cập cao nhất tại Việt Nam với hơn 965.000 lượt/tháng trong quý 4-2018.
Trước đó, vào cuối năm 2018, trang TMĐT vuivui.com của nhà bán lẻ Thế giới Di động cũng tuyên bố ngừng hoạt động sau hai năm vận hành bán hàng online theo mô hình bách hóa. Vuivui.com là trang TMĐT hoạt động theo mô hình B2C (từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng), được Thế giới Di động thành lập từ năm 2017.
Trong năm 2019 còn có thêm sự kiện Tập đoàn Vingroup công bố rút lui khỏi mảng bán lẻ trực tiếp để tập trung nguồn lực cho công nghiệp – công nghệ. Trang TMĐT adayroi.com được sáp nhập vào hệ sinh thái số VinID, thời hạn hoàn tất là hết tháng 12-2019.
Sau khi adayroi.com sáp nhập vào VinID, đến lượt trang TMĐT lotte.vn - trang TMĐT chính thức tại Việt Nam của Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc)tuyên bố ngừng hoạt động bán hàng từ cuối tháng 2-2020, trang này sẽ được sáp nhập vào speedl.vn (thuộc nhà bán lẻ Lotte Mart).
Hoạt động đầu tư vào các trang TMĐT Việt Nam được đánh giá là cực kỳ hấp dẫn nhưng nhà đầu tư phải chấp nhận “đốt tiền” để thu hút khách hàng và cạnh tranh vị trí dẫn đầu thị phần bán lẻ trực tuyến. Nhà đầu tư buộc phải liên tục rót vốn và điều này chỉ khả thi với nguồn vốn được rót từ những tập đoàn lớn của nước ngoài.
Nói về sự khốc liệt của thị trường TMĐT, ông Trần Trọng Tuyến, Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), cho rằng, cũng không thể biết trước sẽ có thêm một hay một vài cái tên mới xuất hiện hay ra đi nhưng chắc chắn cuộc chiến “đốt tiền” giữa các doanh nghiệp TMĐT vẫn sẽ tiếp diễn
Chí Thịnh
Tin liên quan
#TMĐT

Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử để tạo đà tăng trưởng bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử Việt Nam
Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển nhanh tại Việt Nam bởi vậy cần hoàn thiện pháp luật TMĐT nhanh chóng, để các cá nhân, doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh lâu dài và an toàn.

Ngăn chặn hàng giả trên sàn thương mại điện tử
Chuyên gia kinh tế - TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, cơ quan quản lý đã không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và đa dạng, phong phú của sàn thương mại điện tử, khiến tạo ra những kẽ hở để từ đó gian thương lợi dụng thực hiện những hành vi phi pháp.

Thương mại điện tử ‘tiếp tay’ buôn bán hàng giả, hàng lậu: Xử phạt đừng như ‘muối bỏ bể’!
Yếu tố trực tuyến của thương mại điện tử (TMĐT) được ví như “con dao hai lưỡi” bởi trong những năm gần đây TMĐT đã trở thành kênh tiêu thụ hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với các vi phạm ngày càng tinh vi.

COVID-19: "Cú hích" để lĩnh vực thực phẩm tươi online cất cánh tại Đông Nam Á
Mảng thực phẩm tươi và hàng tạp hóa đã không còn xa lạ với các ông lớn thương mại điện tử từ vài năm gần đây.

Đến năm 2025, 55% dân số Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Logistics nội 'lép vế' với DN ngoại đến bao giờ?
Đại dịch Covid-19 được xem là một cơ hội để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xem xét lại chiến lược hoạt động, đa dạng hóa thị trường cung cấp dịch vụ... để nâng cao năng lực cạnh tranh giành thị phần từ tay khối ngoại.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn sẵn sàng hoạt động trở lại
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, đến nay ổ dịch ở Cảng HKQT Vân Đồn đã được kiểm soát và dập tắt hoàn toàn. Sân bay đã an toàn và sẵn sàng hoạt động trở lại, dự kiến vào 3/3/2021.
Coinbase – Công ty trao đổi tiền điện tử sẽ được niêm yết công khai trên sàn Nasdaq
Coinbase Global đã nộp đơn đăng ký niêm yết trực tiếp trên Nasdaq, theo thủ tục giấy tờ nộp cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ vào thứ Năm (25/2).
Hàng loạt ngân hàng hạ lãi suất vay để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid-19, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), nhiều ngân hàng thương mại đã tiếp tục giảm lãi vay...
Nhìn lại mức lương của các lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước sau thực hiện thí điểm
Cơ chế khoán lương theo Nghị định 20/2020 được thí điểm tại 3 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tổng Công ty Hàng không (VNA) và Tổng Công ty Quản lý bay (VATM).
Habeco chi trả 536 tỷ đồng cổ tức cho Bộ Công Thương
Bộ Công thương nắm 81,8% cổ phần tại Habeco, do đó theo tỷ lệ dự kiến sẽ thu về xấp xỉ 536 tỷ đồng.
Bán hàng đa kênh - Con đường mới cho doanh nghiệp bán lẻ năm 2021
Thay vì hoạt động trên một số kênh bán hàng truyền thống, hiện nhiều doanh nghiệp đã liên kết và phối hợp với nhau để sản phẩm của mình được phủ sóng trên mọi kênh và mọi phương tiện thông tin đại chúng.
Nhiều doanh nghiệp đại chúng sửa đổi điều lệ theo quy định
Từ đầu năm 2021, các doanh nghiệp đại chúng sẽ phải lên kế hoạch sửa đổi điều lệ để đáp ứng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Chứng khoán 2019 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới.
Hàng loạt các kiến nghị của doanh nghiệp trước dịch bệnh COVID-19 kéo dài
Dưới đây là tổng hợp phản ánh, kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp trong tháng 1 - 2/2021 vừa được Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) gửi Thủ tướng...
Tổng cục Hải quan: Ô tô nhập khẩu từ Thái Lan cao gấp 3 lần so với xe Trung Quốc
Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng khởi đầu năm 2021, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 34,3% (tương ứng giảm 4.347 chiếc) so với lượng nhập khẩu trong tháng trước.
Văn Phú Invest muốn thoái toàn bộ vốn tại Công ty Kinh doanh và Quản lý khách sạn Lilas
Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (HoSE: VPI) vừa công bố bản trích lục nghị quyết thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại Công ty Cổ phần Kinh doanh và Quản lý khách sạn Lilas.