Cú hích kinh tế từ show diễn của Taylor Swift có thể khiến Anh hoãn giảm lãi suất

11:18 18/06/2024

Tác động kinh tế của các tour diễn Taylor Swift đã được nhắc đến nhiều trong thời gian qua. Chi tiêu cho khách sạn, vé máy bay, nhà hàng tại địa điểm diễn ra concert thường tăng vọt quanh thời điểm diễn ra concert.

Taylor Swift trong một buổi biểu diễn.
Taylor Swift trong một buổi biểu diễn.

Một trong những tâm điểm chú ý của thị trường châu Âu tuần này, đó là cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE). Tuy nhiên trái với kỳ vọng cách đây một vài tuần, hiện thị trường dự báo khả năng BOE hạ lãi suất tại cuộc họp lần này là khá thấp, và thậm chí, đang có những dự đoán phải tới tháng 9, cơ quan này mới lần đầu hạ lãi suất. Một nguyên nhân được báo chí nhắc tới, khá ngạc nhiên, đó là ca sỹ nhạc đồng quê Mỹ Taylor Swift. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong tổng hợp ngắn sau đây.

Công việc của Taylor Swift và BOE đang có sự "va chạm" với nhau, khi nữ ca sĩ đưa chuyến lưu diễn toàn cầu The Eras Tour của mình tới xứ sở sương mù, với 9 đêm diễn tại nhiều thành phố lớn trong tháng 6 và tháng 8 này. Và theo phân tích từ ngân hàng đầu tư TD Securities, các nhà hoạch định chính sách của BOE có thể phải cân nhắc khả năng chưa hạ lãi suất vào tháng 8, dưới sức nóng từ các đêm diễn của siêu sao người Mỹ.

Ngân hàng đầu tư TD Securities: Chúng tôi vẫn hi vọng BOE sẽ giảm lãi suất lần đầu vào tháng 8, nhưng dữ liệu lạm phát nóng lên có thể khiến BOE lùi sang tháng 9. 

Tour diễn của Swift vào tháng 8 có thể thay đổi số liệu lạm phát, khiến BOE cân nhắc lại lộ trình giảm lãi suất. "Giá khách sạn tăng có thể khiến lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ tăng thêm 30 điểm cơ bản, và lạm phát chung tăng 15 điểm cơ bản", TD Securities dự báo.

Trên CNBC, BOE khẳng định họ sẽ "nhìn vào nhiều số liệu kinh tế khi quyết định vấn đề lãi suất".

Tác động kinh tế của các tour diễn Taylor Swift đã được nhắc đến nhiều trong thời gian qua. Chi tiêu cho khách sạn, vé máy bay, nhà hàng tại địa điểm diễn ra concert thường tăng vọt quanh thời điểm diễn ra concert.

Tác động kinh tế của các tour diễn Taylor Swift đã được nhắc đến nhiều trong thời gian qua. Chi tiêu cho khách sạn, vé máy bay, nhà hàng tại địa điểm diễn ra concert thường tăng vọt quanh thời điểm diễn ra concert.

Tháng 7/2023, quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đánh giá Eras Tour đã thúc đẩy kinh tế các bang tại Mỹ, đặc biệt là nhà hàng và khách sạn. Hồi tháng 3, các nhà kinh tế học ước tính concert của nữ ca sĩ mang lại 350-500 triệu đôla Singapore (260-371,9 triệu USD) cho kinh tế Singapore.

Giới chức thủ đô Edinburgh (Scotland) cho biết các buổi biểu diễn của Swift đầu tháng này giúp nền kinh tế địa phương có thêm 77 triệu bảng (98 triệu USD). TD Securities trích số liệu mới nhất chỉ ra giá khách sạn tại Edinburgh tăng "mạnh hơn bình thường" trong tuần có buổi diễn của cô.

Ngân hàng Barclays tháng trước ước tính tour diễn tại Anh của Swift giúp nền kinh tế này có thêm 1 tỷ bảng. Trong tháng này, cô còn có các buổi biểu diễn tại xứ Wales và London. Tuy nhiên, vì quy mô kinh tế Wales khá nhỏ, các nhà phân tích cho rằng tác động của tour diễn sẽ không đáng kể.

Những cái tên như Taylor Swift, Beyonce và BlackPink đã làm điên đảo mạng xã hội với vô số những dự đoán chi phí trên trời cho các buổi concert của họ. Từ chi phí đi lại, ăn ở, vật dụng cổ vũ, thời trang cho đến những khoản tiền khác nhằm ủng hộ thần tượng của mình và ăn chơi trong những ngày diễn ra sự kiện.

"Mọi người sẵn sàng chi nhiều tiền cho thần tượng của mình bởi họ biết bản thân sẽ được thỏa mãn với các chương trình concert này, hơn nữa chẳng ai biết liệu thần tượng có quay lại làm sự kiện tương tự trong tương lai nữa hay không", chị Mario Ihieme, một người hâm mộ của Beyonce tại London-Anh cuồng nhiệt nói.

Hãng tin Reuters ví von những sự kiện concert của Beyonce hay Taylor Swift là Beyflation hay Swiftflation để ám chỉ tác động của các chương trình này đến nền kinh tế.

Không riêng gì BlackPink, hàng loạt những tên tuổi như Bruno Mars, Coldplay hay Backstreet Boys cũng đang tổ chức các chương trình âm nhạc của mình, thu hút người hâm mộ rút ví.

"Nếu đó không phải là các concert thì tôi đã không đi du lịch năm nay rồi", anh Fairuz Zahari đến từ Malaysia cho biết khi đi nhiều nước để theo dõi các chương trình âm nhạc, mới đây nhất là của Ed Sheeran tại Australia.

Tương tự tại Ấn Độ, giám đốc Owen Roncon của Live Entertainment cho biết người hâm mộ cực kỳ hạnh phúc dù vẫn phải trả khoản tiền lớn cho các sự kiện concert chất lượng.

"Mức giá bình quân cho buổi hòa nhạc ‘Backstreet Boys DNA World Tour’ tại Ấn Độ đã bị đẩy lên đến 8.000 Rupee (98 USD), cao hơn khá nhiều so với giá gốc", ông Owen cười nói.

Một cuộc khảo sát của Evenbrite tại Mỹ cho thấy 80% người tiêu dùng trong năm nay muốn được đi chơi nhiều hơn bất chấp người hâm mộ sẽ phải chi nhiều tiền hơn cho các concert.

Thậm chí CEO Michael Rapino của Live Nation Entertainment còn cho biết doanh số bán vé concert đã tăng 41% trong quý I/2023, còn giá vé thì tăng với tỷ lệ 2 chữ số.

Tại Anh, khoảng 150.000 người hâm mộ đã trả 340 Bảng, tương đương 431 USD/vé để tham dự concert tháng 6 tại Glastonbury có sự góp mặt của Elton John cùng nhiều nghệ sĩ khác.

Hồi giữa năm 2023, một hiện tượng "Beyonceflation" cũng đã xảy ra tại Thụy Điển - quốc gia chỉ có hơn 10 triệu dân, nhưng đã đón tiếp hàng chục nghìn người hâm mộ tới 2 đêm diễn của danh ca Beyonce. Làn sóng cuồng nhiệt đã khiến lạm phát của nước này lên tới 8,2% trong tháng 5 năm 2023, cao hơn nhiều so với dự báo trước đó chỉ là 7,6%.

Dù khiến các ngân hàng trung ương đau đầu hơn với lạm phát, ở chiều ngược lại, tour diễn của các ngôi sao quốc tế cũng tạo ra hiệu ứng tích cực với nền kinh tế ở nơi đăng cai, thúc đẩy đà đi lên của tiêu dùng và các ngành dịch vụ. Với nước Anh, tour diễn của Taylor Swift năm nay được dự báo có thể mang về tới khoảng 1,3 tỷ USD - một cú hích mạnh mẽ với kinh tế xứ sở sương mù đang gặp nhiều thách thức thời gian qua.

Trang Anh (t/h)