CPTPP sẽ thay đổi Trung Quốc, hay Trung Quốc “đảo chiều” CPTPP?
- 22
- Hội nhập
- 18:54 30/10/2021
DNHN - Các quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cần thương lượng một cách thận trọng và giữ vững các tiêu chuẩn của tổ chức.

Việc Trung Quốc yêu cầu gia nhập Hiệp định Thương mại Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chia rẽ quan điểm từ phía các chuyên gia, những người coi đây là cơ hội quý giá để khuyến khích cải cách kinh tế. Phe thứ nhất lập luận rằng, các điều kiện gia nhập CPTPP khá chi tiết và nghiêm ngặt, ít cơ hội cho các trường hợp bên ngoài. Suy nghĩ này cho thấy có khả năng Trung Quốc sẽ thúc đẩy Bắc Kinh nhằm đặt ra các quy tắc công bằng hơn, minh bạch hơn. Khả năng thứ hai xảy ra khi các thành viên CPTPP đồng ý với các ngoại lệ ngoài tiêu chuẩn và Bắc Kinh tiến tới với những điều kiện mới.
Nhưng để đi theo con đường này, cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thống nhất giữa các thành viên CPTPP. Bài học từ Mỹ, Úc cho thấy, đàm phán với một siêu cường kinh tế như Trung Quốc tiềm ẩn rủi ro không nhỏ. Mối lo ngại lớn nhất là vẫn chưa rõ liệu Bắc Kinh có cố gắng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của CPTPP hay không. Ngay cả các nguồn tin ngoại giao và các chuyên gia quen thuộc với các cuộc thảo luận trong chính phủ cũng tỏ ra hoài nghi “thiện chí” của Trung Quốc. Một số ý kiến cho rằng, ý tưởng của Trung Quốc tận dụng CPTPP như một công cụ tạo áp lực thương mại với thế giới bên ngoài. Những người khác nghi ngại ngay từ đầu Trung Quốc đã nộp đơn với mục đích xin miễn trừ các yêu cầu của tổ chức. Quốc gia này xếp thứ 107 trong Chỉ số Tự do Kinh tế của Tổ chức Di sản có trụ sở tại Washington, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các thành viên CPTPP là khoảng 30.
Hiệp định yêu cầu các thành viên nới lỏng đáng kể các hạn chế đối với luồng dữ liệu xuyên biên giới và chấm dứt lao động cưỡng bức, đối xử đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước. Các chính sách của ông Tập đi ngược lại điều này. "Trong các cuộc đàm phán về việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nhiều người tin rằng áp lực từ bên ngoài sẽ đưa hệ thống kinh tế của họ tiến gần hơn với hệ thống kinh tế của các nước phương Tây", Wu Junhua, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản, cho biết. "Nhưng Trung Quốc hiện đang tràn đầy tự tin rằng mô hình kinh tế của họ là ưu việt", Wu nói. "Thay vì đưa đất nước đến gần hơn với các tiêu chuẩn của CPTPP, Trung Quốc có thể đang lên kế hoạch kéo CPTPP đến gần hơn theo chiều ngược lại bằng cách loại bỏ các ngoại lệ".
Chính quyền ông Tập đã bắt đầu thu hút các thành viên CPTPP, bắt đầu từ các nước Singapore, Brunei, Mexico và New Zealand. Tuy nhiên, tiến trình gia nhập khối sẽ yêu cầu Trung Quốc đồng ý đáp ứng tất cả các yêu cầu và đệ trình một kế hoạch hành động chi tiết về những lĩnh vực còn thiếu sót. Theo Chương 29, Điều 2, CPTPP không cho phép các trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc về "lợi ích an ninh thiết yếu". Mức độ “thiết yếu” đến đâu còn phải xem mục đích từ các quốc gia thành viên. Nếu Trung Quốc chấp nhận tất cả các điều khoản của CPTPP và trở thành thành viên hiệp định, tác động của nước này đến địa chính trị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ rất sâu sắc - đặc biệt là trong trường hợp không có Mỹ, các thành viên cần phải bắt đầu xem xét kịch bản này ngay từ bây giờ để có một cuộc tranh luận thực sự thấu đáo về Trung Quốc.
TL (theo Caixin)
Bài liên quan
#CPTPP

Sửa đổi hướng dẫn đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 9/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Nhìn lại công tác xây dựng pháp luật thực thi CPTPP và các FTA thế hệ mới
Hiệu quả thực sự của CPTPP nói riêng và các FTA nói chung phụ thuộc một phần không nhỏ vào công tác xây dựng pháp luật thực thi. Vì vậy, những thông tin về đánh giá hiệu quả thực hiện và hàm ý chính sách có ý nghĩa cho các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan quản lý liên quan cũng như đối với doanh nghiệp.

Các quốc gia thành viên CPTPP cần cẩn trọng trước nỗ lực gia nhập hiệp định của Trung Quốc
Mối quan hệ thương mại sâu rộng và đầu tư sâu sắc hơn với Bắc Kinh là "con dao hai lưỡi".

Phiên họp Hội đồng Hiệp định CPTPP lần thứ 4: Xem xét yêu cầu gia nhập chính thức Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh
Vào lúc 7 giờ sáng, ngày 02 tháng 6 năm 2021 (giờ Việt Nam), Phiên họp Hội đồng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lần thứ 4 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

CPTPP: Mỗi doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu cơ hội ưu đãi trong Hiệp định
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thực thi đã 2 năm, nhưng để CPTPP phát huy hiệu quả hơn nữa thì vẫn còn nhiều việc phải làm - ý kiến của bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - BCT.

Yếu kém về năng lực sẽ cản trở doanh nghiệp hưởng lợi từ CPTPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là Hiệp định thương mại có tiêu chuẩn cao, việc thực thi Hiệp định khá vất vả khi năm đầu tiên Hiệp định đi vào hiệu lực doanh nghiệp chịu tác động của Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, năm thứ hai lại chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19...
Đọc thêm Hội nhập
Cuộc đua tại thị trường xe điện Indonesia của các nhà sản xuất Nhật Bản và Hàn Quốc
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và Hàn Quốc đang tham dự triển lãm ô tô tại Indonesia để mong muốn giới thiệu các mẫu xe thân thiện với môi trường của họ. Động thái này diễn ra khi nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á thúc đẩy công nghệ xanh để đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng về giảm lượng khí thải carbon.
Grab cam kết tiếp tục đầu tư vào đội ngũ nhân viên trong khu vực
Ngoài ra, công ty công nghệ này cũng thông báo sẽ cung cấp suất học bổng trị giá 1 triệu USD hàng năm cho sinh viên trên khắp các nước Đông Nam Á. Đây là chương trình bổ sung cho các sáng kiến học bổng và trợ cấp hiện có dành cho con em tài xế của Grab, đối tác giao hàng và các nhà bán hợp tác cùng ở Singapore và Thái Lan.
Nhà lắp ráp chủ chốt cho iPhone Pegatron thay CEO mới
Việc cải tổ lại bộ máy quản lý diễn ra sau khi doanh thu và lợi nhuận hoạt động sụt giảm vào năm 2021 do Pegatron bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng chip toàn cầu vốn chưa từng có và hạn chế nguồn cung điện ở Trung Quốc.
Gã khổng lồ chip Trung Quốc SMIC giảm báo cáo lợi nhuận giảm 25%
Lợi nhuận trong quý 2 đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 514 triệu USD, công ty niêm yết tại Hồng Kông và Thượng Hải cho biết hôm thứ Năm (11/8).
Walt Disney đạt doanh thu 21,5 tỷ USD trong quý III tài khóa 2021-2022
Ngày 10/8, Tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện Walt Disney công bố báo cáo cho thấy tập đoàn gặt hái doanh thu 21,5 tỷ USD trong quý III tài khóa 2021-2022, tăng 26% so với cùng kỳ.
Honda tăng dự báo lợi nhuận nhờ đồng yên yếu hơn
Honda Motor ngày 10/8 đã điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận hoạt động cho năm tài chính 2022 kết thúc vào tháng 3 năm 2023, mức tăng này được cho là xuất phát từ đồng yên yếu.
Deliveroo lên kết hoạch rút khỏi thị trường Hà Lan khi chứng kiến khoản lỗ ngày càng lớn
Deliveroo cho biết, họ đang tham khảo ý kiến về kế hoạch rút khỏi thị trường Hà Lan, điều này sẽ đánh dấu lần rút lui mới nhất khỏi một thị trường lớn ở châu Âu của công ty. Công ty trước đó đã rút khỏi Tây Ban Nha vào năm ngoái và Đức vào năm 2019.
Nền kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng chậm lại trong quý 2
Nền kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng chậm hơn so với ước tính ban đầu trong quý 2, điều này cho thấy tác động từ cuộc chiến Ukraine và lạm phát tăng cao.
Hãng mỹ phẩm hàng đầu Nhật Bản Shiseido cắt giảm dự báo lợi nhuận
Trong tương lai, Shiseido muốn tăng cường sức mạnh thương hiệu bằng cách phân tích rõ hơn cho người dung về công dụng khoa học đằng sau các sản phẩm mỹ phẩm của mình, CEO Masahiko Uotani cho biết.
Cathay Pacific báo cáo khoản lỗ trong năm thứ ba liên tiếp
Cathay Pacific Airways ngày hôm nay (10/8) cho biết, họ đã ghi nhận khoản lỗ ròng trong nửa đầu năm nay, đánh dấu mức lỗ trong năm thứ ba liên tiếp.