Công ty fintech từ Singapore trở nên thận trọng hơn sau khi chứng kiến những gì xảy ở Trung Quốc

15:45 12/06/2022

Công ty khởi nghiệp cho vay lớn nhất Đông Nam Á đang trở nên thận trọng hơn khi chứng kiến những gì xảy ở Trung Quốc, nơi mà lĩnh vực cho vay kỹ thuật số vốn tăng trưởng hơn một thập kỷ qua đã phải sụp đổ dưới sức nặng của các vụ lừa đảo và các cuộc đàn áp từ chính phủ.

Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Funding Societies, Kelvin Teo cho biết ông sẽ rất vui khi thấy một lĩnh vực fintech được quản lý chặt chẽ ở Đông Nam Á. (Ảnh của Shinya Sawai)

Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Funding Societies, Kelvin Teo cho biết ông sẽ rất vui khi thấy một lĩnh vực fintech được quản lý chặt chẽ ở Đông Nam Á. (Ảnh của Shinya Sawai).

Funding Societies, một công ty có trụ sở tại Singapore, đã huy động được 144 triệu USD từ các nhà đầu tư, họ cho biết Singapore đã đưa ra các quy định điều tiết từ sớm nên lĩnh vực này đã tránh các tác nhân xấu.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Kelvin Teo cho biết ông hoan nghênh các quy tắc cân bằng nhằm đảm bảo lĩnh vực công nghệ tài chính như công ty anh được an toàn, anh cũng tin rằng nhưng điều đó không làm "ngộp" những người mới tham gia fintech. Ví dụ, ngưỡng ký quỹ có thể đủ cao để ngăn những kẻ lừa đảo trốn tiền, nhưng đủ thấp để các công ty khởi nghiệp có thể tham gia, ông nói. 

Ông đã từng nói tại một hội nghị vào tháng 4: “Là một công ty hoạt động tại Singapore, chúng tôi rất may mắn khi có các cơ quan quản lý đưa ra các quy định luôn hướng tới tương lai, tôi nghĩ rằng chúng tôi được hưởng lợi từ những bước đi sai lầm của Trung Quốc”.

Đến năm 2019, hàng nghìn công ty cho vay ngang hàng của Trung Quốc đã bị xóa sổ khỏi mạng internet sau khi Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ hơn.

Nhiều nước tại Đông Nam Á đang tìm cách gặp phải hoàn cảnh tương tự đó và cố gắng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh trực tuyến - cho phép các công ty nhỏ nhận được các khoản vay chỉ với một vài cú nhấp chuột và vài giờ chờ đợi. Ví dụ, Singapore đã thực hiện các động thái rõ ràng chống lại rủi ro trong huy động vốn từ cộng đồng dựa trên vốn chủ sở hữu, đưa ra các quy tắc vào năm 2016 trước khi bất kỳ hoạt động kinh doanh nào như vậy thành công. Malaysia đã "tương đối chủ động" trong việc ban hành các quy tắc tương tự vào năm 2015, sau đó là nhiều quy định hơn đối với cho vay ngang hàng, một nghiên cứu do Cambridge dẫn đầu cho biết.

Funding Societies, được thành lập vào năm 2015 và chính thức thêm Việt Nam vào thị trường của mình vào tháng 5, là một nền tảng huy động vốn cộng đồng cho phép các cá nhân và tổ chức đầu tư với số tiền ít nhất là 20 đô la. Họ chuyển tiền mặt thành các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ, sử dụng trí thông minh nhân tạo để chấm điểm tín dụng. Đây là nền tảng cho vay lớn nhất trong khu vực theo định giá ước tính và họ cho biết đã giải ngân 3,34 tỷ đô la Singapore (tương đương 2,4 tỷ đô la) với tỷ lệ vỡ nợ 1,34% tính đến tháng Sáu.

Họ đã rút ra được nhiều bài học không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Greensill, công ty dịch vụ tài chính được hỗ trợ bởi SoftBank. Greensill vỡ nợ sau khi Financial Times tiết lộ rằng họ đã cho một khách hàng vay nặng lãi với các hóa đơn đáng ngờ. Nhà đầu tư chính của Greensill, Credit Suisse sau đó đã rút vốn.

"Bạn không nên tập trung hết như vậy với một người đi vay", Teo nói qua video và nói thêm rằng việc xác minh hóa đơn cũng rất quan trọng. 

Bài học là không nên phụ thuộc quá nhiều vào một người cho vay, như Credit Suisse, Teo cho biết, công ty có danh sách bảy sản phẩm trên trang web của mình, từ tài chính chuỗi cung ứng đến nợ được bảo đảm bằng tài sản.

Ông cũng cho rằng, thay vì ra các quy định ngăn chặn sự phát triển của lĩnh vực tài chính số, chúng ta nên có quy định để ngăn chặn những người làm sai.

Công ty của ông hoạt động hiện ở Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, với kế hoạch đến Philippines vào cuối năm nay.

Thị trường Đông Nam Á đã được hưởng lợi do đi sau trong lĩnh vực này sau vài năm.

Lyly