Công nghiệp 4.0: Kỳ vọng "tam giác" đột phá
- Kinh doanh
- 09:40 23/10/2018
Công nghiệp 4.0: Kỳ vọng "tam giác" đột phá
Việt Nam thuộc nhóm không sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai
Theo TS Vũ Đình Ánh, Nghị quyết TW 5 đặt ra hàng loạt mục tiêu cụ thể về tái cấu trúc kinh tế (TCTKT) và tái cấu trúc tài chính (TCTTC) như kiểm soát lạm phát bình quân dưới 5%/năm; giảm dần tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP; Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP; Đến năm 2020, tỉ trọng lao động có chứng chỉ.
Lựa chọn 3 tam giác đột phá. Ảnh minh họa
Riêng TCTKT nghị quyết nhấn mạnh: “Đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn, có lộ trình cụ thể; gắn kết chặt chẽ giữa cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực trọng tâm”...
Chính vì mục tiêu trên, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tháng 5.2017 đã thông qua 3 Nghị quyết quan trọng về TCTKT gồm: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Nghị quyết 11); tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (Nghị quyết 12); phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt đặt mục tiêu (Nghị quyết 10) đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp và tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%.
Tuy nhiên, điều vị TS lo ngại nhất chính là những thách thức lớn từ cuộc CMCN 4.0 có thể sẽ mang đến những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng lớn tới quá trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng nói trên.
Điều lo ngại trước mắt đối với Việt Nam là những ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng.
Dẫn lại báo cáo của Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD), TS Vũ Đình Ánh cảnh báo, cuộc cách mạng tự động hóa sẽ lấy đi việc làm của 66 triệu người lao động tại các nước phát triển trong những năm tới. Đáng lưu ý, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng công nghiệp 4.0. Theo OECD, cứ 7 người lao động tại 32 các nước phát triển mà OECD tiến hành nghiên cứu thì có 1 người cần được hỗ trợ đào tạo kỹ năng mới do những công việc hiện nay của họ sẽ được thay thế bằng robot hoặc hệ thống tự động hóa.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng đưa ra khuyến cáo, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng công nghiệp 4.0.
Hiện Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp, chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động; năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN…
Trong tương lai, người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục,...
Phân tích cụ thể từng lĩnh vực, vị chuyên gia chỉ rõ: Trong lĩnh vực dệt may, báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cung cấp số liệu đáng lo ngại khi mà hơn 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa, trong đó, có tới 86% lao động Việt Nam trong lĩnh vực này sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
Trong lĩnh vực Thương mại, dịch vụ, giải trí, robot cũng đã hiện diện ở những vị trí công việc vốn được cho rằng không thể thay thế con người như lễ tân khách sạn, cơ quan, nhà hàng, trung tâm call center...
Trong lĩnh vực Giao thông, thế hệ xe không người lái sẽ phát triển nhờ đảm bảo an toàn cao gấp nhiều lần vì không có tình trạng say rượu bia, vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu. Hồi tháng 8/2016, người đàn ông Mỹ đang sử dụng xe tự lái của Tesla thì có triệu chứng đau tức ngực. Ông đã kịp thời liên hệ với vợ để gọi tới bệnh viện báo cho bác sĩ chờ đón sẵn rồi ra lệnh cho xe di chuyển tới bệnh viện. Các bác sĩ đã cấp cứu kịp thời, cứu sống người đàn ông này.
Trong lĩnh vực Y tế, cỗ máy IBM Watson có biệt danh "Bác sỹ biết tuốt" có thể lướt duyệt cùng lúc hàng triệu hồ sơ bệnh án để cung cấp cho các bác sĩ những lựa chọn điều trị dựa trên bằng chứng chỉ trong vòng vài giây nhờ khả năng tổng hợp dữ liệu khổng lồ và tốc độ xử lý mạnh mẽ. "Bác sĩ biết tuốt" này còn cho phép con người tra thông tin về tình hình sức khỏe của mình. Các bác sĩ chỉ cần nhập dữ liệu người bệnh để được phân tích, so sánh với kho dữ liệu khổng lồ có sẵn và đưa ra gợi ý hướng điều trị chính xác.
Đầu năm nay, một số bệnh viện tại TP HCM và Hà Nội đã thực hiện ca mổ với sự hỗ trợ của robot. Với bốn cánh tay, đầu camera thông minh, góc phẫu thuật rộng 540 độ, hình ảnh 3D, robot có thể phẫu thuật ở những vị trí khó, hỗ trợ các bác sĩ tiến hành ca mổ với sự xâm lấn tối thiểu và độ chính xác, hiệu quả an toàn hơn, giúp bệnh nhân ít mất máu, ít đau, giảm nguy cơ tai biến và mau hồi phục.
Theo Đất Việt
Tin liên quan
#Cách mạng 4.0

Cơ hội hóa rồng của Việt Nam gắn liền với cách mạng 4.0
Với sự xuất hiện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ là nơi các doanh nghiệp đưa ra đóng góp nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.

Thủ tướng: “Hãy đến và tạo ra các sản phẩm 4.0 tại Việt Nam”
Đối thoại với các tập đoàn toàn cầu tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giải đáp mối quan tâm của các nhà đầu tư, trong đó có hãng Grab về quan điểm của Chính phủ trước các mô hình kinh doanh mới. Thủ tướng cho rằng, quan điểm không quản lý được thì đóng cửa là lạc hậu.

Hải Phòng: Hội thảo hỗ trợ DNVVN tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và cách mạng 4.0
“Nắm bắt cơ hội và tận dụng triệt để các tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển và mở rộng quy mô doanh nghiệp thời đại 4.0” là thông điệp được đưa ra trong hội thảo hỗ trợ DNVVN tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và cách mạng 4.0, tổ chức sáng 21/11/2018 tại Hải Phòng.

"Chiều theo taxi truyền thống là bước lùi của Cách mạng 4.0"
Công ty TNHH Grab mới đây đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ bày tỏ quan ngại về một số nội dung trong Dự thảo thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP đang được Chính phủ xem xét, thông qua tới đây.

Cách mạng công nghiệp 4.0 có giúp Việt Nam thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”?
Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chiến lược của Việt Nam đến năm 2020 về cơ bản mỗi gia đình Việt Nam một đường truyền cáp quang, mỗi người dân một máy smart phone và hạ tầng di động 5G phủ rộng, ưu tiên cho IoT trước.

4.0 đặt yêu cầu quản lý mới
Dù muốn hay không, công nghệ 4.0 đang hằng ngày xâm nhập vào đời sống kinh tế-xã hội và mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Đọc thêm Kinh doanh
Xử phạt vi phạm hành về chính công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Ngành Công Thương nỗ lực không để xảy ra tình trạng thiếu hàng dịp tết
Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, xử lý các biến động của thị trường.
Bia SAB Việt Nam... bị thâu tóm
Việc sáp nhập sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2021 và Bia SAB Việt Nam sẽ không còn tồn tại.
Xuất khẩu nông sản đầu năm 2021: Gạo đang là điểm sáng
Mới đây, Việt Nam đã xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên, với tổng số lượng 1.600 tấn, "mở hàng" cho những lô gạo xuất khẩu của năm 2021, tạo lực bứt phá cho công tác xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn tới.
“Dọn đường” cho sầu riêng sang Trung Quốc
Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để có thể xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, khi đó, cơ hội cho trái sầu riêng Việt Nam sẽ rộng mở hơn.
Ngành Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua tác động của đại dịch Covid-19
Mới đây, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan -Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2021...
Điều kiện và hoạt động của Đại lý làm thủ tục hải quan
Tổng cục Hải quan vừa ban hành các quyết định công nhận 4 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.
Giá thép được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng và sẽ đạt đỉnh trong năm 2021
SSI Research vừa có báo cáo đánh giá về ngành thép, theo đó giá thép được dự báo có thể đạt đỉnh năm 2021 khi nguồn cung dần ổn định, nhu cầu trong nước khả năng tăng 8%.
Châu Á: Giá container tăng “đột biến” do sự chuyển dịch mua sắm thương mại điện tử
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra chi phí kỷ lục cho việc vận chuyển hàng từ các nước châu Á bằng container. Trong đó, nhu cầu vận chuyển nhà, sự chuyển đổi sang hình thức mua sắm điện tử làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh.
Cảnh báo nguy cơ trắng tay khi đầu tư vào thị trường bitcoin
“Nếu bạn có ý định đầu tư vào tiền điện tử, hãy sẵn sàng cho trường hợp bạn có thể mất hết sạch tiền”.