Chính sách quản lý Khu kinh tế, Khu công nghiệp: Vẫn còn nhiều điều bất cập

13:35 20/09/2021

Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế được ban hành năm 2018. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng dự thảo sửa đổi vẫn còn nhiều điều bất cập, không sát với thực tiễn cuộc sống.

Nêu lý do cho việc cần thiết phải sủa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CPvề quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế mới được ban hành cách đây chưa lâu (ngày 22/5/2018), Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ:  

Ông Nguyễn Thành An (CEO OHDEAR VIETNAM JSC) cho rằng: Nếu chúng ta không có chính sách mạnh mẽ thúc đẩy dòng vốn FDI (mà sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP là yếu tố) thì sẽ khó giữ chân, chưa nói rằng có thể thu hút được những nhà đầu tư nước ngoài khác lựa chọn Việt Nam là điểm đến” .
Ông Nguyễn Thành An (CEO OHDEAR VIETNAM JSC) cho rằng: Nếu chúng ta không có chính sách mạnh mẽ thúc đẩy dòng vốn FDI (mà sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP là yếu tố) thì sẽ khó giữ chân, chưa nói rằng có thể thu hút được những nhà đầu tư nước ngoài khác lựa chọn Việt Nam là điểm đến”  

Mục tiêu của việc sửa đổi Nghị định lần này nhằm đảm bảo được sửa đổi, cập nhật, phù hợp với các quy định tại các văn bản pháp quy mới liên quan được ban hành, nhất là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Đồng thời, kế thừa các quy định pháp luật đã được quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP mà không phát sinh vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Hai là, việc ban hành Nghị định cần thống nhất theo hướng nhằm hoàn thiện xây dựng mô hình quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, Khu kinh tế theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ” gắn với năng lực quản lý của các Ban quản lý Khu công nghiệp, khu kinh tế để thu hút đầu tư, phát huy vai trò đầu mối của Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế trong quản lý nhà nước trên địa bàn. Ba là, một số mô hình Khu công nghiệp mới cần được nghiên cứu quy định trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với thực tiễn hoạt động của các Khu công nghiệp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cả Nghị định cũ và dự thảo sừa đổi mới vẫn còn nhiều điểm ”mờ” cần làm sáng tỏ, qua đó sửa đổi sao cho hợp lý hơn giúp các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật, giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực thi ngày càng thuận lợi.

Điều đầu tiên mà doanh nghiệp phản ánh đó là những khó khăn trong việc xin phê duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng. Tại Khoản 1 Điều 8 Dự thảo sửa đổi quy định: ”Điều kiện xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng phải phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt” .

Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Thành An (CEO OHDEAR VIETNAM JSC) cho rằng: Quy định này hiện đang có rất nhiều điều bất cập và khó thực thi do thực tế hiện nay Việt Nam còn thiếu quy hoạch vùng, thậm chí nhiều địa phương chưa có quy hoạch tỉnh nên việc áp dụng theo quy định này sẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác trình duyệt và thẩm định. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý, ông An đề xuất nên sửa khoản 1 điều 8 dự thảo theo hướng: “Trong trường hợp quy hoạch vùng, Quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt thì việc xin phê duyệt chủ trương đầu tư chỉ cần phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và được UBND tỉnh có ý kiến chấp thuận”. Như vậy vừa phù hợp với định hướng phát triển của địa phương, của quốc gia, giúp cơ quan quản lý dễ dàng trong việc thẩm định, phê duyệt, giúp DN đơn giản hóa các thủ tục đầu tư. 

Chỉ riêng Khu tổ hợp Samsung Electronics tại Khu công nghiệp Yên Bình, Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã có diện tích thuê đất lên tới gần 150 ha.
Chỉ riêng Khu tổ hợp Samsung Electronics tại Khu công nghiệp Yên Bình, Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã có diện tích thuê đất lên tới gần 150 ha.

Chưa hết, đối với việc điều chỉnh quy mô, diện tích Khu công nghiệp trong danh mục, tại Khoản 2 Điều 8 dự thảo Nghị định sửa đổi cũng quy định: “Khu Công nghiệp có quy mô trên 500 ha được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn. Quy mô theo mỗi giai đoạn tối đa không quá 500 ha/dự án đầu tư”.

Về vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng: Việc giới hạn quy mô mỗi dự án đầu tư 500 ha là không phù hợp với các quy định hiện tại của Luật Đầu tư, Luật Đất đai cũng như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.

Trong bối cảnh hiện nay khi mà có nhiều nhà đầu tư lớn đến thuê đất đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế thì việc xem xét, đánh giá phải tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu thực tiễn của từng địa phương. Tại Việt Nam hiện nay, thực tế các khu công nghiệp mà Samsung đầu tư tại Bắc Giang, Thái Nguyên đều có diện tích rất lớn trên 500ha, nhu cầu thuê đất khu công nghiệp ngày càng nhiều và đòi hỏi quy mô ngày càng lớn như trường hợp các nhà máy Giga của Tesla là một ví dụ…

Về vấn đề điều kiện sống cho người lao động, Khoản 9 Điều 8 dự thảo cũng yêu cầu Chủ đầu tư “Phải cóquy hoạch xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động.

Đối với quy định này, ông Nguyễn Khang – Chủ tịch HĐQT Phúc Thành Group đề xuất, việc xây dựng các hạ tầng trong khu công nghiệp được phê duyệt chỉ nên yêu cầu doanh nghiệp có phương án bố trí xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động, tránh trường hợp phải có thêm phê duyệt Đánh giá tác động môi trường. Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ thẩm định phương án bố trí xây dựng nhà ở do nhà đầu tư đề xuất.

Cũng liên quan đến điều kiện sống cho người lao động ở trên nhưng về khía cạnh diện tích, tại Khoản 4 Điều 34 của dự thảo sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP yêu cầu: “Khu đô thị - dịch vụ phải dành 30% diện tích đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đầu tư xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp”.

Chính sách bán, cho thuê mua, cho thuê đối với phần diện tích này thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở xã hội. 

Về vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng: Việc giới hạn quy mô mỗi dự án đầu tư 500 ha là không phù hợp với các quy định hiện tại của Luật Đầu tư, Luật Đất đai cũng như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
Về vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng: Việc giới hạn quy mô mỗi dự án đầu tư 500 ha là không phù hợp với các quy định hiện tại của Luật Đầu tư, Luật Đất đai cũng như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.

Về vấn đề này ông Nguyễn Thành An cho rằng: “Nên quy định thống nhất với tỷ lệ nhà ở xã hội trong dự án đô thị dịch vụ theo Nghị định 100 và Nghị định 49 nhằm thống nhất, tránh nhầm lẫn khái niệm. Tránh trường hợp phải dành 20% cho nhà ở xã hội và tiếp tục dành 20% để cho công nhân và dịch vụ tiện ích, gây khó khăn trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tư. Cần thiết bổ xung thêm pháp luật kinh doanh Bất động sản và Nhà ở do diện tích này bao gồm cả nhà thương mại nên cần tham chiếu pháp luật kinh doanh Bất động sản và nhà ở.

Bên cạnh một số điều của Dự thảo sửa đổi mà  Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Chính phủ mới đây cũng quy định, các doanh nghiệp đầu tư Khu công nghiệp cũng đề nghị làm rõ hơn những quy định, trình tự thủ tục còn nhiều nội dung vướng mắc, chưa rõ ràng dẫn đến khó thực thi trên thực tế như: chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần diện tích Khu công nghiệp sang khu Đô thị, thương mại, dịch vụ.

Đa phần nhà đầu tư đều có ý kiến nên bổ sung cụ thể thêm trường hợp chuyển đổi một phần diện tích khu công nghiệp nữa để đảm bảo việc thuận tiện trong quá trình triển khai, tránh việc quy định chung cả việc chuyển đổi toàn bộ khu công nghiệp với chuyển đổi một phần khu công nghiệp.

Nhà đầu tư đề xuất trong trường hợp chuyển đổi một phần diện tích của Khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị, thương mại dịch vụ thì không áp dụng quy định tại điểm b,c khoản 1 Điều này. Nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Thiết nghĩ, nếu chúng ta điều chỉnh, sửa đổi Nghị định quản lý Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế một cách phù hợp, thuận lợi với xu hướng phát triển đất nước, xu hướng hội nhập quốc tế sẽ ngày càng thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo quyền và lợi ích quốc gia

 La Hằng - Trọng Tâm