Thứ tư 27/11/2024 13:15
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030: Kỳ vọng sẽ có sự phát triển và hiệu quả

06/10/2022 17:18
Chiến lược cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu… là một số mục tiêu chính là được đề cập trong Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 vừa được Thủ tướng ký ban hành tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02/6/2022. Với Chiến lược này, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn tới kỳ vọng sẽ có sự phát triển và ngày càng hiệu quả, phù hợp và đi vào thực chất hơn.

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2010-2021 và dấu ấn khởi sắc những tháng đầu năm 2022

Là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) góp phần bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tại Việt Nam, do có lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp, nên Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Những năm gần đây, dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng gia tăng, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương.

Theo thống kê, giai đoạn từ năm 2010 - 2014, vốn FDI đăng ký có sự tăng nhẹ từ 19,89 tỷ USD năm 2010 lên 21,92 tỷ USD vào năm 2014. Từ sau năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ và liên tục, với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2015 là 22,7 tỷ USD, đến năm 2019 con số này đã tăng lên 38,95 tỷ USD.

Không chỉ gia tăng về số vốn đăng ký, nguồn vốn FDI thực hiện cũng tăng cao hơn trong giai đoạn 2015- 2019, từ 14,5 tỷ USD lên 20,38 tỷ USD; số dự án đầu tư đăng ký mới tăng từ 1.843 dự án năm 2015 lên 3.883 dự án năm 2019.

Đến năm 2020, do ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, các dự án FDI vào Việt Nam có sự sụt giảm cả về vốn đăng ký và các dự án đăng ký mới. Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam giảm 25% so với năm 2019, chỉ đạt 28,53 tỷ USD, vốn thực hiện sụt giảm nhẹ, đạt 98% so với năm 2019.

Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid -19 vẫn có những diễn biến phức tạp song vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%.

Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030

Bước sang năm 2022, dòng vốn FDI vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau thời gian đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19. Số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021. Đây được coi là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 7 tháng trong 5 năm qua.

Lượng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam tính đến ngày 20/7/2022, bao gồm cả đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15,54 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tổng vốn đăng ký cấp mới có 927 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 5,72 tỷ USD, giảm 7,9% về số dự án và giảm 43,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 3,98 tỷ USD, chiếm 69,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 998,2 triệu USD, chiếm 17,4%; các ngành còn lại đạt 750,3 triệu USD, chiếm 13,1%...

Trong 7 tháng năm 2022 đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam; trong đó, Đan Mạch là nhà đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ USD, chiếm 23,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore với 1,22 tỷ USD, chiếm 21,3%; Trung Quốc 651,4 triệu USD, chiếm 11,4%; Hàn Quốc 567,8 triệu USD, chiếm 9,9%; Nhật Bản 534,8 triệu USD, chiếm 9,3%...

Vốn đăng ký điều chỉnh có 579 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 7,24 tỷ USD, tăng 59,3% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 9,37 tỷ USD, chiếm 72,3% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,06 tỷ USD, chiếm 15,9%; các ngành còn lại đạt 1,53 tỷ USD, chiếm 11,8%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 2.072 lượt với tổng giá trị góp vốn 2,58 tỷ USD, tăng 25,7% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, có 932 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,32 tỷ USD và 1.140 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,26 tỷ USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,15 tỷ USD, chiếm 44,7% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 625,9 triệu USD, chiếm 24,3%; ngành còn lại 799,9 triệu USD, chiếm 31%.
Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030
Có thể thấy, giai đoạn 2010 - 2021 Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thu hút vốn FDI vào phát triển kinh tế-xã hội. Thời gian tới, mặc dù cơ hội đón vốn FDI tại Việt Nam là khá triển vọng, song cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư FDI đang ngày càng quyết liệt và khó khăn, nhất là trong bối cảnh nguồn cung vốn hạn chế và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Hầu hết các quốc gia đều đang nỗ lực tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài để duy trì và phục hồi nền kinh tế. Do đó, cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình độ phát triển, công nghệ và lao động đang ngày càng gay gắt. Chính vì vậy, để tận dụng những cơ hội và tạo đà tăng trưởng trong hợp tác đầu tư nước ngoài, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tập trung tìm ra các biện pháp để có thể phát triển các ngành dịch vụ theo chiều sâu; tạo thêm động lực tốt cho việc tăng năng suất khu vực dịch vụ lẫn khu vực sản xuất kinh doanh cùng nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như: Rà soát, bổ sung quỹ đất sạch; rà soát lại quy hoạch điện; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bổ sung chính sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà đầu tư FDI có công nghệ tiên tiến, có khả năng chống chịu sức ép từ bên ngoài để phát triển bền vững và bảo đảm an ninh quốc gia.

Tại Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 vừa được ban hành tháng 6/2022 đã đưa ra mục tiêu cụ thể trong hợp tác đầu tư nước ngoài là: Nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực trong tổng số vốn FDI cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 - 2030, bao gồm: Châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Phillipines; Châu Âu: Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Anh; và Châu Mỹ: Hoa Kỳ. Tăng 50% số lượng Tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 Tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại Việt Nam.

Cùng với đó, mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, văn hóa doanh nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm nội địa; thúc đẩy các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong nước; xác lập và tăng cường vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội, tương xứng với những hỗ trợ, ưu đãi được hưởng. Xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới.

Để triển khai, thực hiện các mục tiêu và nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, Chiến lược cũng đã đề ra 9 nhóm giải pháp. Trong đó, nhấn mạnh việc tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp đã ban hành; đồng thời cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển hệ sinh thái về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời đưa ra các giải pháp liên quan đến đổi mới và nâng cao cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài; phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy liên kết, lan tỏa; phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài… Các giải pháp về nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hiện đại hóa và đa dạng hóa công tác xúc tiến đầu tư; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài. Các giải pháp nhằm xây dựng, phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài cũng được nhấn mạnh. Trong đó, nâng cao chất lượng doanh nghiệp trong nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng trung tâm tài chính quy mô khu vực. Cụ thể, phát triển khu vực doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, đủ thực lực hội nhập quốc tế; hỗ trợ tối đa doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa để liên doanh, liên kết với khu vực đầu tư nước ngoài, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, dịch vụ hiện đại, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính đã được nhấn mạnh.

Bên cạnh đó là các giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong những ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, tiến tới sở hữu và làm chủ công nghệ. Đồng thời, định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đánh giá, lựa chọn và tiếp nhận công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính tương thích, đồng bộ và phù hợp với mục tiêu phát triển công nghệ quốc gia trong từng giai đoạn.

Với những mục tiêu, định hướng và giải pháp tại Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021- 2030, tin tưởng rằng hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ ngày càng đi vào thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế-xã hội, cũng như giúp Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nâng cao khả năng cạnh tranh, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu.

TS. Đinh Thị Trâm

Bài liên quan
Tin bài khác
Thịt nhân tạo: Có thể trở thành xu thế tiêu dùng trong tương lai?

Thịt nhân tạo: Có thể trở thành xu thế tiêu dùng trong tương lai?

Tại Việt Nam, hơn 10 năm qua, các nhà khoa học đã bắt tay vào việc nghiên cứu sản xuất thịt nhân tạo. Liệu tương lai gần, thịt nhân tạo có trở thành xu thế?
Thời tiết hôm nay 27/11: Không khí lạnh bao trùm, miền Bắc trời rét, miền Trung mưa lớn

Thời tiết hôm nay 27/11: Không khí lạnh bao trùm, miền Bắc trời rét, miền Trung mưa lớn

Thời tiết hôm nay 27/11, do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét; Trung Bộ mưa lớn đến ngày mai, cảnh báo lũ trên các sông; Tây Nguyên và Nam Bộ trời nắng.
Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục, từ 26 tháng Chạp

Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục, từ 26 tháng Chạp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày liên tục, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Thời tiết ngày mai 27/11: Miền Bắc tiếp tục mưa rét, miền Trung mưa lớn do ảnh hưởng của không khí lạnh

Thời tiết ngày mai 27/11: Miền Bắc tiếp tục mưa rét, miền Trung mưa lớn do ảnh hưởng của không khí lạnh

Thời tiết ngày mai 27/11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc tiếp tục trời mưa rét, có mưa rải rác, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 17-19 độ. Miền Trung mưa lớn do ảnh hưởng của không khí lạnh.
Lao động các ngành công nghệ cao có được giảm thuế TNCN?

Lao động các ngành công nghệ cao có được giảm thuế TNCN?

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế TNCN cho các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp hoặc dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm công nghệ thông tin, CNC,...
Thời tiết hôm nay 26/11: Hà Nội và miền Bắc hôm nay trời mưa rét

Thời tiết hôm nay 26/11: Hà Nội và miền Bắc hôm nay trời mưa rét

Thời tiết hôm nay 26/11, không khí lạnh về, miền Bắc trời rét đến thứ Năm; Hà Tĩnh - Quảng Ngãi mưa lớn diện rộng, cảnh báo lũ trên các sông Trung Bộ; Tây Nguyên và Nam Bộ hôm nay trời nắng.
Việt Nam là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới

Việt Nam là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới

Danh hiệu không chỉ khẳng định tiềm năng du lịch của từng địa phương mà còn minh chứng cho sự đa dạng và chiều sâu trong bức tranh du lịch Việt Nam.
Việt Nam liên tiếp được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Việt Nam liên tiếp được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo Trung tâm Thông tin Du lịch, để giành được danh hiệu này, Việt Nam đã vượt qua hàng loạt đối thủ mạnh như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia,...
Thời tiết ngày mai 26/11: Hà Nội trời chuyển mưa rét, nhiệt độ thấp nhất 16-18 độ C

Thời tiết ngày mai 26/11: Hà Nội trời chuyển mưa rét, nhiệt độ thấp nhất 16-18 độ C

Thời tiết ngày mai 26/11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo do không khí lạnh tràn về, Hà Nội trời chuyển rét, có mưa rải rác, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 16-18 độ.
Clip sập đường, sập móng gây hoang mang gần dự án bất động sản ở Long Biên

Clip sập đường, sập móng gây hoang mang gần dự án bất động sản ở Long Biên

Sập đường, sập móng gần dự án bất động sản lớn tại Long Biên, Hà Nội gây lo ngại về chất lượng công trình, được ghi lại trong clip lan truyền trên mạng xã hội.
Những trí tuệ kiệt xuất sẽ có mặt tại Việt Nam tại chuỗi sự kiện VinFuture 2024 cùng bàn về tương lai thế giới

Những trí tuệ kiệt xuất sẽ có mặt tại Việt Nam tại chuỗi sự kiện VinFuture 2024 cùng bàn về tương lai thế giới

Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội.
Thời tiết hôm nay 25/11: Không khí lạnh về gây ra đợt rét đầu tiên của mùa đông năm nay ở miền Bắc

Thời tiết hôm nay 25/11: Không khí lạnh về gây ra đợt rét đầu tiên của mùa đông năm nay ở miền Bắc

Thời tiết hôm nay 25/11, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ từ đêm mai chuyển rét, trưa chiều nay trời nắng; Trung Bộ hôm nay mưa to cục bộ, cảnh báo ngập lụt ở Quảng Ngãi; Tây Nguyên và Nam Bộ trời nắng.
Ngành du lịch Khánh Hòa - Ninh thuận - Phú Yên: Liên kết để phát triển bền vững

Ngành du lịch Khánh Hòa - Ninh thuận - Phú Yên: Liên kết để phát triển bền vững

Hội nghị sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hoà - Phú Yên - Ninh Thuận nhằm liên kết vùng để tương tác, hỗ trợ trong phát triển du lịch bền vững, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đưa ngành Du lịch các địa phương trở thành kinh tế mũi nhọn.
Tối 24/11, có thêm một khách hàng trúng Vietlott Mega 6/45 hơn 16,9 tỷ đồng

Tối 24/11, có thêm một khách hàng trúng Vietlott Mega 6/45 hơn 16,9 tỷ đồng

Tối ngày 24/11/2024, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) cho biết đã tìm ra tấm vé số may mắn trúng Vietlott Mega 6/45 giải Jackpot với giá trị hơn 16,9 tỷ đồng.
Thời tiết ngày mai 25/11: Miền Bắc rét dài ngày do hai đợt không khí lạnh liên tiếp, có nơi dưới 17 độ C

Thời tiết ngày mai 25/11: Miền Bắc rét dài ngày do hai đợt không khí lạnh liên tiếp, có nơi dưới 17 độ C

Thời tiết ngày mai 25/11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo khu vực Bắc Bộ, bộ phận không khí lạnh tăng cường trở lại vào ngày 25/11 và tăng cường với cường độ mạnh hơn vào ngày 27/11.