Châu Á từ câu chuyện thành công trong xử lý đại dịch đến điểm nóng trên thế giới

12:10 30/03/2022

Các quốc gia ở châu Á ban đầu được coi là thành công nhất trên thế giới trong việc kiềm chế sự lây lan của Covid-19 hiện đang phải đối mặt với một số đợt gia tăng số ca nhiễm tồi tệ nhất.

Một công nhân phong tỏa khu dân cư ở Thượng Hải. Nền kinh tế Trung Quốc đã phải chịu những hạn chế nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19. © Reuters

Một khu dân cư bị phong tỏa ở Thượng Hải. Nền kinh tế Trung Quốc đã phải chịu những quy định nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc đã báo cáo 6.886 ca nhiễm mới vào thứ Hai - con số nhiễm hàng ngày cao nhất kể từ tháng 2 năm 2020, khi COVID-19 hoành hành khắp các đường phố ở Vũ Hán.

Quốc gia này duy trì chính sách nghiêm ngặt "Zero COVID", nhằm mục đích không chỉ để ngăn chặn mà còn tiêu diệt hoàn toàn vi-rút khỏi biên giới của mình. Họ đã áp đặt một loạt các lệnh cách ly để đối phó với sự lây lan gần đây, dẫn đến việc đóng cửa các nhà máy ô tô của Toyota Motor, BMW và Tesla, cũng như của Shanghai Disney Resort. Du lịch đã bị ảnh hưởng bởi vì các chuyến đi đến hoặc đi từ các khu vực có nhiều ca nhiễm thường yêu cầu phải cách ly 14 ngày.

Khoảng 81.200 trường hợp mắc Covid-19 trong cộng đồng đã được xác nhận ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 3 đến thứ Hai (28/3), nhiều hơn bất kỳ tháng nào khác kể từ tháng 4 năm 2020, theo Ủy ban Y tế Quốc gia của nước này thống kê. 

Ước tính có khoảng 90% dân số Trung Quốc được tiêm phòng. Nhưng quốc gia này mới chỉ chấp thuận các liều do các công ty địa phương như Sinopharm và Sinovac sản xuất, và Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng chúng kém hiệu quả hơn so với vắc xin của Pfizer và Moderna. Ủy ban y tế Trung Quốc thừa nhận rằng vắc xin của Trung Quốc không hoạt động hiệu quả với biến thể omicron như  những loại vắc xin khác.

Tại Hồng Kông, sự gia tăng số ca mắc vào tháng Hai, bất chấp chiến lược "Zero COVID" của thành phố. Hơn 1,1 triệu người, hoặc tính ra là cứ 7 người thfi có 1 người đã nhiễm vi-rút kể từ tháng 1.

Người cao tuổi ở Hồng Kông đã bắt buộc phải tiêm vắc xin. Thành phố hiện có tỷ lệ tử vong do đại dịch tồi tệ nhất thế giới - hơn 30 người mỗi ngày trên 1 triệu người.

Những người ủng hộ tổng thống đắc cử của Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tập trung tại Seoul vào ngày 1 tháng 3, Các cuộc biểu tình dẫn đến cuộc bầu cử có thể đã góp phần làm tăng số trường hợp COVID-19 ở đó.
Những người ủng hộ Tổng thống đắc cử của Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tập trung tại Seoul vào ngày 1 tháng 3, Các cuộc biểu tình đã làm gia tăng số trường hợp nhiễm Covid-19. 

Trong khi đó, Hàn Quốc báo cáo 620.000 ca nhiễm mới vào ngày 16 tháng 3, có nghĩa là hơn 1% dân số của nước này đã có kết quả xét nghiệm dương tính chỉ trong ngày đó. Tổng số ca bệnh của nước này hiện đã vượt qua 12 triệu người, tương đương 23% dân số và tử vong hàng ngày đang ở mức cao kỷ lục khoảng 300. Tỷ lệ lấp đầy giường bệnh dành cho bệnh nhân nặng là 70% và đang tăng lên.

Với 89% những người từ 60 tuổi trở lên hiện đã được tiêm mũi tăng cường, Hàn Quốc đã và đang dần dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến Covid-19. Các cuộc biểu tình lớn trước cuộc bầu cử tổng thống của đất nước vào ngày 9 tháng 3 được cho là đã làm tăng số lượng các ca nhiễm. Tình trạng nhiễm Covid-19 cũng đang gia tăng ở trẻ em và thanh thiếu niên. 

Tuy nhiên, chính phủ có kế hoạch tiếp tục nới lỏng các quy định để giúp đỡ các chủ doanh nghiệp nhỏ. Các nhà chức trách cho biết nhiều trường hợp không có triệu chứng và tỷ lệ tử vong và bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng đang giảm xuống. 

Các ca nhiễm tại Việt Nam cũng bắt đầu gia tăng vào đầu tháng Hai sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Theo trang web Our World in Data, mức trung bình trong bảy ngày đối với các ca mắc mới là 300.000 ca mỗi ngày trong thời gian cao điểm vào giữa tháng Ba.

Con số này ở Việt Nam từ đó đã giảm một nửa xuống còn khoảng 150.000 người. Nhưng các trường hợp mắc bệnh vẫn còn nhiều. Khoảng 80% dân số Việt Nam đã tiêm đủ hai mũi, trong khi khoảng một nửa cũng đã được tiêm các mũi tăng cường, chủ yếu sử dụng vắc xin của Mỹ và châu Âu.

Trong đợt bùng phát ban đầu, những hạn chế nghiêm ngặt của chính phủ Việt Nam kiểm soát đã hạn chế thành công sự lây lan của Covid-19 trong nước. Nhưng các nhà chức trách đã chọn không áp dụng các biện pháp hạn chế tương tự trong làn sóng omicron bắt đầu vào tháng Hai, với lý do tỷ lệ tử vong thấp hơn do tiêm chủng.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hồi đầu tháng đã tuyên bố coi Covid-19 là "một bệnh đặc hữu", giống như bệnh cúm. Chính phủ hiện đang xem xét việc chấm dứt báo cáo hàng ngày về các trường hợp mới.

Bảo Bảo