Chân dung tỷ phú Zhang Yong - “vua lẩu” Trung Quốc, ông chủ chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao

09:17 05/04/2021

Ít ai biết rằng để đạt được những thành công như hiện tại, Zhang đã phải trải qua không ít gian truân. Con đường dựng nghiệp của “Vua lẩu” được bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Sinh ra trong một gia đình chẳng mấy dư dả, thành tích học hành không xuất sắc nên tốt nghiệp phổ thông ông quyết định đi làm.

Tỉ phú lẩu Zhang Yong là người Trung Quốc song đã đổi sang quốc tịch Singapore và vừa trở thành người giàu nhất Singapore theo bảng xếp hạng của Forbes. Ảnh: Forbes.
Tỉ phú lẩu Zhang Yong là người Trung Quốc song đã đổi sang quốc tịch Singapore và vừa trở thành người giàu nhất Singapore theo bảng xếp hạng của Forbes. Ảnh: Forbes..

Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng

Zhang Yong (phiên âm: Trương Dũng) sinh năm 1971 tại Giản Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tuy nhiên, sau này khi sang Singapore định cư ông đã đổi sang quốc tịch Singapore. Ông chính là chủ sở hữu hệ thống nhà hàng lẩu Tứ Xuyên Haidilao. Năm 2019, ông trở thành người đứng đầu danh sách “50 người giàu nhất Singapore” của Forbes.

 Tuy nhiên, ít ai biết rằng để đạt được những thành công như hiện tại, Zhang đã phải trải qua không ít gian truân. Con đường dựng nghiệp của “Vua lẩu” được bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Sinh ra trong một gia đình chẳng mấy dư dả, thành tích học hành không xuất sắc nên tốt nghiệp phổ thông ông quyết định đi làm.

Sau khi học xong chương trình phổ thông tại trường dạy nghề ở Thành Đô (Trung Quốc), Trương Dũng đã làm công nhân trong nhà máy kéo trong 6 năm. Tuy nhiên, công việc nhàm chán, lương thấp này khiến ông cảm thấy không muốn tiếp tục.

Năm 1994, sau một cuộc tranh cãi với cấp trên về yêu cầu xin cấp căn hộ cho gia đình, ông đã quyết định nghỉ việc. Ông cùng với người vợ sắp cưới của mình đã cùng nhau mở một quán ăn để kinh doanh. Để mở được quán ăn nhỏ này, Zhang đã phải vay 10.000 NDT từ bạn bè mới đủ vốn với cam kết tăng giá trị số vốn này lên 150.000 NDT trong vòng 5 năm, nếu không sẽ bồi thường.

"Tôi không có một xu dính túi nên những người còn lại mới là nhà đầu tư thực sự, mặc dù toàn bộ số tiền đầu tư cũng chưa tới 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.400 USD)", Zhang chia sẻ trong một bài phỏng vấn với The Economic Observer vào năm 2011.

Mặc dù gầy dựng sự nghiệp trong lĩnh vực F&B, nhưng mãi tới năm 19 tuổi, Zhang mới lần đầu được thưởng thức món ăn tại một nhà hàng đúng nghĩa. Chia sẻ với Bloomberg vào năm 2017, vị tỷ phú cho biết, lần đầu tiên ông trải nghiệm ẩm thực nhà hàng là tại một địa điểm thuộc vùng nông thôn của tỉnh Tứ Xuyên.

Do đã quen với khẩu vị bữa ăn không mấy đặc sắc tại căn-tin của xí nghiệp, Zhang thực sự cảm thấy bất ngờ khi mà nhà hàng ông đến cũng chẳng có gì khá hơn. Bước ra khỏi nhà hàng, điều để lại ấn tượng trong vị tỷ phú chỉ là thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp và chất lượng món lẩu dưới mức trung bình. Có lẽ, đó cũng chính là nguyên nhân khiến vị tỷ phú quyết tâm thành lập một chuỗi nhà hàng, mà trong đó, chất lượng món ăn và tác phong phục vụ phải luôn là ưu tiên số một.

Ông Trương Dũng đã xây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Nguồn ảnh: Internet
Ông Trương Dũng đã xây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Nguồn ảnh: Internet.

Vào thời điểm đó, dù chưa đóng góp vốn vào dự án, Zhang Yong vẫn đảm nhận vị trí giám đốc điều hành và thể hiện sự quả quyết với với các thành viên còn lại bằng cam kết rằng tài sản công ty sẽ vượt qua mốc 150.000 nhân dân tệ sau 5 năm.

"Tôi đã thề rằng nếu không thể điều hành công ty, tôi sẽ đền bù cho họ. Đó là một khoản tiền rất lớn với một nhóm người trẻ trong độ tuổi đôi mươi vào thập niên 90", ông Zhang nhớ lại.

Quán nhỏ của họ nhanh chóng mở rộng và chiếm trọn mảng kinh doanh lẩu ở các khu vực xung quanh.

"Mọi người ai cũng nghĩ tôi điên rồ khi đầu tư hết tiền vào một nhà hàng. Chỉ trong vài tháng, chúng tôi trở thành nhà hàng lẩu lớn nhất Giản Dương", ông nói.

Khởi đầu chỉ với 4 bàn, nhà hàng Haidilao mở rộng thêm cả một mặt sàn kinh doanh sau đó. Vào thời điểm đó, Haidilao đã chú trọng đến các yếu tố trang trí và thậm chí còn có máy điều hoà. Vào năm 1998, họ có thêm cửa hàng thứ hai.

Đi tìm yếu tố đồng điệu cho Haidilao

Sau hai lần khởi nghiệp bất thành, ông nhận ra ông cần tìm ra một yếu tố đồng điệu cho Haidilao không chỉ với người Trung Quốc mà là với cả thế giới.

Dù vậy, vào thời điểm năm 2011, Zhang từng quan ngại về khả năng IPO của Haidilao bởi hệ thống kinh doanh của ông chủ yếu dựa vào niềm tin của đội ngũ.

"Ngành dịch vụ đồ ăn rất khó kiểm soát", ông chia sẻ. Vào thời điểm đó, Haidilao không có hệ thống thông tin và phải phụ thuộc vào từng cá nhân, chủ yếu là những người phục vụ bàn, để vận hành cả công ty.

"Ngay cả những người phục vụ bàn cũng có thể chọn phát đồ ăn miễn phí", Zhang chia sẻ và đó là lí do ông ngần ngại đưa công ty lên sàn chứng khoán. Theo ông, một số nhân sự đã lạm dụng cách vận hành này nhưng Zhang không muốn thay đổi nó vì "hầu hết nhân viên đều rất đáng tin".

Niềm tin của Zhang vào đội ngũ khiến ông gặt hái trái ngọt. Đặt trách nhiệm cho nhân viên là cách Zhang thể hiện niềm tin vào họ.

Hiện tại, Haidilao không chỉ nổi tiếng với đồ ăn ngon mà còn được yêu thích nhờ đội ngũ và phục vụ ân cần. Khách hàng tới ăn, khi phải đợi, có thể tận hưởng một số dịch vụ miễn phí như làm móng, đánh giày, ghế massage, khu ăn vặt hay khu vui chơi cho trẻ em.

Ông cho rằng yếu tố khác biệt làm nên thành công của Haidilao chính là dùng chính sách lương thưởng để khuyến khích các nhà quản lý. Được biết, công ty này thưởng cho các nhà quản lý 3% lợi nhuận của nhà hàng như một cách tạo động lực từ dưới lên. Mô hình hoạt động này đã được đưa vào làm ví dụ điển hình trong chương trình giảng dạy của Trường Kinh doanh Harvard.

Vốn nổi tiếng với những món ăn đậm vị, Haidilao đã phát triển thành một chuỗi nhà hàng toàn cầu với hơn 600 cửa hàng, bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ.

Khi chính thức chào sàn chứng khoán vào năm 2018, cổ phiếu của Haidilao được quan tâm đến nỗi mức đăng kí mua đã vượt tới 20 lần con số chào bán. Kể từ khi IPO vào tháng 9/2018, giá cổ phiếu đã tăng hơn gấp đôi, đưa vốn hoá công ty lên trên 26 tỉ USD ở thời điểm hiện tại.

Haidilao đã nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Được biết, chuỗi nhà hàng này đã nhận được 375 triệu USD vốn đầu tư từ Hillhouse Capital, Greenwoods Asset Management, Morgan Stanley, Snow Lake và Ward Ferry. Và, sau đợt IPO hồi tháng 9 vừa qua, Haidilao đã huy động được gần 1 tỷ USD tiền vốn, góp phần đưa giá trị vốn hóa của doanh nghiệp lên xấp xỉ 12 tỷ USD.

Vào Việt Nam năm 2019, Haidilao vẫn giữ nguyên một số dịch vụ lõi của mình như phục vụ đồ ăn nhẹ và nước uống miễn phí cho khách ngồi chờ; khách hàng nữ sẽ được làm móng miễn phí. Trước khi ăn, khách sẽ được phát chun buộc tóc, túi zip đựng điện thoại, khăn lau mắt kính,…

Theo CNBC, trong những năm gần đây, các nhà hàng lẩu truyền thống đang là mốt ở Trung Quốc, mà điển hình là Hai Di Lao và đối thủ của mình - Xiabu Xiabu. Zhang cho biết, một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của Hai Di Lao nằm ở chính sách ưu đãi dành cho các quản lý chi nhánh. Được biết, công ty này sẽ trích 3% lợi nhuận của chi nhánh cho quản lý - điều mà Zhang tin rằng, sẽ thúc đẩy họ nâng cao tác phong phục vụ của nhà hàng.

Ngoài ra, vị tỷ phú cũng tán thưởng nhân viên của mình khi họ nảy ra các sáng kiến hay, được áp dụng tại khắp các chi nhánh. Ví dụ như tặng thực khách túi nhựa dùng đựng điện thoại để tránh rớt vào nồi lẩu. Hai Di Lao còn tặng cả kẹp tóc cho những thực khách tóc dài vì lý do tương tự. “Nếu bạn muốn có sự sáng tạo, bạn phải để nhân viên của mình nảy ra ý tưởng và áp dụng chúng”, vị tỷ phú chia sẻ.

TH