Chân dung “ông vua lượng tử” Jim Simons

14:24 06/12/2021

Jim Simons là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại nổi tiếng với nguyên lý đánh bại mọi thị trường thông qua loại bỏ cảm xúc trong đầu tư. Ông thành lập quỹ đầu tư Renaissance Technologies, sử dụng các mô hình định lượng bằng cách tập hợp kho dữ liệu khổng lồ và thu lợi nhuận từ thị trường.

Jim Simons. Nguồn: Internet
Jim Simons. Nguồn: Internet.

Sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình Do Thái Jim Simons quyết định khởi nghiệp bằng con đường học thuật nhận bằng Tiến sĩ ngành Toán. Sau khi tốt nghiệp, ông cũng có thời gian dài giảng dạy bộ môn Toán học ở các trường Đại học danh giá như Massachusetts và Harvard. Sau này , ông tham gia làm việc ở Viện Phân tích Quốc phòng (Institute for Defense Analyses). Được biết công việc chính của ông ở đây là phân tích dữ liệu và giúp giải mã, truy lùng các mối đe dọa quân sự tiềm năng cho Cục An ninh Quốc gia.

Đến năm 1976, ông được vinh dự trao giải Oswald Veblen Prize, giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực hình học do Hiệp hội Toán học Mỹ trao thưởng. Nhưng chỉ 2 năm sau, quyết định rẽ khỏi con đường học thuật, ông bắt đầu công việc đầu tư, với chính những ứng dụng từ những nghiên cứu toán học trước đây của bản thân. 

Năm 1958, ông học tại Đại học công nghệ Massachusetts - MIT, lúc này ông mới chỉ 19 tuổi. Tại MIT, những kiến thức về toán của ông không những dùng cho việc học, mà còn được ứng dụng vào việc đánh bài trong trường vào ban đêm. Vào năm ông 23 tuổi, Simons bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành hình học. 

James Simons - một trong những nhà đầu tư nổi tiếng với nguyên lý đánh bại mọi thị trường thông qua loại bỏ cảm xúc trong đầu tư. Nguồn: Internet
James Simons - một trong những nhà đầu tư nổi tiếng với nguyên lý đánh bại mọi thị trường thông qua loại bỏ cảm xúc trong đầu tư. Nguồn: Internet.

Sau khi thành công bảo vệ luận án tiến sĩ, Simons ngoài những giờ giảng dạy ở MIT, ông còn là chuyên gia giải mã của nhóm nghiên cứu thuộc Viện phân tích quốc phòng - IDA, công việc chính của ông ở đây là tư vấn cho Chính phủ Mỹ các vấn đề về an ninh và quốc phòng. Nhưng mối quan hệ giữa IDA và Simons không được tốt đẹp mấy. Đặc biệt, khi Chủ tịch IDA - Tướng Maxwell Taylor biện hộ cho cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam trong bài viết cho New York Times Magazine năm 1967. Ông Simons đã ngay lập tức gửi thư cho Ban biên tập tạp chí với thông điệp: “Nhiều người của IDA có quan điểm khác”. Sau đó, ông bị lãnh đạo IDA sa thải trong khi ông là nguồn thu nhập chính của gia đình gồm 2 vợ chồng ông và 3 đứa con.

Sau khi rời khỏi ngành quốc phòng, Simons tập trung vào công việc giảng dạy môn hình học của mình tại Đại học Tổng hợp Stony Brook. Vào năm 1976, Simons nhận được giải thưởng Oswald Veblen, một trong những giải thưởng toán học danh giá nhất của Mỹ cho những đóng góp về lĩnh vực toán học của mình.

Vào những năm lúc bấy giờ, hầu hết các nhà đầu tư tương lai đều chú ý nghiên cứu thị trường chứng khoán. Đến năm 1974, ông cùng các cộng sự tại đại học quyết định đầu tư 600 ngàn USD để mua cổ phiếu ngành đường và nhờ đó, ông cũng kiếm được 6 triệu USD tiền lời.

Sau đó 4 năm, Simons quyết định rời khỏi Viện Hàn lâm khoa học Toán ở Mỹ và bắt đầu chơi chứng khoán một cách nghiêm túc từ tiền vốn của bản thân.

Sau vài năm sau khi thành lập quỹ đầu cơ Renaissance Technologies, ông cho mời khoảng 60 nhà toán học, nhà vật lý và các chuyên gia phân tích kinh tế đến từ khắp nơi trên thế giới như Nhật Bản, Cuba để đến làm việc cho ông. Những người này phát minh ra 1 phần mềm dự báo trước các thay đổi trên thị trường chứng khoán.

Hiện nay, được biết, tính riêng tổng bộ của Renaissance Technologies ở New York có khoảng 200 nhân viên, và hơn 1/3 trong số đó đều có bằng tiến sĩ. Vào năm 2007, các quỹ của Simons được đầu tư với số vốn tăng gấp đôi từ nhiều nguồn, giúp ông trở thành một trong những nhà đầu cơ tư nhân lớn nhất thế giới.

Hương Trà (t/h)