Chân dung lãnh đạo Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - Chu Thị Bình: Doanh nghiệp mang gần 2.000 tỷ đồng thưởng cho cổ đông

23:55 12/06/2022

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (MPC) của Chủ tịch Chu Thị Bình vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông 2022 sẽ diễn ra vào ngày 24/6 tới. Theo đó Minh Phú dự kiến phát hành mới 199,9 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1.

Ảnh minh họa
Bà Chu Thị Bình. Ảnh: Trương Khởi/Zing

Bà Chu Thị Bình sinh năm 1964 tại Thái Bình. Sau khi tốt nghiệp THPT, bà Chu Thị Bình đã theo cậu mình vào miền Nam lập nghiệp.

Trong khoảng thời gian này, bà phải làm công nhân thu mua tôm sau đó làm kế toán của một xí nghiệp Đông lạnh tại Cà Mau. Trong suốt quá trình bà làm việc ở miền Nam, bà Bình gặp và nên duyên vợ chồng với ông Lê Văn Quang - người sau này nhiều năm làm Chủ tịch Thủy sản Minh Phú.

Từ kinh nghiệm mà bà có được trong quá trình làm việc của mình, hai vợ chồng bà Chu Thị Bình - ông Lê Văn Quang đã lên kế hoạch xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè cùng với số tiền mà hai vợ chồng tích lũy được. Đến năm 1992, ông Quang và bà Bình thành lập doanh nghiệp Minh Phú với số vốn ban đầu là 120 triệu.

Tới năm 2006, Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú đã chính thức được niêm yết ở trên sàn chứng khoán với số vốn điều lệ là 700 tỷ đồng. Số cổ phần mà hai vợ chồng bà lúc này đang sở hữu tương đương với hơn 50% cp của toàn bộ công ty.

Chính nhờ việc sở hữu lượng lớn cổ phần của Minh Phú mà bà Chu Thị Bình đã có tổng số tài sản đạt hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Với số tài sản lớn này giúp bà ghi danh đứng vị trí thứ 5 trong danh sách 100 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt và cũng là nữ doanh nhân đầu tiên đã sở hữu được danh hiệu này vào thời điểm ấy. Tuy nhiên, vào những năm sau đó, tài sản của bà Bình giảm dần và chỉ còn lại 255 tỷ đồng năm 2011.

Đến năm 2014, có nhiều thông tốt lan truyền đã giúp cho giá cổ phiếu Minh Phú tăng mạnh từ đó giá trị tài sản bà Chu Thị Bình cũng tăng vọt lên con số là  trên 1.8 nghìn tỷ đồng. Nghiễm nhiên đã giúp bà Bình thành người giàu đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng đồng thời cũng đứng thứ 5 trên sàn chứng khoán.

Cùng năm 2014, Minh Phú đã bất ngờ hủy niêm yết ở trên thị trường chứng khoán. Mãi cho đến tháng 10 của năm 2017 doanh nghiệp này mới đưa cp niêm yết trở lại. Kể cả sau khi vụ việc không may xảy ra bà Chu Thị Bình bị cán bộ Ngân hàng Eximbank lừa đảo bà Chu Thị Bình vẫn lọt Top 40 trên sàn chứng khoán. Đến thời điểm hiện tại, bà vẫn đang là người có tên trong top 200 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt.

Vào năm 2018, bà Chu Thị Bình đã khiến giới báo chí truyền thông phải tốn không ít giấy mực về vấn đề bị lừa tiền trị giá hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, nữ triệu phú của TĐ Minh Phú đã đệ đơn kiện NH Eximbank về việc mất 245 tỷ đồng, đó là số tiền bà gửi tại NH này tại Trụ sở ở TP Hồ Chí Minh .Cho biết, Giám đốc Ngân Hàng Eximbank là ông Lê Nguyễn Hưng là người đã lập một thông tin tài khoản trá hình, cùng với giấy ủy quyền giả với nội dung Bà Bình đã đồng ý chuyển nhượng ủy quyền cho người khác rút tiền tiết kiệm ngân sách và chi phí của mình. Khi xét duyệt làm hồ sơ để rút tiền thì một nhân viên cấp dưới ngân hàng không thực thi đúng những trình tự dẫn đến vấn đề ông Hưng thuận tiện rút tới 264 tỷ đồng từ 13 thông tin tài khoản của Bà Bình . 

Phiên tòa xét xử sự việc bị mất 245 tỷ đồng tại Ngân Hàng Eximbank của bà Chu Thị BìnhTòa đã tuyên án Ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tất toán toàn bộ số tiền 245 tỷ đồng cùng với tiền lãi phát sinh là khoảng chừng 103 tỷ đồng cho bà Chu Thị Bình .Sau phiên tòa xét xử, NH Eximbank đã kháng nghị ý kiến đề nghị xem xét một phần nghĩa vụ và trách nhiệm của bà Chu Thị Bình vì ký khống trong một vài sách vở tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho ông Hưng chiếm đoạt gia tài. Khi biết NH này kháng nghị bà Bình quyết định hành động rút về hàng loạt 245 tỷ đồng xu tiền gốc và liên tục kháng nghị đề xuất Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank phải tất toán 103 tỷ đồng đúng như bản án của phiên tòa xét xử xét xử sơ thẩm cùng với đó là 16 tỷ đồng xu tiền phạt vì chậm trả lãi .

Ảnh minh họa
Bà Chu Thị Bình, Chủ tịch Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

Ngày 1/8/2020, bà Chu Thị Bình chính thức nhận chức Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Phú thay chồng, còn chồng bà - ông Lê Văn Quang giữ chức Tổng giám đốc và đại diện pháp luật của Minh Phú - một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất cả nước.

Quý I năm nay, Minh Phú ghi nhận doanh thu tăng 51% đạt 4.239 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 90 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với nền thấp cùng kỳ năm trước nhưng là mức thấp nhất trong vòng 4 quý.

Theo báo cáo quản trị năm 2021, nữ Chủ tịch của Minh Phú, bà Chu Thị Bình đang trực tiếp nắm giữ hơn 35 triệu cổ phiếu MPC, bên cạnh đó ông Lê Văn Quang - chồng bà Bình đồng thời là Tổng giám đốc của Minh Phú cũng đang trực tiếp nắm giữ hơn 32 triệu cổ phiếu MPC. 3 người con của bà Bình - ông Quang là Lê Thị Minh Ngọc, Lê Thị Minh Quý và Lê Thị Dịu Minh cũng đang nắm giữ lượng cổ phiếu đáng kể của MPC.

Thống kê cho thấy, 5 thành viên của gia đình nữ đại gia người Thái Bình đang trực tiếp nắm giữ gần 82,9 triệu cổ phiếu MPC. Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 8/6, khối tài sản gia đình nữ Chủ tịch Chu Thị Bình đang nắm giữ có giá trị hơn 4.200 tỷ đồng. 

Với việc đang nắm trực tiếp hơn 41% số cổ phiếu đang lưu hành của MPC, gia đình nữ đại gia Chu Thị Bình cũng sẽ nhận được phần lớn số cổ phiếu thưởng và số tiền cổ tức của doanh nghiệp. Chỉ tính riêng số tiền cổ tức gia đình nữ đại gia người Thái Bình có thể nhận được lên tới hơn 190 tỷ đồng.

Hải An (t/h)