
Cách quản lý và khen thưởng nhân viên chỉ có ở Vingroup
Tại Vingroup, các cán bộ lãnh đạo, phải đào tạo cấp dưới 52 giờ/năm; 1 nhân viên 1 năm phải đào tạo 100 giờ.
Đối với một doanh nghiệp, hình ảnh thương hiệu là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đó. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, trong đó đầu tiên là phải kể đến đội ngũ công nhân viên.
Nhân viên chính là bộ mặt của doanh nghiệp, nhìn vào đó, chúng ta có thể hình dung được cách vận hành, quản lý cũng như tính chuyên nghiệp của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác quản lý, đào tạo đội ngũ công nhân viên luôn được các doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đầu tư, chú trọng phát triển.
Tại Tập đoàn Vingroup do tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch cũng vậy. Ông Phạm Nhật Vượng đặc biệt chú trọng đến việc quản lý và đào tạo nhân viên tại công ty.
Ông Vượng cho biết, Vingroup rất coi trọng công tác đào tạo. "Tất cả lãnh đạo đều là lãnh đạo học tập và tất cả nhân viên phải là từng con người học tập và học mọi lúc mọi nơi...
Đối với các cán bộ lãnh đạo, phải đào tạo cấp dưới 52 giờ/năm; 1 nhân viên 1 năm phải đào tạo 100 giờ. Đây không chỉ là chương trình, mà tôi mong muốn nó sẽ trở thành văn hóa ngấm vào máu của con người Vingroup", chủ tịch Vingroup phát biểu trong một bài chia sẻ hồi năm 2016.
Để công tác đào tạo đạt hiệu quả thì Vingroup cũng xây dựng hàng loạt các chính sách. Các lãnh đạo nào không đạt chỉ tiêu về học tập thì sẽ cắt toàn bộ phúc lợi, những nhân viên nào học tập tốt thì sẽ có đãi ngộ tốt hơn.
"Muốn cái tốt hơn thì phải chịu khó học. Chúng tôi xem mỗi nhân viên, cán bộ, lãnh đạo nếu chịu khó học tập thì trình độ chuyên môn tốt hơn thì đương nhiên công việc tốt hơn. Công việc tốt hơn thì đương nhiên đãi ngộ tốt hơn...
Với mỗi nhân viên số giờ đào tạo khoảng 100 giờ, nếu không đủ chỉ tiêu về giờ học và yếu tố thứ 2 là thi đỗ thì nhân viên đó có thể không được tăng lương. Công ty thành viên nào có nhiều nhân viên không đạt thì cắt phúc lợi bổ sung.
Tiêu chuẩn có rồi, tiêu chí có rồi, mình đào tạo rồi. Ở Vingroup mọi thứ rất mạch lạc: Anh làm đúng tiêu chuẩn thì ok, anh làm sai tiêu chuẩn thì anh sẽ bị kỷ luật. Anh làm tốt anh được thưởng. Anh làm không tốt thì không xong", ông Vượng cho biết.
Lãnh đạo tập đoàn tư nhân này cũng nhấn mạnh, bản chất con người là không tự giác làm việc. "Kể cả như tôi, bảo tôi tự giác làm việc tôi cũng chả tự giác, chơi thích hơn làm. Nhưng nếu có áp lực, có động lực hẳn hoi thì tôi sẽ cố làm. Với các bạn nhân viên cấp cao cấp thấp gì cũng thế".
Chính vì vậy, để tăng cường kỷ luật cũng như kích thích tinh thần làm việc của nhân viên thì việc khen thưởng cũng như kỷ luật các nhân viên tại Vingroup được thực hiện rất nhanh, rõ ràng và nghiêm khắc.
Và đặc biệt, để hoàn thành được công việc thì theo ông Vượng, phải có đam mê và nỗ lực: "Làm công việc gì cũng phải có đam mê, nỗ lực và rất nghiêm túc với công việc", ông Vượng nhấn mạnh.
Theo Pha Lê
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
- Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển
- Thống đốc NHNN: Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp khó không phải do ngân hàng
Cùng chuyên mục


Ngành cá tra Việt Nam: Trải qua nhiều thăng trầm để "vươn ra biển lớn"

Ceo BAEMIN Việt Nam: Tăng cường hợp tác cùng đối tác nhà hàng là chìa khóa để phát triển bền vững

Thủ tướng làm việc với Công ty Ford Việt Nam và thăm Trung tâm bảo trợ xã hội Hải Dương

Tạo hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội phát triển bền vững

King Coffee và Tín Thành Group trở thành đối tác sản xuất và thương mại tại Mỹ
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?