Cách ngành công nghiệp giải trí của châu Á thích ứng với thay đổi trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu

11:04 30/07/2021

Đại dịch Covid-19 đã đẩy các nền kinh tế trên toàn thế giới đến tình trạng đình trệ khó lường. Tương tự, giải trí là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên toàn cầu. Trên khắp châu Á, từ Đông Nam Á đến Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, các buổi biểu diễn trực tiếp gần như trở nên bế tắc khi các địa điểm buộc phải đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Bất chấp những thách thức, ngành công nghiệp giải trí vẫn kiên cường, vươn lên nhanh chóng và thay đổi thói quen của người tiêu dùng.

Các nền tảng giải trí online bùng nổ
Các nền tảng giải trí online bùng nổ. (Ảnh: internet) 

Trong khi ngành công nghiệp giải trí trực tiếp và điện ảnh chứng kiến ​​sự sụt giảm doanh thu và chậm trễ trong một số sản phẩm, ngược lại, những sáng tạo như livestream, phát sóng trực tuyến trở nên bùng nổ.

Theo một báo cáo trong ngành, tổng số phút hàng tuần dành cho việc phát video trực tuyến trên thiết bị di động đã tăng 60% ở Singapore, Malaysia, Philippines và Indonesia. Khi ngày càng nhiều người dân theo dõi các tin tức cập nhật diễn biến mới nhất về đại dịch, lượng tiêu thụ tin tức theo đó cũng tăng lên nhanh chóng. Để phục vụ cho việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng, những người sáng tạo nội dung sử dụng đa phương tiện thời đại mới, đa dạng các định dạng cỡ nhỏ để báo cáo nhanh tin tức và dựa vào phát trực tuyến video trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, WhatsApp và TikTok.

Ngay cả các loại hình giải trí ngoại tuyến truyền thống, chẳng hạn như bảo tàng và nhà hát cũng đã chuyển sang tổ chức các chuyến tham quan bảo tàng ảo, tham quan khu phố văn hóa online hay các vở kịch trực tuyến trên Zoom. Công nghệ đã và đang là một trong những yếu tố tiên phong định hình sự phát triển của các xu hướng công nghiệp giải trí và truyền thông trên toàn cầu. Do đó, việc áp dụng sẽ giúp mở đường cho các công ty truyền thông trong khu vực tạo ra các mô hình doanh thu mới nhằm phát triển mạnh mẽ.

Tuy rằng các dịch vụ truyền thông như Netflix và Amazon đã rất phổ biến trước đại dịch nhưng Covid-19 đã đưa những người chơi này lên vị trí hàng đầu với các bộ phim được phân phối trên các nền tảng phát trực tuyến. Không những vậy, Netflix hiện là công ty thống trị trong ngành giải trí toàn cầu với tổng số 207,3 triệu thuê bao trả phí và cơ sở khách hàng Châu Á Thái Bình Dương là 23,5 triệu người vào cuối năm 2020. Disney + mới gia nhập thị trường phát trực tuyến gần đây nhưng trong vòng 17 tháng, công ty đã vượt quá 103 triệu người đăng ký vào cuối năm 2020. Trong tương lai, những người sáng tạo nội dung cần nhanh chóng điều chỉnh các dịch vụ của họ theo xu hướng phát triển trong lĩnh vực này.

Trong bối cảnh mức tiêu thụ nội dung đạt đỉnh cao nhất từ trước đến nay, nhu cầu về đa dạng hóa nội dung phát trực tuyến thú vị hơn, sâu sắc hơn ngày càng cao. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nội dung chịu ảnh hưởng bởi sự đình trệ của các sản phẩm phim và truyền hình, web-series và việc hủy bỏ các sự kiện trực tiếp trong năm qua.

Ngành công nghiệp giải trí vẫn đang quay cuồng vì tác động của đại dịch và sẽ cần một kế hoạch phục hồi. Trong khi các đợt bùng phát đã được kiểm soát ở một số quốc gia báo hiệu khán giả sắp được quay trở lại rạp hát và những người đam mê điện ảnh có thể tiếp tục thưởng thức những bộ phim bom tấn trên màn ảnh lớn thì vẫn còn cơ số các khó khăn trước mắt cần vượt qua. Quá trình sản xuất đã bắt đầu trở lại, nhưng kể khi đợt bùng phát dịch thứ hai và thứ ba xảy ra, một lần nữa, toàn ngành bị đình trệ.

Trong khi các nhà sản xuất muốn tiếp tục sản xuất nội dung có liên quan và hấp dẫn cho người dùng cuối, họ cần duy trì sự linh hoạt và ưu tiên sức khỏe của các nghệ sĩ cũng như nhân viên, điều này thường dẫn đến phát sinh ngân sách và thời gian thực hiện các dự án lâu hơn. Ngoài ra, do nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm, nhiều tập đoàn lớn từng chi hàng triệu đô la mỗi năm cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chính thống đã cắt giảm ngân sách trong thời kỳ Covid-19. Mặt khác, người tiêu dùng có thể dành nhiều thời gian hơn để xem và chọn lọc nội dung mà họ muốn đầu tư tiền bạc và thời giờ, đặc biệt là khi các đơn vị phát trực tuyến cạnh tranh lẫn nhau.

Ngoài ra, trong khi nhiều bộ phim bom tấn của Hollywood bị trì hoãn do sự bùng phát ngày càng nghiêm trọng ở Mỹ vào năm ngoái, thì một lượng lớn phim châu Á sản xuất tại Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ và thậm chí cả Singapore vẫn tiếp tục được sản xuất và trở nên nổi tiếng trong lòng người tiêu dùng. Do nhu cầu tiêu thụ nội dung kỹ thuật số ngày càng tăng và lượng người xem ngày càng tăng, cũng như việc sản xuất nội dung mới bị ngừng sản xuất, nội dung hiện có có khả năng đạt giá trị hơn. Theo thời gian, điều này không chỉ làm gia tăng cạnh tranh giữa các nhà sáng tạo và nền tảng nội dung phim và truyền hình hiện có mà còn thúc đẩy việc tạo ra các hình thức nội dung mới.

Kỹ thuật số đã và đang thúc đẩy ngành công nghiệp giải trí của châu Á và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Các công ty truyền thông cũng như các tập đoàn lớn trong các lĩnh vực khác đã nhận ra giá trị của nội dung kỹ thuật số trên nhiều nền tảng và việc tạo ra nội dung sáng tạo được quản lý để thu hút sự chú ý của khán giả là con đường phía trước.

Với việc thế giới đón nhận nội dung châu Á, giờ là lúc những người sáng tạo châu Á nhìn ra sân khấu toàn cầu thông qua sản xuất nội dung chất lượng cao, thể hiện cảnh quan văn hóa đa dạng và độc đáo của khu vực, kể những câu chuyện hấp dẫn về trải nghiệm sống.

TL