Cách các nhà hàng vừa và nhỏ ở Đài Loan tận dụng các công cụ kỹ thuật số để tồn tại

11:01 13/07/2021

Các mô hình kinh doanh nhà hàng ở Đài Loan đã thay đổi trong những năm qua. Trước đây, các nhà hàng tập trung phục vụ khách dùng bữa tại chỗ hoặc mang đi. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi Foodpanda gia nhập thị trường vào năm 2012, tiếp đến là Uber Eats vào năm 2016, mang lại đà tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực giao đồ ăn. Kể từ khi Covid-19 ập đến đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển ngành F&B.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Nhu cầu tích hợp các trang web đặt hàng nội bộ và quản lý nhiều nền tảng một cách hiệu quả trỗi dậy mạnh mẽ sau đại dịch. Các mô hình kinh doanh nhà hàng ở Đài Loan đã thay đổi trong những năm qua. Trước đây, các nhà hàng tập trung phục vụ khách dùng bữa tại chỗ hoặc mang đi. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi Foodpanda gia nhập thị trường vào năm 2012, tiếp đến là Uber Eats vào năm 2016, mang lại đà tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực giao đồ ăn. Kể từ khi Covid-19 ập đến đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển ngành F&B.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Thống kê Bộ Kinh tế (MOEA), tính đến tháng 2 năm 2020, 54% tổng số cửa hàng ăn uống tại Đài Loan bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng (so với 40% năm 2018 và 47% năm 2019 ). Trong thời kì kinh tế ảm đạm, ngành F&B buộc phải sáng tạo nhằm tăng năng suất bán hàng. Các nhà hàng tìm kiếm thỏa thuận giữa nhà cung cấp dịch vụ hoặc nền tảng bên thứ ba, ra đời nhu cầu sử dụng trang web đặt hàng. Bên cạnh đó, khi giao hàng trở nên phổ biến, các nhà hàng tạo sự khác biệt bằng cách đầu tư nhiều hơn cho quảng cáo, chạy khuyến mãi trên các ứng dụng và quản lý kênh riêng. Ý tưởng về một nền tảng hợp tác các nhà cung cấp khác nhau và hợp lý hoa quy trình phân phối toàn diện từ đặt hàng, giao hàng đến tài chính trở nên phổ biến tại Đài Loan, điển hình công cụ GMB của Google dành cho riêng cho doanh nghiệp.

Công cụ quản lý của Google tích hợp với dịch vụ giao hàng cho phép các nhà hàng sửa đổi thực đơn trực tiếp trong hệ thống mà không cần phải thực hiện thủ công trên từng nền tảng riêng lẻ. Hơn thế nữa, ngay cả khi phải quản lý nhiều hơn vài nền tảng, phía nhà hàng không phải trang bị quá nhiều thiết bị như trước đây nhờ toàn bộ quy trình đặt hàng được hợp nhất thành một POS.

Chỉ cần một thiết bị, một màn hình và một menu, các nhà hàng có thể cung cấp trải nghiệm đa kênh liền mạch cho khách hàng. Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng doanh thu, họ cũng có thể áp dụng công nghệ mới nhanh hơn và từ đó mở rộng nhanh chóng các dịch vụ trong khu vực. Các nhà hàng liên tiếp mở rộng quy mô  và phát triển từ 10 đến 20 cửa hàng. Ngoài ra, dữ liệu giao dịch đưa ra thông tin chi tiết hữu ích cho hoạt động tiếp thị tiếp theo. Trong thế giới hậu đại dịch, các nhà hàng phải chuyển đổi hoạt động kinh doanh để bắt kịp với nhu cầu và sự thay đổi của người tiêu dùng.

TL