Các hãng hàng không giá rẻ của Hàn Quốc tìm hướng đi mới để tăng doanh thu

18:10 30/08/2022

Các hãng hàng không giá rẻ ở Hàn Quốc đang cố gắng thâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới hoặc thiết lập các tuyến bay bổ sung. Vào tháng 6, hãng hàng không giá rẻ Jeju Air đã khai trương hoạt động vận chuyển hàng hóa, các máy bay chở khách đã bị loại bỏ chỗ ngồi.

Jeju Air là hãng hàng không giá rẻ lớn nhất của Hàn Quốc. (Ảnh: Jeju Air)

Jeju Air hiện là hãng hàng không giá rẻ lớn nhất của Hàn Quốc. (Ảnh: Jeju Air).

Mặc dù ngành hàng không của Hàn Quốc đang chứng kiến sự phục hồi đáng kể về lưu lượng hành khách, nhưng sự phục hồi này đã không thể mang lại lợi ích cho các hãng hàng không giá rẻ của nước này và buộc họ phải tìm hướng đi mới để tồn tại. 

Trong năm thứ ba xảy ra đại dịch, nhiều người Hàn Quốc tận hưởng kỳ nghỉ hè bằng các chuyến du lịch ra nước ngoài. Theo dữ liệu từ chính phủ, hành khách trên các chuyến bay quốc tế trong tháng 7 đã tăng gấp 6,3 lần so với một năm trước đó lên 1,84 triệu người. 

Lưu lượng truy cập cho các chuyến bay quốc tế hiện ở mức 30% so với mức trước COVID và số lượng hành khách trong tháng 8 dường như đã tăng mạnh mẽ hơn.

Xu hướng này đã mang lại lợi ích cho hãng hàng không Korean Air cũng như hãng hàng không có đầy đủ dịch vụ khác là Asiana Airlines. Cả hai hãng hàng không đều phục vụ các chuyến bay đường dài đến các điểm đến chủ yếu ở châu Âu, châu Mỹ và Đông Nam Á, điều này khiến các hãng hàng không bình dân cung cấp các chuyến bay quốc tế ngắn hơn thu hút được ít hành khách. 

Do diện tích của Hàn Quốc tương đối nhỏ, các hãng hàng không giá rẻ (LCC) chủ yếu phụ thuộc vào các chuyến bay quốc tế. Trước đại dịch, các tuyến đường bay quốc tế này chủ yếu phục vụ Nhật Bản và Trung Quốc - hai địa điểm du lịch nổi tiếng. Mỗi quốc gia này chiếm 20% doanh thu năm 2019 của Jeju Air, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất của Hàn Quốc. 

Hành khách xếp hàng tại quầy làm thủ tục ở sân bay quốc tế Incheon vào ngày 3 tháng 6. © Yonhap / Kyodo
Hành khách xếp hàng tại quầy làm thủ tục ở sân bay quốc tế Incheon vào ngày 3 tháng 6. Ảnh: Yonhap / Kyodo.

Vào thời điểm bùng phát đại dịch, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt về biên giới, làm giảm thu nhập tại các LCC của Hàn Quốc. Và tất nhiên, doanh thu sẽ không thể sớm phục hồi mạnh mẽ trở lại như trước nếu những hạn chế về biên giới vẫn còn. 

Thay vào đó, các hãng hàng không giá rẻ đang cố gắng thâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới hoặc thiết lập các tuyến bay bổ sung. Vào tháng 6, Jeju Air đã khai trương hoạt động vận chuyển hàng hóa, các máy bay chở khách đã bị loại bỏ chỗ ngồi.

Jeju Air đã bắt đầu các chuyến bay chở hàng thường xuyên kết nối giữa trung tâm tại Sân bay Quốc tế Incheon của Seoul với Hà Nội. Với việc Samsung Electronics đang vận hành các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh quy mô lớn tại Việt Nam, các chip và linh kiện sản xuất tại Hàn Quốc được đưa về Việt Nam để lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng.

Các LCC cũng đang chuyển sang hoạt động vận chuyển hàng hóa cho Nhật Bản và Trung Quốc. Tỷ lệ vận chuyển hàng hóa đang tăng trên toàn cầu và các hãng hàng không giá rẻ đang sử dụng khả năng cạnh tranh về chi phí của mình để đối đầu với Korean Air và các hãng vận chuyển lớn khác, cũng như các hãng hàng không chỉ chuyên chở hàng hóa.

Giám đốc điều hành Jeju Air Kim E-bae cho biết: “Thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung  chuyên chở hàng hóa đang trở thành vấn đề gấp rút, vì vậy nhu cầu vận chuyển hàng hóa chặng ngắn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai”.

Các LCC đang mở rộng dịch vụ đến các điểm đến Đông Nam Á - nơi đang nới lỏng các hạn chế nhập cảnh. Jeju Air đã bổ sung các chuyến bay đến Bangkok và Singapore, trong khi chi nhánh của Korean Air là Jin Air đã thiết lập các đường bay đến các điểm du lịch như Kota Kinabalu của Malaysia và Đà Nẵng ở Việt Nam. T'way Air đang bổ sung các máy bay phản lực thân rộng của Airbus vào đội bay của mình để khởi động một đường bay mới đến Singapore.

Các hãng hàng không giá rẻ cần thu về lợi nhuận trước khi chương trình bảo vệ việc làm của chính phủ hết hạn vào cuối tháng 9. Khoản trợ cấp bắt đầu từ tháng 3 năm 2020 và áp dụng cho 14 ngành, bao gồm cả lĩnh vực du lịch. Khi Hàn Quốc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát di chuyển, chính phủ cũng ấn định ngày kết thúc chương trình hỗ trợ, thúc đẩy các LCC tìm kiếm các hướng đi để tạo doanh thu khác.

Đại dịch COVID-19 đã tàn phá doanh thu của các hãng hàng không giá rẻ của Hàn Quốc. Năm ngoái, Jeju Air lỗ ròng 272,2 tỷ won (tương đương 202 triệu USD), ngang bằng với doanh thu 273 tỷ won được ghi nhận trong cùng kỳ. Tỷ lệ vốn của họ, một thước đo sức khỏe tài chính đã giảm từ 22% vào cuối năm 2019 xuống 10% vào cuối tháng 6.

Công ty đã thông báo mới đây rằng họ sẽ huy động được 320 tỷ won thông qua một đợt chào bán cổ phiếu. Một phần số tiền thu được sẽ được sử dụng để mua máy bay thế hệ mới, điều này sẽ tạo thêm động lực cho việc mở rộng các tuyến đường dài.

Nhưng những khó khăn vẫn còn đó khi chi phí đang ngày càng cao hơn. Đồng won đang ở điểm yếu nhất trong 13 năm so với đồng USD, cùng với giá dầu đang góp phần làm tăng chi phí vận hành các máy bay. Các LCC cho biết thu nhập của họ cũng ảnh hưởng theo sự biến động của tiền tệ.

Hiện có tám hãng hàng không giá rẻ đang cạnh tranh với nhau tại thị trường Hàn Quốc - kết quả của nỗ lực ctừ chính quyền địa phương nhằm thu hút các nhà khai thác nhỏ đến các sân bay trong khu vực.

Korean Air đã làm rung chuyển ngành công nghiệp vào tháng 11 năm 2020 khi tuyên bố tiếp quản AsianaNếu thỏa thuận đạt được kết quả tốt, bối cảnh kinh doanh của đất nước sẽ thay đổi đáng kể.

Vì Asiana điều hành các hãng hàng không giá rẻ là Air Busan và Air Seoul, Korean Air có kế hoạch tích hợp các đơn vị này với Jin Air sau giao dịch, tạo ra một LCC có thể làm lu mờ "ngôi vương" hiện tại của Jeju Air.

Thỏa thuận hiện đang được xem xét. Doanh nghiệp mới sẽ đảm nhận một phần lớn các đường bay nội địa và quốc tế. Thỏa thuận này cũng sẽ nâng cao vị thế của Korean Air. Năm hãng hàng không giá rẻ còn lại có thể buộc phải bỏ cuộc nếu họ không thể xoay chuyển tình hình tài chính của mình.

Bảo Bảo