Các cửa hàng bách hóa tại Nhật Bản hoạt động kém hiệu quả mặc dù chính phủ nới lỏng hạn chế đối với nhà bán lẻ

12:33 05/06/2021

Nhật Bản đã nới lỏng một số hạn chế đối với các nhà bán lẻ, ngay cả khi chính phủ mở rộng tình trạng khẩn cấp cho 9 tỉnh, nhưng các nhà điều hành cửa hàng bách hóa vẫn tỏ ra không mấy lạc quan về triển vọng kinh doanh của họ.

Ngày 1/6, chỉ còn hơn một tháng trước khi Thế vận hội Olympic bắt đầu khởi tranh, chính phủ của Thủ tướng Yoshihide Suga đã gia hạn tình trạng khẩn cấp ở Tokyo, Osaka và bảy quận khác đến ngày 20 tháng 6. 

Trước ngày 1/6 chính phủ đã yêu cầu các cửa hàng bách hóa đóng cửa tất cả các khu vực, trừ cửa hàng tạp hóa và một số nhà hàng. Nhưng hiện tại, các cửa hàng bách hóa hoàn toàn có thể mở cửa đến 8 giờ tối các ngày trong tuần. Họ vẫn phải tuân thủ yêu cầu đóng cửa các cửa hàng thương hiệu cao cấp và cửa hàng trang sức vào cuối tuần để giảm thiểu dòng người mua sắm.

Theo Hiệp hội các cửa hàng bách hóa Nhật Bản trong tháng 4, doanh số bán hàng tại cửa hàng bách hóa ở Tokyo đã giảm 32% so với cùng tháng năm 2019 trước đại dịch. (Ảnh của Tomoki Mera)
Theo Hiệp hội các cửa hàng bách hóa Nhật Bản, trong tháng 4, doanh số bán hàng tại cửa hàng bách hóa ở Tokyo đã giảm 32% so với cùng tháng năm 2019 trước đại dịch. (Ảnh của Tomoki Mera).

Tuy nhiên, các nhà điều hành cửa hàng bách hóa vẫn tỏ ra bi quan. Nhà điều hành cửa hàng bách hóa lớn nhất Nhật Bản Isetan Mitsukoshi Holdings đã chia sẻ với Nikkei Asia: “Tùy thuộc vào tình hình diễn biến dịch, có thể những hạn chê sẽ vẩn ảnh hưởng đến người buôn bán như chúng tôi. Chúng tôi vẫn phải gồng mình để vượt qua giai đoạn khó khăn này"

Các nhà bán lẻ khác cũng đang cảm thấy nhức nhối. Hiệp hội các cửa hàng bách hóa Nhật Bản tuần trước đã thông báo với thống đốc của chín quận trong tình trạng khẩn cấp để cho phép các cửa hàng bách hóa tiếp tục mở cửa.

Yoshio Murata, chủ tịch hiệp hội đồng thời là chủ tịch của Takashimaya - một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản điều hành một chuỗi cửa hàng bách hóa, cho biết trong một tuyên bố rằng doanh số bán hàng của các cửa hàng bách hóa đã "giảm đáng kể" và tình hình buôn bán đang "ngày một nghiêm trọng".

"Nếu điều này tiếp tục, ... nó sẽ có tác động to lớn không chỉ đối với các cửa hàng bách hóa mà còn đối với việc làm và tình hình kinh doanh của các nhà cung cấp của chúng tôi," ông nói thêm.

Theo hiệp hội, doanh thu của các cửa hàng bách hóa ở Tokyo đã giảm 32% trong tháng 4 so với cùng tháng năm 2019, trước khi đại dịch xảy ra.

Hội đồng Trung tâm mua sắm Nhật Bản, Hiệp hội các nhà bán lẻ Nhật Bản và hai nhóm ngành khác đã cùng đưa ra một tuyên bố vào tuần trước yêu cầu chính phủ hỗ trợ.

Các chủ cửa hàng thương mại phải giảm hoặc miễn tiền thuê nhà nếu người thuê gặp khó khăn và các nhóm công nghiệp đang yêu cầu chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính để bù đắp cho khoản thiếu hụt thu nhập của họ.

Nhà phân tích bán lẻ Takahiro Kazahaya của Credit Suisse Securities tin rằng "các cương trình tiêm chủng có thể được coi là ánh sáng cuôi đường hầm trong bối cảnh hiện nay. Hiện nhiều người cao tuổi đã bắt đầu được tiêm vào tháng 4, như một giai đoạn đầu tiên của chương trình tiêm chủng cả nước".

Nhưng ông nói rằng ngay cả khi các nhà bán lẻ đang gặp khó khăn trong việc chống chọi với đại dịch, họ cũng phải đối mặt với những thách thức, đặc biệt là những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng do hơn một năm làm việc tại nhà mang lại. Ví dụ, nhu cầu về quần áo công sở, giày dép và mỹ phẩm ưa thích có thể mất nhiều thời gian hơn để phục hồi về mức trước đại dịch.

Kazahaya cho biết: “Đối với các cửa hàng bách hóa đang mất người thuê trong bối cảnh khủng hoảng, một câu hỏi vẫn là liệu chúng có còn hấp dẫn người mua sắm hay không. Không ai có thể đảm bảo rằng khách hàng sẽ quay lại các cửa hàng chỉ vì đại dịch đã qua".

Takahide Kiuchi, một nhà kinh tế điều hành tại Viện Nghiên cứu Nomura, ước tính rằng việc gia hạn tình trạng khẩn cấp mới nhất đang khiến nền kinh tế Nhật Bản thiệt hại 1,24 nghìn tỷ yên (tương đương 11,3 tỷ USD).

Tokyo dự kiến ​​sẽ tổ chức Thế vận hội trong khoảng 50 ngày tới. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết các nhà bán lẻ không hài lòng với triển vọng này.

Mike Allen, nhà phân tích của Jefferies Japan cho biết: “Tôi không nghĩ rằng Thế vận hội còn phù hợp với các nhà bán lẻ nữa vì họ sẽ không có khán giả nước ngoài và các vận động viên sẽ không di chuyển xung quanh. Tôi không nghĩ Thế vận hội tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào cho các nhà bán lẻ."

Lyly (Theo Nikkei Asia)