Công ty châu Á vẫn còn một hành trình dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

17:38 15/08/2022

Mối quan tâm được đặt lên hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay là những vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), đặc biệt là tính bền vững đã trở thành ưu tiên của nhiều tổ chức.

Một cửa hàng Huawei ở Bắc Kinh. Các công ty lớn như nhà sản xuất thiết bị viễn thông đang đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng xanh và các giải pháp đám mây. © Reuters
Một cửa hàng Huawei ở Bắc Kinh. Các công ty lớn đang đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng xanh. Ảnh: Reuters.

Tính đến cuối năm 2021, 86% công ty trong khu vực đã đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 hoặc dự định làm như vậy trong 12 tháng tới.

Trong lĩnh vực công nghệ, nơi châu Á đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng theo cấp số nhân của thị trường đám mây, 85% các nhà quản lý trung tâm dữ liệu tin rằng tính bền vững sẽ tác động đáng kể đến hoạt động và việc ra quyết định của họ, theo một báo cáo gần đây từ công ty tư vấn bất động sản toàn cầu JLL thông tin. Mới đây, gã khổng lồ công cụ tìm kiếm Google đã công bố kế hoạch vận hành các trung tâm dữ liệu bằng 100% năng lượng không carbon vào năm 2030.

Các quy định và chính sách mới đang giúp thúc đẩy xu hướng này. Theo một cuộc kiểm kê của Goldman Sachs, các yêu cầu chính thức về thị trường vốn liên quan đến ESG có hiệu lực ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Ở Singapore, những công ty đang tìm cách xây dựng các trung tâm dữ liệu mới sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững cao hơn so với các nơi khác. 

Kỳ vọng của các cổ đông và cơ quan quản lý cùng nhiều bộ phận trong các tổ chức đối với hoạt động kinh doanh đã thay đổi. Càng ngày, các bên liên quan nội bộ như nhân viên đang trở nên ưu tiên các công ty tuân thủ theo các tiêu chí ESG. Nghiên cứu của Heidrick & Struggles đã chỉ ra rằng, hơn 70% nhân viên nói rằng họ muốn làm việc cho một công ty chú trọng vào các vấn đề về môi trường. 

Trong môi trường kinh doanh này, nơi mà tính bền vững đang ngày một trở nên quan trọng, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rằng họ không chỉ cần một chiến lược bền vững. Họ cần một chiến lược kinh doanh bền vững tích hợp khả năng phục hồi và hiệu suất cho một quá trình chuyển đổi kinh tế, nơi các nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng phù hợp với mục tiêu giảm phát thải của công ty.

Bước đầu tiên để thực hiện điều này là phải hiểu tính bền vững ảnh hưởng như thế nào đến từng khía cạnh của hoạt động kinh doanh của họ, từ chiến lược đến phát triển sản phẩm và chuỗi giá trị.

Lý tưởng nhất là tất cả các giám đốc nên có kiến ​​thức nền tảng cho phép họ đưa ra quyết định sáng suốt về các vấn đề cụ thể về tính bền vững và các vấn đề chiến lược khác có liên quan đến ESG.

Tuy nhiên, kiến ​​thức nền tảng có thể không đủ trong môi trường kinh doanh ngày nay. Các tổ chức nên tiến thêm một bước nữa bằng cách đưa các chuyên gia về biến đổi khí hậu vào hội đồng quản trị của họ để giúp xác định các rủi ro và cơ hội tiềm ẩn liên quan đến doanh nghiệp. 

Việc tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số của châu Á sẽ tạo ra những cơ hội mới cho chương trình nghị sự về phát triển bền vững. Những đổi mới công nghệ bao gồm trí tuệ nhân tạo, phần mềm dựa trên đám mây, tự động hóa và robot có thể giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và công nghiệp hóa dầu.

Các chính phủ châu Á - Thái Bình Dương ngày càng đặt cược vào việc chuyển đổi kỹ thuật số để phát triển nền kinh tế của họ, và các ông lớn như Huawei Technologies và Microsoft đang đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng xanh và các giải pháp đám mây trong khu vực.

Giải pháp đáp mây được hiểu là dịch vụ được một số tổ chức, doanh nghiệp cung cấp nhằm mục đích chính là cho phép người dùng có thể lưu trữ, quản lý, chia sẻ, sao lưu các dữ liệu mềm như hình ảnh, âm thanh, tập tin… từ xa. Do đó, chỉ cần thiết bị của bạn được kết nối internet thì bạn có thể sử dụng và quản lý dữ liệu đó tại bất kỳ đâu.

Các giải pháp kỹ thuật số có thể đóng một vai trò lớn trong việc tối ưu hóa quy trình và giảm lãng phí tài nguyên trong các ngành công nghiệp khác nhau.  

Trung tâm dữ liệu của Google ở ​​The Dalles, Oregon. Công ty đã đặt mục tiêu cung cấp năng lượng cho tất cả các trung tâm dữ liệu đám mây của mình bằng năng lượng không có carbon 24 giờ một ngày vào năm 2030. © AP
Trung tâm dữ liệu của Google ở ​​The Dalles, Oregon. Mới đây, gã khổng lồ công cụ tìm kiếm Google đã công bố kế hoạch vận hành các trung tâm dữ liệu bằng 100% năng lượng không carbon vào năm 2030. Ảnh: AP.

Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với một số thách thức cản trở họ quản lý hiệu quả và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Theo một nghiên cứu của LinkedIn, tốc độ tăng trưởng trong việc tuyển dụng cho các công việc châu Á - Thái Bình Dương đòi hỏi một số kỹ năng và chuyên môn bền vững đã tụt hậu so với châu Âu và Mỹ.

Trong khi biến đổi khí hậu hiện là một yếu tố cố định trong các chương trình nghị sự, thì việc thiếu các thước đo nhất quán để chứng minh sự tiến bộ là một trong những rào cản quan trọng nhất đối với chuyển đổi bền vững trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Các công ty hiện nay đang cố gắng chuyển từ việc hoạt động chỉ dựa trên lợi nhuận sang một mô hình coi các nỗ lực phát triển bền vững là một thước đo giá trị kinh doanh. 

Việc đặt mục tiêu chỉ là bước đi ban đầu và điều quan trọng hơn đối với các tổ chức, doanh nghiệp là phải biến lời nói thành hành động, điều đó đồng nghĩa với với họ cải thiện sản phẩm và dịch vụ của họ, tăng cường tính minh bạch về những hoạt động và kết quả của họ, hay tích hợp các mục tiêu về biến đổi khí hậu vào quá trình vận hành của họ. 

Mặc dù còn tồn tại một số thách thức đối với các công ty châu Á - Thái Bình Dương trong việc hướng đến một tương lai bền vững hơn, nhưng bất chấp những trở ngại, miễn là các nhà lãnh đạo của các công ty có thể thực hiện các quyết định có mục đích và đi đúng hướng thì chắc chắn họ sẽ vững vàng tiến tới mục tiêu của mình.

Lyly