
Cà Mau phát triển kinh tế tập thể gắn với chuyển đổi số
Tỉnh Cà Mau có 225 HTX và 1 Liên hiệp HTX đang hoạt động, doanh thu bình quân trong 6 tháng đầu năm đạt 300 triệu đồng/HTX, lợi nhuận 90 triệu đồng.

Có 199 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản tổ chức được dịch vụ đầu vào, đầu ra, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, có ý thức xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ sản xuất, thực hiện theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; làm tốt công tác phát triển thành viên, tăng vốn điều lệ, vốn hoạt động…
Ngược lại, 82 HTX hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; tốc độ tăng trưởng thấp, nguồn lực quản lý còn yếu kém, thiết bị máy móc thô sơ, lạc hậu; năng suất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh thấp, hiệu quả chưa cao. Trong những tháng đầu năm nay đã có 56 HTX ngừng hoạt động.
Tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác - Hợp tác xã, được tổ chức trực tuyến sáng ngày 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, diễn đàn này nhằm thay đổi phương thức hoạt động, sản xuất kinh doanh, chuyển đổi mô hình kinh tế tập thể KTTT, là xu hướng tất yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và năng lực quản lý điều hành trong lĩnh vực KTTT.
KTTT là 1 trong 4 thành phần kinh tế trụ cột của đất nước, được Đảng, Nhà nước xác định tại các Nghị quyết từ Đại hội Đảng lần thứ IV cho đến nay. Đặc biệt, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX), lần đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về KTTT (Nghị quyết số 13/NQ-TW, ngày 18/3/2002) với mục tiêu đưa KTTT thoát khỏi những yếu kém, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn hơn trong GDP nền kinh tế.
Đảng và Nhà nước đã tạo nhiều cơ chế, chính sách đầy đủ cho khu vực KTTT, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động. Các tổ hợp tác, HTX còn thụ động trong việc tổ chức thực hiện các dịch vụ, sản phẩm cho thành viên; thiếu liên kết, trình độ và năng lực của cán bộ quản lý yếu kém; vốn hoạt động thấp, công nghệ, phương tiện và trang thiết bị phục vụ hoạt động và sản xuất kinh doanh chưa được đầu tư đổi mới; sản phẩm hàng hóa kém sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được các quy định của Luật HTX hiện hành.
Theo Thủ tướng, phát triển KTTT là xu hướng tất yếu và là thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cần phải tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Hiện nay khu vực KTTT còn nhiều khó khăn, chính vì vậy phải chủ động thay đổi phương thức sản xuất trong phát triển kinh tế hợp tác, HTX gắn với chuyển đổi số trong cuộc cách mạng 4.0.
Chuyển đổi số phải thực hiện nhanh chóng, thường xuyên, liên tục và phải phù hợp với điều kiện thực tế, cụ thể để mang lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 tuy đã được kiểm soát nhưng nguy cơ vẫn còn tiềm ẩn, việc chuyển đổi số sẽ phục hồi kinh tế nhanh và bền vững, gắn với nền kinh tế tự chủ, hội nhập sâu rộng.
P.L
- Dự báo nông nghiệp trong nước về đích ngoạn mục
- Doanh nghiệp Trung Quốc "khao khát" các chương trình đào tạo có mục tiêu
- Hàn Quốc không tham gia được chỉ số trái phiếu toàn cầu của FTSE Russell
- Xu hướng CPI và những giải pháp kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm
- Những thiết kế bao bì mãn nhãn mùa Trung thu 2023 từ các thương hiệu Việt
Cùng chuyên mục


Xu hướng CPI và những giải pháp kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm

Đồng Nai: Thông qua Nghị quyết dự kiến kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Việt Nam chủ động tạm dừng và thu hồi các mã số vi phạm

5 ưu thế của Việt Nam để hiện thực hóa việc xây dựng hệ sinh thái bán dẫn nội địa

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trong mô hình quản trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam