
Bình Thuận: Xét xử nguyên Chủ tịch, Phó chủ tịch thành phố Phan Thiết cố ý làm sai
Sáng 10/08, TAND tỉnh Bình Thuận đã đưa ra xét xử vụ án “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” do nguyên Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết cố ý làm sai.
Các bị cáo đã cố tình làm phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Phan Thiết, đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt, cố ý xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước và xói mòn lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, bằng cách cho chuyển mục đích trái pháp luật 132 thửa đất với tổng diện tích hơn 170.000m2
Vụ án đặc biệt nghiêm trọng, dư luận tại Bình Thuận, nhất là thành phố Phan Thiết vô cùng quan tâm, bởi hầu tòa là những người từng giữ chức vụ quan trọng tại thành phố Phan Thiết, có bề dày kinh nghiệm như Đỗ Ngọc Điệp từng kinh qua lãnh đạo phòng Lao động Thương binh xã hội, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Bí thư phường Phú Thủy.
6 bị cáo tại Tòa ngày 10/08/2020.
6 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Đỗ Ngọc Điệp, 58 tuổi, trú tại xã Tiến Lợi (nguyên Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết), Trần Hoàng Khôi, 51tuổi, trú tại phường Lạc Đạo (nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết), Phạm Thanh Thái, 46 tuổi, trú tại xã Phong Nẫm (nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phan Thiết), Lê Hoàng Anh Tân, 46 tuổi, trú tại phường Xuân An, Lê Hồ Khải, 35 tuổi, trú tại phường Phú Thủy, Nguyễn Trí, 64 tuổi, trú tại phường Đức Long (đều nguyên là chuyên viên, nhân viên Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phan Thiết) bị xét xử về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, theo Điều 299 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo cáo trạng, từ tháng 2/2016 đến tháng 12/2018, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được nhà nước giao trong lĩnh vực quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Phan Thiết. 4 bị cáo Phạm Thanh Thái, Lê Hoàng Anh Tân, Nguyễn Trí, Lê Hồ Khải đã lập hồ sơ sai quy định pháp luật, trình Chủ tịch Đỗ Ngọc Điệp, Phó chủ tịch Trần Hoàng Khôi ký quyết định cho phép chuyển mục đích đất đai trái với kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt. Các bị cáo vì vụ lợi đã cố ý làm sai trái quy định pháp luật đã ký chuyển mục đích 132 thửa đất với tổng diện tích hơn 170.000m2 làm phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Phan Thiết.
Bị cáo Đỗ Ngọc Điệp trực tiếp ký 32 quyết định cho phép chuyển mục đích hơn 46.000m2 đất. Tại Tòa, Đỗ Ngọc Điệp thừa nhận, chỉ xem tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường đề xuất, không biết hồ sơ tài liệu gì, bị cáo không có thời gian kiểm tra văn bản thẩm địch nhu cầu sử dụng đất theo quy định, vì làm việc quá nhiều nên phải ký từng chồng từng chồng hồ sơ. Theo kết luận của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự, 32 thửa đất trên trị giá hơn 5 tỷ đồng.
Bị cáo Đỗ Ngọc Điệp, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết.
Bị cáo Trần Hoàng Khôi đã cố ý làm trái quy định pháp luật đã ký 100 quyết định cho chuyển mục đích từ đất lúa lên đất ở đô thị, với tổng diện tích hơn 124.000m2. Bị cáo Trần Hoàng Khôi ký các quyết định trên là cố ý bởi biết rất rõ các căn cứ quy trình quy định pháp luật đều sai. Theo kết luận của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự 100 thửa đất trên trị giá hơn 8,6 tỷ đồng.
Bị cáo Phạm Thanh Thái cố ý không thực hiện đúng các quy định về pháp luật đất đai, thực hiện 32 hồ sơ không có văn bản thẫm định trình Đỗ Ngọc Điệp ký. Đặc biệt, Phòng Quản lý đô thị phát hiện có thông báo 76 hồ sơ trong 100 hồ sơ Trần Hoàng Khôi ký, vị trí thửa đất chưa đúng quy hoạch. Theo thẩm định giá 129 hồ sơ mà Pham Thanh Thái trình Đỗ Ngọc Điệp và Trần Hoàng Khôi ký chuyển mục đích sai trái pháp luật có diện tích 169.000m2, định giá hơn 13 tỷ đồng.
Bị cáo Lê Hoàng Anh Tân trực tiếp thẩm định, lập tờ trình 60 thửa đất, với diện tích hơn 45.000m2, giá trị hơn 3,5 tỷ đồng. Bị cáo Nguyễn Trí thừa nhận thẩm định sai 13 hồ sơ xin chuyển mục đích hơn 18.000m2, theo định giá hơn 2 tỷ đồng. Bị cáo Lê Hồ Khải cố ý làm trái chuyển mục đích 100.000m2, trong 59 thửa đất, theo định giá hơn 8 tỷ đồng.
Bị cáo Lê Hoàng Anh Tân.
Bài và ảnh: Hà Hội
- Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: Doanh nghiệp phải tự lùi một bước để tiến hai bước
- Quảng Ninh khẩn trương xây dựng tuyến vận chuyển kết nối Cần Thơ
- Khánh Hòa: Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong
- Ngành dệt may Việt Nam duy trì vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới
- Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I đạt 118,9 nghìn tỷ đồng
Cùng chuyên mục


Khởi tố thêm 4 bị can thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn

Khởi tố, bắt tạm giam Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros

Tổng công ty Lắp máy Việt Nam bị phạt và truy thu gần 7.5 tỷ đồng

Thanh Hóa: Xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép

Ngăn chặn việc chiếm dụng vốn qua hình thức đặt cọc bất động sản
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản