
Kịp thời cảnh báo nguy cơ đối với giá cả, lạm phát để ứng phó
Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam; kịp thời cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn.
Sáng 24/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban chỉ đạo Điều hành giá chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý I/2023.
Kiến nghị biện pháp quản lý, điều hành giá, các ý kiến tại cuộc họp cho rằng, cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu đang có biến động nhằm bảo đảm an sinh xã hội, dựa trên nhu cầu của nhân dân...

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam; kịp thời cảnh báo những nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá trong nước. Các địa phương theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục quản lý tốt giá cả các mặt hàng thiết yếu.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp các ý kiến, phản ánh kịp thời, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp xử lý hiệu quả trong thời gian tới. "Kịch bản đưa ra phải khách quan, dựa trên tình hình thực tế, nhất là bám sát chính sách tài khóa, tiền tệ. Đặc biệt, nhiều mặt hàng thiết yếu cần phải bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thực tế so với các quốc gia, Việt Nam không thuộc nhóm nước có mức lạm phát cao khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng đầu năm 2023 tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước nhưng cao hơn mức tăng 1,68% của 2 tháng đầu năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu do cùng thời gian này năm trước dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Việt Nam chưa mở cửa hoàn toàn để đón khách du lịch quốc tế, đặc biệt chưa chịu những tác động tiêu cực của xung đột Nga - Ukraine. Ngoài ra, các chính sách như hỗ trợ thuế giá trị gia tăng, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí… đã hết hiệu lực từ đầu năm 2023 khiến giá cả hàng hóa tăng trở lại. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng cao do giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào trong nước và nhập khẩu hiện vẫn ở mức cao cũng đang được phản ánh vào giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.
P.V (t/h)
Cùng chuyên mục


Chính phủ ban hành Chương trình hành động về phát triển TPHCM

Chính sách tiền tệ không phải ‘cây đũa thần’ với nền kinh tế

Sẽ trình Quốc hội cho ý kiến về nhiều dự án luật tại Kỳ họp thứ 6

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Chính phủ rất quyết liệt chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công

Quan ngại thị trường xuất khẩu dần bị bó hẹp nếu không gỡ thẻ vàng IUU
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững