Bình Dương: Vụ án có dấu hiệu oan sai
- Pháp luật doanh nghiệp
- 14:34 12/05/2020
DNHN - Ông Nguyễn Hồng Khanh - nguyên Bí Thư thị ủy thị xã Bến Cát bị Cơ quan CS ĐT tỉnh Bình Dương bắt, giam giữ, dư luận đang ồn ào về việc vụ án này có nhiều dấu hiệu oan và sai nghiêm trọng.
Tóm lược Cáo Trạng số 12/CT- VKSBD-P1
Theo bản cáo trạng trên của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương, kết quả điều tra xác định được năm 1997, bà Hồ Thị Hiệp và con gái là Nguyễn Hiệp Hảo là chủ sở hữu quyền sử dụng 235.078 m2 đất xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Bà Hiệp và bà Hảo là thành viên của công ty TNHH SXTM An Tây (gọi tắt là công ty An Tây), bà Hiệp còn là chủ của công ty TNHH SXCB Gỗ Mỹ Hiệp (gọi tắt là công ty Gỗ Mỹ Hiệp).
Từ năm 2005 đến 2008, bà Hiệp có vay Ngân hàng BIDV-chi nhánh Tây Sài Gòn bằng 5 Hợp đồng tín dụng cho công ty An Tây với tổng số tiền là trên 54 tỷ đồng và 1 Hợp đồng tín dụng cho công ty Gỗ Mỹ Hiệp với số tiền là 18 tỷ đồng. Tài sản thế chấp để vay là Quyền sử dụng 234.308,4 m2 đất và máy móc thiết bị với tổng giá trị tài sản thế chấp là trên 80 tỷ đồng. Do không có khả năng trả nợ, ngày 14/11/2008 bà Hiệp xin rút QSD 20.000 m2 đất là tài sản thế chấp tại BIDV để đem thế chấp vay 30 tỷ đồng tại AgriBank-chi nhánh Thủ Đức. Đối với khoản vay này, công ty An Tây không có khả năng trả nợ nên AgriBank - chi nhánh Thủ Đức đã khởi kiện, 20.000 m2 đất này được phát mãi để thi hành án, công ty TNHH Cơ khí xây dựng Thiên Phát Lộc đã trúng đấu giá với giá trên 11,5 tỷ đồng. Ngày 27/12/2011, BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn xác định tổng dư nợ của công ty An Tây và công ty Gỗ Mỹ Hiệp là trên 96,8 tỷ đồng đồng thời sử dụng trích lập dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ này. Sau đó BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn khởi kiện bà Hiệp, công ty An Tây và được Tòa án Nhân Dân TP Hồ Chí Minh ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự xác định công ty An Tây còn nợ BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn là trên 77,7 tỷ đồng, BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn đồng ý cho công ty An Tây trả 3 tỷ đồng/ quý từ ngày 01/4/2013, nếu công ty An Tây vi phạm thỏa thuận thì sẽ cơ quan thi hành án có quyền phát mãi toàn bộ tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Riêng vụ kiện đối với công ty Gỗ Mỹ Hiệp, Tòa án Nhân Dân TP Hồ Chí Minh đình chỉ do không xác định được địa chỉ của người có quyền nghĩa vụ liên quan là bà Hảo.
Ông Nguyễn Hồng Khanh (Bị can của vụ án - PV) thông qua môi giới, biết được bà Hiệp cần bán đất đang thế chấp tại BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn, bà Hiệp đòi bán với giá 700 triệu đồng /ha đất nông nghiệp. Sau khi xem đất, ông Khanh yêu cầu phải có xác nhận của ngân hàng thì ông Khanh mới mua. Bà Hiệp đến gặp và được ông Nguyễn Huy Hùng (Bị can của vụ án - PV) - Giám đốc BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn và ông Nguyễn Quang Lộc (Bị can của vụ án - PV) - phó Trưởng phòng quan hệ khách hàng Doanh nghiệp I đồng ý cho bà Hiệp bán đất cho ông Khanh với giá 650 triệu đồng/ha đất nông nghiệp. Phương thức thanh toán được 3 bên gồm bà Hiệp, ông Khanh và ngân hàng BIDV chi nhánh - Tây Sài Gòn do ông Lộc đại diện thỏa thuận: ông Khanh chuyển một phần số tiền mua tài sản vào tài khoản của bà Hiệp tại BIDV - chi nhánh Tây Sài Gòn để BIDV - chi nhánh Tây Sài Gòn thu hồi nợ, số tiền còn lại ông Khanh trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt cho bà Hiệp. Để che dấu việc thỏa thuận thanh toán tiền trái quy định nêu trên, ông Lộc, bà Hiệp, ông Khanh ký hợp đồng chuyển nhượng QSD đất thể hiện giá chuyển nhượng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế, chỉ bằng số tiền mà ông Khanh chuyển trả cho ngân hàng, che dấu số tiền trả cho bà Hiệp.
Lần thứ 1. BIDV chi nhánh - Tây Sài Gòn (ông Hùng, ông Lộc) chấp thuận theo đề nghị Ngày 14/12/2012 của bà Hiệp cho phép bà Hiệp chuyển nhượng diện tích đất 40.443m2 và diện tích đất 12.757m2 với giá 3.371 triệu đồng. Để che dấu việc thanh toán phần tiền mặt cho bà Hiệp, ba bên gồm BIDV- chi nhánh Tây Sài Gòn (ông Lộc), bà Hiệp, ông Khanh đã ký Hợp đồng chuyển nhượng QSD đất với giá 2 tỷ đồng, bằng với số tiền ông Khanh chuyển vào tài khoản của bà Hiệp để BIDV - chi nhánh Tây Sài Gòn thu hồi nợ. Số tiền còn lại là 1.371.000.000 đồng, ông Khanh chuyển cho bà Hiệp. Theo kết quả định giá của Hội đồng Định giá Thường xuyên trong Tố tụng Hình sự xác định, tài sản này tại thời điểm năm 2012 có trị giá 8,6 tỷ đồng (làm tròn số) như vậy, ông Hùng, ông Lộc, ông Khanh đã gây thất thoát 6,6 tỷ đồng (làm tròn số).
Lần thứ 2. BIDV chi nhánh - Tây Sài Gòn (ông Hùng, ông Lộc) chấp thuận theo đề nghị Ngày 16/01/2015 của bà Hiệp cho phép bà Hiệp chuyển nhượng diện tích đất 52.242,2 m2 đất với giá 2797 triệu đồng. Thực chất, bà Hiệp bán cho ông Khanh giá 3.395.743.000 đồng. ông Khanh đã chuyển 2.797 triệu đồng vào tài khoản của bà Hiệp để BIDV - chi nhánh Tây Sài Gòn thu hồi nợ. Số tiền còn lại là 598.743.000 đồng, ông Khanh chuyển cho bà Hiệp. Theo kết quả định giá của Hội đồng Định giá Thường xuyên trong Tố tụng Hình sự xác định, tài sản này tại thời điểm năm 2015 có trị giá 16.747.753. 000 như vậy, ông Hùng, ông Lộc, ông Khanh đã gây thất thoát cho nhà nước 13,9 tỷ đồng (làm tròn số).
Lần thứ 3. Ngày 15/3/2015 bà Hiệp đề nghị BIDV chi nhánh - Tây Sài Gòn cho chuyển nhượng 20.000m2 đất phi nông nghiệp và số máy móc thiết bị là tài sản thế chấp. BIDV chi nhánh - Tây Sài Gòn cho công ty CP Thẩm định giá Thế kỷ, công ty CP Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam là số máy móc thiết bị này có giá trị 791.576.093 đồng, 20.000m2 đât có giá trị 3,9 tỷ đồng (làm tròn số). sau đó bà Hiệp ký Hợp đồng chuyển nhượng QSD đất này cho ông Khanh với giá 3 tỷ đồng theo đúng thỏa thuận với BIDV chi nhánh -Tây Sài Gòn. Theo kết quả định giá của Hội đồng Định giá Thường xuyên trong Tố tụng Hình sự xác định, tài sản này tại thời điểm năm 2015 có trị giá 8,5 tỷ đồng (làm tròn số), như vậy, ông Hùng, ông Lộc, ông Khanh đã gây thất thoát cho nhà nước 5,5 tỷ đồng (làm tròn số).
Tính gộp cả 3 lần nêu trên, ông Hùng, ông Lộc, ông Khanh đã gây thất thoát cho nhà nước 26 tỷ đồng (làm tròn số). Hành vi này của Nguyễn Huy Hùng, Nguyễn Quang Lộc và Nguyễn Hồng Khanh cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo quy dịnh tại khoản 3 Điều 219 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nội dung chưa rõ
Điều rất băn khoăn ở vụ án này: Ai, cơ quan, tổ chức nào là bị hại của vụ án? Cáo trạng đề nghị Truy tố các Bị can Nguyễn Huy Hùng, Nguyễn Quang Lộc và Nguyễn Hồng Khanh về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí. Cáo trạng cũng xác định BIDV chi nhánh -Tây Sài Gòn là bị hại của vụ án. Nhưng thực tế, BIDV là ngân hàng Thương mại cổ phần, không phải là Ngân hàng nhà nước. Mặt khác, ông Hùng và ông Lộc không thể là chủ thể của tội phạm này vì hai ông này không được nhà nước giao quản lý phần tài sản của nhà nước, đây chỉ là tài sản trong kinh doanh đã được trích lập dự phòng để xử lý rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước về hoạt động tín dụng. Bản thân BIDV cũng không trình báo, không đề nghị đòi quyền lợi vì BIDV không thấy bị thất thoát tiền, không coi mình là Bị hại của vụ án này. Xin lưu ý, trong hoạt động tín dụng, nhất là ở trường hợp cấp tín dụng (cho vay) thì việc mất 1 phần vốn, lãi gốc, lãi quá hạn xẩy ra khá nhiều vì vậy được coi là rủi ro (vì thế đã có quy định trích lập dự phòng để xử lý rủi ro) gây thiệt hại trong kinh doanh, không thể coi đây là thất thoát do quản lý, sử dụng được. Chính vì thế, dư luận đặt câu hỏi ai là bị hại của vụ án? Nếu không có bị hại thì làm gì có vụ án xẩy ra.
Nội dung bất thường
Theo Cáo trạng, trong 3 lần giao dịch chuyển nhượng QSD đất từ bà Hiệp sang cho gia đình ông Khanh, chỉ có lần thứ nhất ông Hùng ông Lộc biết rõ số tiền giao dịch thật là bao nhiêu, còn lại lần 2, lần 3 cáo trạng không đưa ra được tài liệu có sự bàn bạc, thống nhất của cả ba bên về giá trị hợp đồng. Như vậy, nếu có tội phạm xảy ra thì chỉ có thể xảy ra ở lần giao dịch thứ nhất.Tuy nhiên, Tội phạm vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí là tội phạm mới được quy định trong Bộ Luật Hình sự năm 2015, trong khi đó, lần giao dịch chuyển nhượng QSD đất lần thứ nhất là tháng 12 năm 2012. Trong khi đó Bộ Luật Hình sự năm 2015 không có hiệu lực hồi tố. Vì vậy, dư luận đặt câu hỏi có hay không việc khởi tố sai, phê chuẩn sai?
Tại phiên tòa diễn ra từ ngày 9 đến ngày18/12/2019 đã không chứng minh được ông Khanh bàn bạc, giúp sức cho ông Hùng, ông Lộc làm thất thoát, lãng phí. Cũng tại phiên tòa này, ông Hùng và ông Lộc cũng khẳng định nhiều lần không bàn bạc, thỏa thuận gì với ông Khanh, chỉ thực hiện với bà Hiệp. Vậy căn cứ nào quy kết ông Khanh đồng phạm với ông Hùng, ông Lộc?
Cũng tại Cáo trạng này, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương chỉ đề cập lần giao dịch thứ 3 có chứng thư định giá. Vậy giao dịch lần thứ 1 và 2 thì sao? Bởi đây mới là tài liệu quan trọng để quy kết giao dịch này có ngang giá thị trường? trong khi đó, Cáo trạng không nêu rõ được căn cứ vào đâu để Hội đồng định giá thường xuyên trong tố tụng định giá?
Trong Cáo trạng này đã có nhầm lẫn Pháp nhân với thể nhân. Cáo trạng nêu bà Hiệp có vay Ngân hàng BIDV-chi nhánh Tây Sài Gòn bằng 5 Hợp đồng tín dụng cho công ty An Tây với tổng số tiền là trên 54 tỷ đồng và 1 Hợp đồng tín dụng cho công ty Gỗ Mỹ Hiệp với số tiền là 18 tỷ đồng. Thực tế bà Hiệp chỉ là thể nhân, bà Hiệp không hề vay theo 6 Hợp đồng tín dụng này. Bản chất là 2 pháp nhân là công ty An Tây và công ty Gỗ Mỹ Hiệp mới là chủ thể vay vốn, bà Hiệp chỉ là người ký Hợp đồng tín dụng với tư cách là đại diện theo pháp luật của 2 doanh nghiệp này. Đây là nhầm lẫn cơ bản của Cáo trạng về chủ thể Hợp đồng tín dụng.
Cáo trạng này cũng nêu ông Khanh (bị can) ăn năn hối cải, theo các thông tin mà Phóng viên có được, ông Khanh chỉ khai nhận một cách trung thực chứ chưa bao giờ coi mình có tội, luôn kêu oan thì sao gọi là ăn năn hối cải ?
Phải chăng những thông tin nêu trên là sự thật thì việc vừa oan và sai đã hiển hiện, cần được các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Dương chỉnh sửa kịp thời khi còn chưa quá muộn.
Được biết, vụ án này đã được Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đưa ra xét xử từ ngày mùng 9 đến 18/12/2019 nhưng không ra được bản án vì có nhiều tình tiết, nội dung chưa được cơ quan Điều tra và viện Kiểm sát Bình Dương làm rõ, nên Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tạp chí DN &HN sẽ tiếp tục phản ánh về vụ án này.
ĐỨC TUẤT
Tin liên quan
#Bình Dương

Hội nghị xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Bỉ vào tỉnh Bình Dương
Vừa qua, Hội nghị xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Bỉ vào tỉnh Bình Dương đã diễn ra bằng hình thức trực tuyến hôm. Sự kiện do Tổng Công ty Becamex IDC phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Bình Dương đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng giao thông nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Dương có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển khá đồng bộ. Hiện nay, tỉnh Bình Dương đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và phù hợp với quy hoạch xây dựng Vùng TP.Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

TP. Thuận An (Bình Dương) chuyển mình mạnh mẽ, tạo nên sức bật mới
Trong những năm gần đây, TP Thuận An đã dần chuyển nền kinh tế theo hướng công nghiệp – thương mại - dịch vụ, đầu tư cơ sở, hạ tầng. Nhờ vậy, đến nay diện mạo của thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần phát triển thành phố xứng tầm là đô thị văn minh hiện đại của tỉnh Bình Dương ở phía Nam.

Xổ số kiến thiết Bình Dương: Họp mặt kỷ niệm 86 năm ngày truyền thống Dân quân tự vệ
Tiếp tục công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và chăm lo chế độ chính sách cho lực lượng tự vệ, nhân kỷ niệm 86 năm ngày truyền thống Dân quân tự vệ (28/3/1935 – 28/3/2021), Ban chỉ huy quân sự Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Dương đã tổ chức họp mặt toàn thể cán bộ, chiến sĩ tự vệ tại Công ty.

Xổ số kiến thiết Bình Dương: Họp mặt kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Ngày 25/3/2021, Chi đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Dương đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2021). Tham dự buổi họp mặt có đồng chí Nguyễn Phú Thịnh – Bí thư Đoàn khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc, cán bộ Đoàn Công ty qua các thời kỳ và toàn thể đoàn viên, thanh niên.

Bình Dương tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư Thái Lan
Đối với Bình Dương, Thái Lan là một trong những thị trường trọng điểm kêu gọi đầu tư, đặc biệt với năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi vậy, chiều 25/3, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với Tổng Công ty Becamex IDC tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư Thái Lan
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
Q3 TP. Hồ Chí Minh: Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng mắc nhiều vi phạm
Kiến nghị Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo Chủ tịch UBND quận 3 thu hồi hoàn trả ngân sách số tiền hơn 336 triệu đồng do đã bồi thường, hỗ trợ cao hơn quy định...
Thông cáo báo chí của TTCP: Những con số biết nói!
Phát hiện vi phạm về kinh tế số tiền 95.984 tỷ đồng và 772 ha đất; 12 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng; kiến nghị xử lý hành chính đối với 269 tập thể; chuyển Cơ quan Điều tra tiếp tục xử lý 10 vụ việc, 5 đối tượng...
Trịnh Xuân Thanh kháng cáo, cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng chấp nhận 11 năm tù và bồi thường 200 tỷ
Sau 4 vụ án, cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng phải nhận tổng cộng mức án 30 năm tù (mức cao nhất của án có thời hạn), đồng thời phải bồi thường 830 tỉ đồng.
Kiến nghị thu hồi đất đối với dự án của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội là có cơ sở
Nợ tiền thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mua bán đất trái quy định pháp luật Đất đai. Đó là thực trạng đã, đang diễn ra trên khu đất của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội tại địa bàn các xã Cao Dương, Tân Thành, Hợp Châu (nay là xã Cao Dương), xã Trung Sơn (nay là xã Liên Sơn), huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Xét xử đại án TISCO: Thẩm vấn các bị cáo để làm rõ về khoản thiệt hại trong vụ án
“Chủ đầu tư đã giải ngân hơn 4.400 tỉ đồng, số tiền đã thanh toán cho các nhà thầu là hơn 2.100 tỉ đồng, vậy số còn lại 2.300 tỉ đồng đang ở đâu?”
TP.HCM: Nguy cơ 'mất trắng' hơn 456 tỷ đồng BHXH
Số nợ BHXH chủ yếu thuộc nhóm doanh nghiệp tư nhân 1.736 tỷ đồng, đứng sau là DN có vốn đầu tư nước ngoài 144 tỷ đồng. Để xử lý các doanh nghiệp trốn đóng BHXH, BHXH TP HCM kiến nghị có văn bản hướng dẫn rõ các hành vi được coi là trốn đóng theo Nghị định 28/2020.
Kiến nghị nhanh chóng thu hồi Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Thanh Sơn
Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng (UBND huyện Ngọc Lặc) cho biết, Dự án nhà máy xi măng Thanh Sơn không triển khai trong thời gian dài gây lãng phí đất sản xuất và bức xúc cho nhân dân.
"Thông đường" cho các mỏ vật liệu phục vụ Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam
"Nguồn vật liệu phục vụ cho thi công, là vấn đề nổi cộm cần giải quyết hiện nay, nếu không giải quyết sớm thì không thể đưa Dự án khai thác vào năm 2022".
Xét xử đại án TISCO: Bác đề nghị triệu tập nguyên Phó thủ tướng Chính phủ và nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương
Các luật sự đề nghị triệu tập thêm nhân chứng là nguyên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và ông Vũ Huy Hoàng - cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương để làm rõ nhiều nội dung trong vụ án...
Cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Hàng không Việt Nam bị đưa vào diện cảnh báo
HoSE đã có quyết định đưa cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Hàng không Việt Nam (HoSE: HVN) vào diện cảnh báo kể từ ngày 15/4/2021...